Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG MA TRẬN VÀ ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I – MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Trắc nghiệm (8,0 điểm – 20 câu) Mức độ Vận dụng Vận dụng Nội dung Biết Hiểu Tổng thấp cao Sự điện ly 1 1 2 Axit – bazo – muối 1 1 2 Sự điện ly H2O - pH 1 1 1 3 Phản ứng trao đổi ion 1 1 1 3 Nitơ 1 1 2 NH3 – muối amoni 1 1 1 3 HNO3 – muối nitrat 1 2 3 Tổng hợp kiến thức 1 1 2 Tổng 8 9 2 1 20 2. Tự luận (2,0 điểm – 2 câu) Câu 1: (1,0 diểm) Viết phương trình ion thu gọn Câu 2: (1,0 điểm) Bài toán về HNO3 II. ĐỀ CƯƠNG A. PHẦN TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI Câu 1. Theo thuyết A – re – ni - ut phát biểu nào sau đây là sai? A. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra cation H+ B. Bazo là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion OH- C. Hidroxit lưỡng tính là những chất khi tan trong H2O vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazo. D. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion H+. Câu 2. Chất nào sau đây là axit? A. K2CO3. B. NaOH. C. KHCO3. D. HCl. Câu 3. Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. Fe2(SO4)3. B. NaHCO3. C. KHSO4. D. NaH2PO4. Câu 4. Chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính? A. NaOH. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. Na2CO3. Trang 1
  2. Câu 6. Theo thuyết A-re-ni-ut bao nhiêu chất sau đây là bazo: NaOH, HCl, HNO3, KOH, Ba(OH)2, NaCl A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li. C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. Câu 8. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất? A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr. Câu 9. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ? A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH. C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2. Câu 10. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 1M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất? A. NH4NO3. B. H2SO4. C. Ba(OH)2. D. Al2(SO4)3. Câu 11. Giá trị pH + pOH của các dung dịch là A. 7. B. 0. C. 14. D. Không xác định được. Câu 12. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. anion. B. chất. C. ion trái dấu. D. cation. Câu 13. Chọn biểu thức đúng A. [H+].[OH-] = 10-7 B. [H+].[OH-] = 10-14 C. [H+] . [OH-] =1 D. [H+] + [OH-] = 0 Câu 14. Chọn câu đúng A. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh. B. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ. C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. D. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm. Câu 15. Cho các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên? A. Quỳ tím. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. HCl. Câu 16. Chất nào sau đây không dẫn điện? A. Dung dịch HNO3. B. Dung dịch NaOH. C. Nước đường (C12H22O11). D. Dung dịch NaCl. Câu 17. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaCl. B. KOH. C. CH3COOH. D. H2SO4. Câu 18. Bao nhiêu chất sau đây là axit nhiều nấc: HCl, H2SO4, HNO3, H2SO3, H3PO4, CH3COOH, HF, HBr? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 19. Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7? A. NaCl. B. KOH. C. KNO3. D. H2SO4. Câu 20. Cho các phản ứng sau (1) NaOH + HCl → (2) Ba(OH)2 + HNO3 → (3) Mg(OH)2 + HCl → (4) Fe(OH)3 + H2SO4 → (5) NaHCO3 + HCl → (6) KOH + H2SO4 → Có tối đa bao nhiêu phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn OH- + H+ → H2O A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 21. Chọn phát biểu đúng nhất. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là A. Sản phẩm có kết tủa. B. Sản phẩm có khí thoát ra. C. Sản phẩm có chất điện li yếu. D. Sản phẩm có kết tủa hoặc khí hoặc chất điện li yếu. Câu 22. Thứ tự pH giảm dần của các dung dịch cùng nồng độ sau: A. NH3; KOH; Ba(OH)2 B. Ba(OH)2; NH3; KOH C. Ba(OH)2; KOH; NH3 D. KOH; NH3; Ba(OH)2 Câu 23. Cặp chất nào sau đây không thể xảy ra phản ứng trong dung dịch: A. HNO3 và K2CO3. B. KCl và NaNO3. C. HCl và Na2S. D. FeCl3 và NaOH. Câu 24. Dãy các ion nào có thể tồn tại trong cùng một dung dịch: A. Mg2+; CO32-; K+; SO42-. B. H+; NO3-; Al3+; Ba2+ . C. Al3+; Ca2+ ; SO32-; Cl- . D. Pb2+; Cl-; Ag+; NO3-. Câu 25. Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl CM? Giá trị CM bằng? A. 0,1M. B. 2M. C. 1M. D. 0,2M. Trang 2
  3. Câu 26. Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27. Dung dịch NaOH 0,01M có pH bằng? A. 2. B. 12. C. 13. D. 1. Câu 28. Cho phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O. Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là A. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O B. Na+ + Cl- → NaCl C. Na2CO3 + 2H+ → 2Na+ + CO2 + H2O. D. CO32- + 2HCl → 2Cl- + CO2 + H2O. Câu 29. Trộn lẫn V (ml) dung dịch NaOH 0,01M với V(ml) dung dịch HCl 0,03M thu được 2V(ml) dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 4. B. 3. C.2. D. 5. Câu 30. Cho 200 ml dung dịch KOH 0,3M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch có pH bằng? A. 1. B. 12. C. 2. D. 13. Câu 31. Trộn 50 ml HCl vào 50 ml HNO3 pH = 2 thu được dung dịch có pH = 1. Nồng độ của HCl là A. 0,06M. B. 0,19M. C. 0,6M. D. 1,2M. 2+ 3+ - - Câu 32. Một dung dịch gồm 0,2mol Ca ; 0,1mol Al ; 0,1 mol NO3 ; x mol Cl . Giá trị của x là A. 0,2 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5mol. D. 0,6 mol. 2+ 2+ - - Câu 33. Dung dịch Y chứa Ca 0,1 mol; Mg 0,3 mol; Cl 0,4 mol; HCO3 x mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là A. 37,4g. B. 49,8g. C. 25,4g. D. 30,5g. CHƯƠNG 2: NITO – HỢP CHẤT CỦA NITƠ Câu 34. Cho N(Z = 7). Cấu hình electron của Nito là A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p5. Câu 35. Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ? (a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC); (b) Cấu tạo phân tử nitơ là N  N; (c) Tan nhiều trong nước; (d) Nặng hơn oxi; (e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử. A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (d), (e). D. (b), (c), (e). Câu 36. Axit HNO3 đặc, nguội không tác dụng với hai kim loại nào sau đây? A. Fe, Cu. B. Al, Cu. C. Zn, Ag. D. Fe, Al. Câu 37. Khói trắng còn là tên gọi chất nào sau đây? A. NH3. B. NH4Cl. C. NH4NO3. D. HNO3. Câu 38. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. CaCO3. C. NH4NO2. D. NH4HCO3. Câu 39. Cho các phương trình nhiệt phân muối nitrat sau 0 0 (1) KNO3  KNO2 + 1/2O2. (2) 2AgNO3  Ag2O + 2NO2 + 1/2O2. t t t0 t0 (3) Ca(NO3)2  CaO + 2NO2 + 1/2O2. (4) 2Fe(NO3)3  Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2. Các phương trình nhiệt phân đúng là A. (1), (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (1), (3). Câu 40. Trong câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Nghe tiếng sấm giật phất cờ mà lên” Cây lúa lớn nhanh nguyên nhân chính là do A. khi có sấm chớp thường kèm theo mưa cung cấp nước cho cây. B. quá trình chuyển hóa nitơ trong không khí thành nitơ trong đất để nuôi cây. C. do trời mưa cung cấp nước cho cây lúa. D. quá trình oxi biến thành ozon làm cho không khí trong sạch hơn. Câu 41. Phản ứng nào sau đây N2 thể hiện tính khử? Trang 3
  4. 0  t    A. N2 + O2 2NO B. N2 + 6Li → 2Li3N t 0 , xt     t0 C. N2 + 3H2 p 2NH3 D. N2 + 2Al   2AlN Câu 42. Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch phenolphtalein, dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl đến dư vào được dung dịch X. Dung dịch X có màu gì? A. Đỏ. B. Xanh. C. Không màu D. Tím. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Muối amoni dễ tan trong nước. B. Muối amoni là chất điện li mạnh. C. Muối amoni kém bền với nhiệt. D. Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ. Câu 44: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 45: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do A. HNO3 tan nhiều trong nước. B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh. D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2. Câu 46: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3. C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3. D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2. Câu 47: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2. B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO. C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2. D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag. t0 Câu 48. Cho phản ứng: R + HNO3   Fe(NO3)3 + NO + H2O. Chất R không. thể là A. Fe. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4. t0 Câu 49. Mg + HNO3   Mg(NO3)2 + X + H2O. Chất X không thể là A. N2. B. NO. C. N2O5. D. NH4NO3. Câu 50. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là A. NO và NO2. B. NO2 và NO. C. NO và N2O. D. N2 và NO. Câu 51. Để điều chế ra 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần thể tích N2 ở cùng điều kiện là A. 8 lít. B. 4 lít. C. 2 lít. D. 1 lít. Câu 52. Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng bao nhiêu gam? A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 1,68 gam. D. 2,24 gam . Câu 53. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO. Câu 54. Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. B. Nút ống nghiệm bằng bông khô. C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2. Câu 55. Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 56. Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít. Trang 4
  5. B. PHẦN TỰ LUẬN CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI DẠNG 1: Phản ứng trao đổi ion: Bài 1: Cho các cặp chất sau cặp nào có phản ứng? Hãy viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion rút gọn cho các trường hợp xảy ra? a. AgNO3 và NaCl b. NaHSO4 và KOH c. Al(OH)3 và KOH d. Na2SO4 và Mg(NO2)2 e. CaCO3 và HCl g. Ba(HCO3)2 và HCl Bài 2: Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau: a. Ba2+ + CO32- →BaCO3 b. NH4+ + OH-→ NH3 + H2O e. SO32- + 2H+ → SO2 + H2O 3+ - + - c. Fe + 3 OH → Fe(OH)3↓ d. H + OH → H2O Bài 3: Các chất : NaHCO3 ; Zn(OH)2 ; CH3COONH4 vừa tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Viết phương trình phân tử và pt ion rút gọn ? Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 100ml dung dịch FeCl3 0,2M vào dung dịch NaOH dư thu được mg kết tủa màu nâu đỏ. Tính m? Bài 5: Tìm khối lượng kết tủa tạo thành trong các trường hợp sau đây: a) Cho 150 ml dung dịch NaOH 3M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M b) Cho 200 ml dung dịch NaOH 3,5 M vào 100 ml dung dịch Al(NO3)3 2M c) Cho 200 ml dung dịch NaOH 2,5 M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M DẠNG 2: Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích Bài 6: Một dung dịch (X) chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl- . Tìm x? Bài 7: Một dung dịch Y chứa: 0,01mol K+; 0,02mol NO3-; 0,02mol Na+; x mol SO42-. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan? Bài 8: Dung dịch X chứa : 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol SO42- và x mol Cl-. Hãy tìm x và khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch? Bài 9: Dung dịch X chứa (0,2 mol Zn2+; 0,3 mol K+; x mol NO3-; y mol SO42-). Khi cô cạn X được 62,5g muối khan. Tìm x và y ? DẠNG 3: Bài toán về phản ứng trung hoà (dung dịch axit + dung dịch bazơ, pH của dung dịch) Bài 10: Tìm nồng độ H+; OH-; pH của dung dịch HCl 0,01M; NaOH 0,1M Bài 11: Tìm pH của dung dịch tạo thành trong các trường hợp sau? a. Trộn 400ml dung dịch HCl 0,375M với 100 ml dung dịch NaOH 1M. b. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,1M với 150 ml dung dịch NaOH 0,2M. c. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,2M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M. d. Trộn 10 ml dung dịch HCl có pH=1 vào 10 ml dung dịch NaOH có pH=12 . Bài 12: Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lit thu được 500ml dung dịch có pH= 12. Tính a Bài 13: Trộn 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm (NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,025 M) với 200 ml dung dịch H2SO4 aM, thu được m gam kết tủa và dung dịch có pH = 2. Giá trị của a và m là ? Bài 14: Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,5M với V2 lít dung dịch NaOH 0,6M, theo tỉ lệ như thế nào để được dung dịch sau có pH = 13 ? CHƯƠNG 2: NITƠ – HỢP CHẤT CỦA NITƠ DẠNG 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng. Bài 15. Viết các phương trình hoá học thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có). a) NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Mg(NO3)2 → NO2 → NaNO3 → NaNO2 b) NH4NO2 → N2 → NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 c) NaNO3 → NaNO2→N2 → NO → NO2 → NaNO3 →HNO3 →Cu(NO3)2 d) (NH4)2CO3 → NH3 → (NH2)2CO → (NH4)2CO3 → CO2 Bài 16. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau: a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + ? + ? b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ? c) Al + HNO3 → N2O + ? + ? Trang 5
  6. d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ? e) FeO + HNO3(loãng) → NO + ? + ? f) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ? g) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O DẠNG 2: Nhận biết. Bài 17. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: a) Các dung dịch: NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 . b) Các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl. c) Chỉ dùng một hóa chất duy nhất phân biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl. DẠNG 3: Bài toán về ammoniac – muối amoni. Bài 18: Cho 13,44 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH3 tạo thành là bao nhiêu. Bài 19: Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đktc) để thu được 51 gam NH3 (hiệu suất phản ứng là 25%)? Bài 20: Cho 2,8 gam N2 tác dụng 0,8 gam H2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%, thể tích của NH3 thu được sau phản ứng (đktc) là bao nhiêu. Bài 21: Cho 8,96 lít N2 (đktc) tác dụng với 20,16 lít H2 (đktc), thu được 3,4 gam NH3. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu. Bài 22: Cho 6,72 lít N2 tác dụng với 11,2 lít H2, thu được 13,44 lít hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng là (các thể tích khí đo ở đktc) bao nhiêu. Bài 23: Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ứng thu được 9 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện) Bài 24: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml dung dịch (NH4)2SO4 1M ,đun nóng nhẹ .Thể tích khí thoát ra ở đktc là bao nhiêu. Bài 25: Cho từ từ dung dịch NaOH a mol/l vào 50ml dung dịch (NH4)2SO4 1M ,đun nóng đến khi ngừng thoát khí thì hết 50 ml dung dịch NaOH .Giá trị của a là bao nhiêu. Bài 26: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 .Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết .Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là bao nhiêu. Bài 27 Nung nóng hỗn hợp gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí CO2 (đktc) .Tính thành phần % số mol của mỗi muối. (biết thể tích khí đo ở đktc) DẠNG 4: Kim loại tác dụng với HNO3 Bài 28: Cho 2,7g Al vào dung dịch HNO3 dư thu được V (l) khí khộng màu hóa nâu trong không khí (sp khử duy nhất). Tìm V Bài 29: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3(đ,to) dư thu được 3,36 lít khí X (sp khử duy nhất). Tính lượng Fe đã cho vào? Bài 30: Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dung dịch Axit HNO3 thu được khí NO (sp khử duy nhất) và dung dịch A. a. Tính thể tích khí NO sinh ra ở đktc. b. Tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 cần dùng . c. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Tìm m Bài 31: Hoà tan hoàn toàn 3,84g kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Xác định kim loại M và giá trị m . Bài 32: Khi hòa tan 6,4g một kim loại trong dung dịch HNO3 dư, sản phẩm thu được là 1 muối của kim loại hóa trị II và 4,48 lít khí X (sp khử duy nhất), dX/H2 = 23. Xác định tên kim loại. Bài 33: Hòa tan 2,7g Al vào một lượng dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí X (sp khử duy nhất). Tìm khí X và khối lượng muối nitrat thu được. Bài 34: Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X? Bài 35: Cho 5,94 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 1M ta được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có dX/H2 = 18,5. Tính thể tích của NO và N2O thu được và thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. Trang 6
  7. DẠNG 5: Hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với HNO3 Bài 36: Cho 7,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 7,84 lít khí màu nâu (sp khử duy nhất). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính CM của dung dịch HNO3 cần dùng. Bài 37: Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đktc). Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 38: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nhiệt phân hoàn toàn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. a. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X. b. Tính m. Bài 39: Cho 4,2 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hòa tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 1M thu được 0,672 lít khí N2O (sp khử duy nhất) và dung dịch A. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính thể tích HNO3 đã dùng. Bài 40: Hỗn hợp X gồm Fe và MgO. Hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí không màu (sp khử duy nhất) bị hoá nâu ngoài không khí (đo 27,3oC; 6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,2g. a) Xác định % khối lượng muối trong hỗn hợp? b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng ? DẠNG 6: Bài toán nhiệt phân muối nitrat. Bài 41: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8g Cu(NO3)2 thu được m gam chất rắn và V lít khí X (đktc). Tìm m và V. Bài 42: Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 thu được 13,4 gam chất rắn. a. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. b. Tính thể tích các khí thoát ra (đktc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí Bài 43: Nung nóng 51,1 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Al(NO3)3 thu được 4,48 lít khí O2 (đktc) a.Tính % khối lượng 2 muối ban đầu. b.Tính % thể tích hỗn hợp khí thu được. Bài 44: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu. Trang 7
nguon tai.lieu . vn