Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HÓA HỌC 12 – NĂM HỌC 2020 ­ 2021 LƯƠNG NGỌC QUYẾN I. CHƯƠNG 1: ESTE Câu 1: Hợp chất nào sau đây là este ?   A. CH3CH2Cl.  B. HCOOC6H5.  C. CH3CH2ONO2.     D. Tất cả đều đúng. Câu 2: Chất nào dưới đây không phải là este ?   A. HCOOC6H5.  B. HCOOCH3.  C. CH3COOH.  D. CH3COOCH3. Câu 3: (THPTQG­ 2018)  Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 4: (THPTQG­ 2018)  Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 5: (THPTQG­2019): Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?   A. HCOOCH3.  B. HCOOC3H7.  C. CH3COOC2H5.  D. HCOOC2H5. Câu 6:(TN ­ THPT 2020) Tên gọi của este CH3COOC2H5 là A. Etyl fomat.        B. Etyl axetat.       C. Metyl axetat.   D. Metyl fomat. Câu 7:(TN ­ THPT 2020) Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu  được muối có công thức là A. C2H3COONa.        B. HCOONa.   C. C17H33COONa. D. C17H35COONa. Câu 8: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là :   A. CnH2nO2 (n ≥ 2).  B. CnH2n ­ 2O2 (n ≥2).   C. CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).  D. CnH2nO (n ≥ 2). Câu 9: Este vinyl axetat có công thức là :   A. CH3COOCH=CH2.  B. CH3COOCH3.   C. CH2=CHCOOCH3.  D. HCOOCH3. Câu 10: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là :   A. không thuận nghịch.  B. luôn sinh ra axit và ancol.   C. thuận nghịch.  D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường. Câu 11: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu  được là :   A. CH2=CHCOONa và CH3OH.  B. CH3COONa và CH3CHO.   C. CH3COONa và CH2=CHOH.   D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 12: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu  được là :   A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.   C. CH3COONa và CH2=CHOH.  D. C2H5COONa và CH3OH.
  2. Câu 13: Propyl fomat được điều chế từ   A. axit fomic và ancol metylic.  B. axit fomic và ancol propylic.   C. axit axetic và ancol propylic.   D. axit propionic và ancol metylic. Câu 14: Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?   A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.   B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.   C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.   D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc. Câu 15: Khi cho axit axetic phản ứng với axetilen ở điều kiện thích hợp ta thu được este có công  thức là :   A. CH2=CHCOOCH3.   B. CH3COOCH=CH2.   C. CH3COOCH2CH3.   D. HCOOCH2CH3. Câu 16: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là :   A. Phản ứng trùng hợp.  B. Phản ứng cộng.   C. Phản ứng thuỷ phân.   D. Tất cả các phản ứng trên. Câu 17: Chọn phát biểu đúng ?   A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.   B. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.   C. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.   D. Chất béo là trieste của ancol với axit béo. Câu 18: Phát biểu đúng là :   A. Phản ứng giữa axit và ancol có mặt H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.   B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là  muối và ancol.   C. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.   D. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?   A. Chất béo không tan trong nước.   B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu  cơ.   C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.   D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Câu 20: Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?   A. C3H5(OCOC4H9)3.  B. C3H5(COOC15H31)3.   C. C3H5(OOCC17H33)3.   D. C3H5(COOC17H33)3. Câu 21: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng   A. tách nước.  B. hiđro hóa.  C. đề hiđro hóa.  D. xà phòng hóa. Câu 22: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là :   A. C17H35COONa và glixerol.  B. C15H31COOH và glixerol.
  3.   C. C17H35COOH và glixerol.  D. C15H31COONa và etanol. Câu 23: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là :   A. C15H31COONa và etanol.  B. C17H35COOH và glixerol.   C. C15H31COONa và glixerol.  D. C17H35COONa và glixerol. Câu 24: Chọn phát biểu không đúng :   A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.   B. Khi đun nóng glixerol với các axit béo,có H2SO4, đặc làm xúc tác, thu được chất béo.   C. Ở động vật, chất béo tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, chất béo tập trung  nhiều trong hạt, quả...   D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của  chất béo trong hạt, quả. Câu 25. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X + NaOH  to  Y + Z. Y (rắn) + NaOH (rắn)  CaO, t o  CH4 + Na2CO3. Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  to  CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3. Biết X là chất hữu cơ đơn chức. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. etyl fomat. C. metyl acrylat. D.vinyl axetat. (Thi thử THPTQG – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lần 2 năm 2019) Câu 26: (THPTQG – 2018. Mã 201) Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH  t0 X1 + X2                      (b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4. t0 (c) nX3 + nX4  xt poli(etylen terephtalat) + 2nH2O. (d) X2 + O2  mengiam X5 + H2O H 2SO4 ( d� c) ;t 0 (e) X4 + 2X5  X6 + 2H2O. Cho biết: X là este có công thức phân tử C12H14O4; X1, X2, X3, X4, X5 , X6 là  các hợp chất hữu cơ  khác nhau. Phân tử khối của X6 là: A. 146. B. 104. C. 132. D. 148. Câu 27: Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,75M. Sau khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là :   A. 3,28 gam.  B. 8,56 gam.  C. 8,2 gam.  D. 10,4 gam. Câu 28: Cho 20,8 gam hỗn hợp gồm metyl fomat và metyl axetat tác dụng với NaOH thì hết 150  ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng metyl fomiat trong hỗn hợp là :   A. 3,7 gam.  B. 3 gam.  C. 6 gam.  D. 3,4 gam. Câu 29: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng  lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là :   A. 400 ml.  B. 500 ml.  C. 200 ml.  D. 600 ml. Câu 30: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá  trị của a là :
  4.   A. 12,2 gam.  B. 16,2 gam.  C. 19,8 gam.  D. 23,8 gam. Câu 31: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng  vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là :   A. etyl axetat.  B. propyl fomiat.  C. metyl axetat.  D. metyl fomiat. Câu 32: Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH  0,5M. Công thức phân tử của este là :   A. C3H6O2.  B. C4H10O2.   C. C5H10O2.  D. C6H12O2. Câu 33: Thuỷ phân 8,8 gam este X có CTPT C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6  gam ancol Y và m gam muối. Giá trị của m là :   A. 4,1 gam.  B. 4,2 gam.  C. 8,2 gam.  D. 3,4 gam. Câu 34: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este  X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :   A. HCOOCH2CH2CH3.  B. C2H5COOCH3.   C. CH3COOC2H5.  D. HCOOCH(CH3)2. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam 1 este đơn chức E thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O.  E là :   A. HCOOCH3.  B. CH3COOCH3.  C. CH3COOC2H5.  D. HCOOC2H5. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7  gam nước. CTPT của X là :   A. C2H4O2.  B. C3H6O2.  C. C4H8O2.  D. C5H8O2. Câu 37: Đốt cháy một lượng este no, đơn chức E, cần 0,35 mol oxi thu được 0,3 mol CO2. CTPT  của este này là :   A. C2H4O2.  B. C4H8O2.  C. C3H6O2.  D. C5H10O2. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam este đơn chức X được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu xà  phòng hóa hoàn toàn 5 gam X bằng NaOH được 4,7 gam muối khan. X là :   A. etyl propionat.  B. etyl acrylat.  C. vinyl propionat.  D. propyl axetat. Câu 39: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một ancol với 2 axit liên tiếp trong dãy đồng  đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 28,6 gam X được 1,4 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Công thức phân tử 2  este là :   A. C4H6O2 và C5H8O2.  C. C4H4O2 và C5H6O2.   B. C4H8O2 và C5H10O2.  D. C5H8O2 và C6H10O2. Câu 40: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi  phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là :   A. 55%.  B. 62,5%.  C. 75%.  D. 80%. Câu 41: (THPTQG­ 2018) Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với   350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6   gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá  trị của m là A. 21,9. B. 30,4. C. 20,1. D. 22,8.
  5. Câu 42:(TN – THPT 2020) Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch  hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy  đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 1,80.        B. 1,35.        C. 3,15.        D. 2,25. Câu 43:  Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng chất béo X, cần vừa đủ  m gam dung dịch NaOH  20%, sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol. Giá trị của m là A. 80. B. 20. C. 40. D. 60. Câu 44: ( THPTQG­ 2017) Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun  nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là   A. 89 gam. B. 101 gam. C. 85 gam. D. 93 gam. Câu 45: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol, natri   stearat và natri linoleat (C17H31COONa). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 3,42 mol  CO2.  Mặt khác, m gam X tác dụng với tối đa 0,24 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị  của m gần  nhất với giá trị nào sau đây? A. 53. B. 50. C. 54. D. 51. (Thi thử TNTHPT  lần 1 – Sở GD & ĐT Thái Nguyên năm 2020) Câu 46: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X   thu được 2,11 mol CO2 và 2 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,12 mol NaOH   trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri   oleat. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 35. B. 37. C. 36. D. 38. (Thi thử TNTHPT  lần 2 – Sở GD & ĐT Thái Nguyên năm 2020) Câu 47 (THPTQG­2019). Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ  2,31 mol O 2, thu  được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa  đủ, thu được   glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung  dịch. Giá trị của a là A. 0,09.  B. 0,12.  C. 0,15.  D. 0,18. Câu 48: Cho 0,075 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y (Mx 
  6. (b) Chất Y có phản ứng tráng bạc. (c) Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi. (d) Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (Thi thử TNTHPT lần 1 – Sở GD & ĐT Thái Nguyên năm 2020) II. CACBOHIĐRAT Câu 1: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng ?  A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat. B. Tất cả cacbohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m.  C. Đa số cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m. D. Phân tử cacbohiđrat đều có 6 nguyên tử cacbon.  Câu 2: Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng ? A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 3: Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào  A. tên gọi. B. tính khử. C. tính oxi hoá. D. phản ứng thuỷ phân. Câu 4: Glucozơ không thuộc loại A. hợp chất tạp chức. B. cacbohiđrat. C. monosaccarit. D. đisaccarit. Câu 5: Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat. Câu 6: Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại  A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat. Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại  A. monosaccarit. B. gluxit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat. Câu 8: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín. C. Còn có tên là đường nho. D. Có 0,1% trong máu người. Câu 9: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường   nào? A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 10: Để chứng minh trong phân tử  glucozơ  có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch  glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. NaOH. D. AgNO3/NH3, đun nóng.  Câu 11:  Để  chứng minh trong phân tử  glucozơ  có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch   glucozơ phản ứng với  A. AgNO3/NH3, to. B. kim loại K.  C. anhiđrit axetic. D.  Cu(OH)2/NaOH, t .  o
  7. Câu 12: Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào ? A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. oligosaccarit. Câu 13: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là : A. đường phèn. B. mật mía. C. mật ong. D. đường kính. Câu 14: Chất không tan được trong nước lạnh là : A. glucozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 15: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là : A. amilozơ. B. amilopectin.          C. glixerol. D. alanin. Câu 16: Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là : A. Glucozơ, mantozơ. B. Glucozơ, tinh bột.  C. Glucozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ. Câu 17: Cacbohiđrat khi thuỷ phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là : A. Saccarozơ, tinh bột. B. Saccarozơ, xenlulozơ. C. Mantozơ, saccarozơ. D. Saccarozơ, glucozơ. Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột   X   Y   Axit axetic. X và Y lần lượt là : A. glucozơ, ancol etylic. B. mantozơ, glucozơ. C. glucozơ, etyl axetat. D. ancol etylic, anđehit axetic. Câu 19: Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 (hoặc  Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ  đã dùng là : A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,2M. D. 0,1M.  Câu 20: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thì khối lượng bạc  thu được tối đa là : A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam.  Câu 21: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO 3 /NH3 thu được 15 gam Ag,  nồng độ của dung dịch glucozơ là : A. 5%. B. 10%. C. 15%. D. 30%. Câu 22: Cho 10 kg glucozơ  chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế  biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là : A. 4,65 kg. B. 4,37 kg. C. 6,84 kg. D. 5,56 kg. Câu 23:  Cho 11,25 gam glucozơ  lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2  (đktc). Hiệu suất của quá  trình lên men là : A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%. Câu 24: Khi đốt cháy một loại gluxit người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ  lệ  33 :  88. CTPT của gluxit là : A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. Cn(H2O)m. Câu 25: Cho một lượng tinh bột lên men để  sản xuất ancol etylic, toàn bộ CO 2 sinh ra cho qua  dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%.  Khối lượng tinh bột phải dùng là : A. 940 gam. B. 949,2 gam. C. 950,5 gam. D. 1000 gam.
  8. Câu 26: Lên men một tấn khoai chứa 70% tinh bột để  sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá   trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là : A. 0,338 tấn. B. 0,833 tấn. C. 0,383 tấn. D. 0,668 tấn.  Câu 27: Từ  1 kg gạo nếp (có 80% tinh bột) khi lên men và chưng cất sẽ  thu được V lít ancol   etylic      (rượu nếp) có nồng độ 45o. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80% và khối lượng   riêng của ancol etylic là 0,807 g/ml. Giá trị của V là : A. 1,0. B. 2,4. C. 4,6.  D. 2,0.  Câu 28 (TN THPT – 2020): Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là A. 10.        B. 12.        C. 22.        D. 6. Câu 29 (TN THPT – 2020):  Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và  được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y.  Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y tác dụng với H2 tạo sorbitol.        B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y là 162.        D. X dễ tan trong nước lạnh. Câu 30 (TN THPT – 2020): Khi đốt cháy hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần   vừa đủ 0,15 mol O2 thu được CO2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 2,52.        B. 2,07.        C. 1,80.         D. 3,60. Câu 31 (TN THPT – 2020):  Số nguyên tử cacbon trong phân tử fructozơ là A. 22.        B. 6.        C. 12.        D. 11. Câu 32 (TN THPT – 2020): Khi đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần  vừa đủ 0,3 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 5,04.        B. 7,20.        C. 4,14.        D. 3,60. Câu 33. (Mã đề 205­2020­lần 1) Khi đốt cháy hoàn toàn 3,51 gam hỗn hợp gồm glucozo và  saccarozo cần vừa đủ 0,12 mol O2 thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là: A. 3,60. B. 1,80. C. 2,07. D. 2,7.  Câu 35. (Mã đề 212­2020­lần 1) Khi đốt cháy hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp gồm glucozo và  saccarozo cần vừa đủ 0,24 mol O2 thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là: A. 2,52. B. 5,04. C. 3,6. D. 4,14. Câu 36 (TN THPT – 2020): Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có  gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y có tính chất của ancol đa chức.        B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y bằng 342.        D. X dễ tan trong nước. Câu 37 (THPTQG­2019): Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m  gam C2H5OH. Giá trị của m là A. 10,35.  B. 20,70.  C. 27,60.  D. 36,80. Câu 38 (THPTQG­2019): Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có  nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ  Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và sobitol.  B. fructozơ và sobitol. C. glucozơ và fructozơ.  D. saccarozơ và glucozơ.
  9. Câu 39 (THPTQG­2019). Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ.  B. Xenlulozơ.  C. Glucozơ.  D. Tinh bột. Câu 40 (THPTQG­2019). Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có  nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa  thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và saccarozơ.  B. saccarozơ và sobitol. C. glucozơ và fructozơ.  D. saccarozơ và glucozơ. Câu 41 (THPTQG­2019): Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Fructozơ.  B. Glucozơ.  C. Tinh bột.  D. Saccarozơ. Câu 42 (THPTQG­2019): Tinh thể chất X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều  trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng  phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. fructozơ và saccarozơ.  B. saccarozơ và glucozơ. C. saccarozơ và xenlulozơ.  D. glucozơ và fructozơ. Câu 43 (THPTQG­2019): Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch  AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là A. 0,2.  B. 0,5.  C. 0,1.  D. 1,0. Câu 44 (THPTQG­2019). Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam  C2H5OH. Giá trị của m là A. 36,8.  B. 18,4.  C. 23,0.  D. 46,0. Câu 45 (THPTQG­2019). Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccarozơ.  B. Xenlulozơ.  C. Fructozơ.  D. Glucozơ. Câu 46 (THPTQG­2019). Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung  dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là A. 25,92.  B. 28,80.  C. 14,40.  D. 12,96. Câu 47 (THPTQG­2019). Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người  già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y.  Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. glucozơ và xenlulozơ.  B. saccarozơ và tinh bột. C. fructozơ và glucozơ.  D. glucozơ và saccarozơ. Câu 48 (THPTQG­2018).Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt  sắc. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6.                  B. (C6H10O5)n. C. C2H4O2.   D. C12H22O11. Câu 49 (THPTQG­2018).Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch  AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 0,54.                  B. 1,08. C. 2,16.   D. 1,62. Câu 50 (THPTQG­2018).Glucozơ  là một loại monosaccarit có nhiều trong quả  nho chín. Công  thức phân tử của glucozơ là  A. C2H4O2.                  B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11.   D. C6H12O6. Câu 51(THPTQG­2017) : Phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn. B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
  10. C. Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este. D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol. Câu 52 (THPTQG­2017) :  Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit. (d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol. (e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5.  C. 3. D. 4. Câu 53 (THPTQG­2016) : Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%  thu được sản phẩm chứa 10,8  gam glucozo. Giá trị của m là A. 20,5 B. 22,8 C. 18,5 D. 17,1 Câu 54 (THPTQG­2016): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp  gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ  và sacarozơ cần 2,52 lít O2  (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là: A. 3,60.                            B. 3,15.                                       C. 5,25.                    D. 6,20. Câu 55 (THPTQG­2016): Cho các phát biểu sau đây: (a) Glusozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozo. (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.  Số phát biểu đúng là A. 5                                    B. 6                                   C. 3                                      D. 4 Câu 56 (THPTQG­2016): Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
nguon tai.lieu . vn