Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: HÓA HỌC KHỐI: 10 Chương 1: NGUYÊN TỬ I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử, mối quan hệ giữa số hạt p,n,e. 2.Các khái niệm về: điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, lớp và phân lớp electron, nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d, nguyên tố f. 3. Khái niệm, cách viết cấu hình electron của nguyên tử, ion. 4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng, mối quan hệ giữa đặc điểm lớp e ngoài cùng đến tính chất của nguyên tố. 5. Bài tập xác định số electron, số proton, số nơtron, số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử dựa vào kí hiệu nguyên tử. 6. Bài tập về đồng vị, nguyên tử khối trung bình. 7. Bài toán về số hạt trong nguyên tử II. BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1: Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau: 37 Li ; 199 F ; 1224 Mg ; 2040Ca . Bài 2: Viết cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 8; 10; 11; 19; 20. Cho biết các nguyên tố trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Giải thích? Bài 3: Viết cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 12; 17; 26; 24, 35. Xác định nguyên tố s, p, d hay f? Giải thích? Bài 4.Nguyên tố Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Viết cấu hình electron của ion Fe2+, Fe3+. Bài 5: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 126C chiếm 98,89% và 136C chiếm 1,11%. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố C. Bài 6: Nguyên tố đồng có hai đồng vị bền: 63 29 Cu và Cu . Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng 65 29 vị, biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Bài 7: Có bao nhiêu loại phân tử BeH2 được hình thành từ Be và H, biết Be chỉ có 1 loại nguyên tử 9Be, H có 3 đồng vị là 1H, 2H, 3H? Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 1
  2. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Bài 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số khối của X. Viết ký hiệu nguyên tử của X Bài 9: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 60, trong đó số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Xác định số p, n, e trong nguyên tử X và số khối. Bài 10: Tổng số hạt (p,n,e) trong nguyên tử cuả một nguyên tố X là 13. Trong đó số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Viết ký hiệu nguyên tử của X. Bài 11: Cho hợp chất MX3. Trong phân tử MX3, tổng số hạt cơ bản là 196 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt.Xác định hợp chất MX3? Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. 2. Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm nguyên tố 3. Qui luật biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị của các nguyên tố theo chu kỳ và nhóm A, tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit của các nguyên tố theo chu kì. 4. Nêu định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn trong việc dự đoán tính chất, cấu tạo, so sánh tính chất của các nguyên tố hóa học. 5. Bài tập về mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron 6. Bài tập về mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của các nguyên tố 7. Bài tập so sánh bán kính, tính chất của các nguyên tố dựa vào mối quan hệ giữa chúng trong BTH. 8. Bài tập xác định nguyên tố trong hợp chất oxit cao nhất, trong hợp chất khí với hiđro. 9.Bài tập xác định nguyên tố dựa vào phương trình phản ứng. 10. Bài tập xác định hỗn hợp 2 nguyên tố liên tiếp trong cùng nhóm A bằng cách tìm . 11. Bài tập xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố dựa vào mối quan hệ trong bảng tuần hoàn II. BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử 20Ca. Từ đó cho biết vị trí của nguyên tố Ca trong bảng tuần hoàn? Bài 2: Nguyên tố R ở nhóm IA chu kì 3. Xác định cấu hình electron của nguyên tử R. Bài 3: Cho nguyên tố Mg (Z=12). Hãy cho biết: - Tính chất đặc trưng của nguyên tố đó (kim loại, phi kim hay khí hiếm). Giải thích. - Công thức phân tử của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng. Nêu tính chất đặc trưng của các hợp chất trên. Bài 4: So sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tố: Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 2
  3. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH - Có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11; 12; 15; 17. - Có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9; 17; 35. Bài 5: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại tăng dần: 11Na, 19K, 12Mg, 13Al. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng của các nguyên tố đó và so sánh tính bazơ của chúng. Bài 6: So sánh tính phi kim của các nguyên tố sau: 15P, 17Cl, 9F Bài 7: Cho 4,6 gam một kim loại kiềm A tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tìm tên của kim loại kiềm A. Bài 8: Cho 4,4,gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của BTH tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Hãy xác định hai kim loại. Bài 9. Nguyên tố X là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn. X tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là XO3. Cho biết điện tích hạt nhân của X. Bài 10. Một nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là RO3 . Hợp chất của X với hiđro chứa 94,12% X về khối lượng . Xác định X. Bài 11: X và Y là hai nguyên tố cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong BTH. Tổng số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố đó là 32. Xác định tên và kí hiệu của X, Y. Bài 12: Cho 2 nguyên tố X,Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của BTH có tổng số proton là 27. Hãy viết cấu hình e nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong BTH. Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 3
nguon tai.lieu . vn