Xem mẫu

  1. Chöông 6 SẮC TỐ VÀ BIẾN ĐỔI CỦA SẮC TỐ TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM
  2. Chất lượng của sản phẩm thực phẩm không những chỉ gồm có giá trị dinh dưỡng mà con bao hàm cả giá trị cảm quan của chúng nữa. Màu sắc là một chỉ số quan trọng của giá trị cảm quan. Màu sắc của thực phẩm không những có giá trị về hình thức và còn có tác dụng sinh lý rõ rệt, vì màu sắc thích hợp giúp cho cơ thể đồng hoá được dễ dàng. Vì vậy trong kỹ thuật sản xuất thực phẩm không những chỉ bảo vệ màu sắc tự nhiên, mà người ta còn tạo ra những chất màu mới thích hợp với tính chất và trạng thái sử dụng của thực phẩm.
  3. Có thể tạo màu cho sản phẩm theo 3 cách:  - Bảo vệ tối đa màu sắc sẵn có trong nguyên  liệu thực phẩm - Nhuộm màu thực phẩm bằng màu đã trích  ly sẵn từ các nguyên liệu thực vật hay bằng màu tổng hợp nhân tạo. - Dùng kỹ thuật thích hợp để tạo nên màu  mới từ những hợp phần đã có sẵn trong nguyên liệu thực phẩm.
  4. Các chất tạo màu thực phẩm có thể chia làm 3 loại: - Các sắc tố tự nhiên - Các sắc tố hình thành nên trong quá trình gia công kỹ thuật - Các chất màu tổng hợp nhân tạo
  5. I. CÁC SẮC TỐ TỰ NHIÊN I.1. Cholorophyl - Màu xanh lá cây của thực vật là do có mặt sắc tố chlorophyl. Sắc tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Trong các phần xanh của cây, chlorophyl có trong tổ chức tế bào đăc biệt hay phân tán ở trong nguyên sinh chất gọi là lục lạp hay diệp lạp. - Hàm lượng chlorophyl trong cây xanh: 1% chất khô
  6. Tính chất của chlorophyl * Lý tính - Là một chất kết tinh - Không tan trong nước, tan trong rượu, ete, benzen (các dung dịch đều có màu xanh)
  7. * Hoá tính - Dưới tác dụng của nhiệt độ, acid của dịch bào thì màu xanh bị mất đi vì Mg bị acid lấy mất và chlorophyl biến thành pheophytin màu sẫm oliu. Chlorophyl + 2HX → MgX2 + Pheophytin (màu sẫm oliu) Vì vậy những sản phẩm thực phẩm chua như lá me bị mất màu xanh và có màu oliu ngay trong quá trình trần
  8. - Khi cho tác dụng với kiềm nhẹ (carbonat kềm và kiềm thổ) thì chúng sẽ trung hoà acid và muối acid của dịch bào và tạo nên môi trường liềm làm chlorophyl bị xà phòng hoá cho sản phẩm có màu xanh đậm, đó là các muối phức tạp có Mg gọi là chlorophylin hay chlorophylit. Chlorophyl a + kiềm → (C32H30ON4Mg)(COOH)2 + CH3OH + rượu phytol Chlorophyl a + kiềm → (C32H28O2N4Mg)(COOH)2 + CH3OH + rượu phytol
  9. - Dưới tác dụng của Fe, Sn, Al, Cu, thì Mg trong chlorophyl sẽ bị thay thế và cho màu khác + Với Fe: cho màu nâu + Với Sn, Al: cho màu xám + Với Cu: cho màu xanh sáng bền
  10. b. Biến đổi của chlorophyl trong quá trình gia công chế biến thực phẩm Các loại rau quả có màu xanh trong quá trình đun nấu thường màu xanh tự nhiên của chúng dễ bị biến đổ. Nguyên nhân của hiện tượng này: - Do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyl với các acid chứa trong dung dịch của tế bào của rau quả. - Thời gian đun nóng càng lâu thì chlorophyl chuyển thành pheophytin vàng nhiều. - Các loại rau quả có hàm lượng acid càng cao thì càng dễ bị biến đổi mạnh và nhanh khi đun nấu.
  11. c. Bảo vệ màu của chlorophyl trong sản xuất thực phẩm, đ ặc biệt là đồ hộp rau quả Làm giảm hàm lượng acid tự do (tức là tăng pH trong nguyên liệu) - Gia nhiệt nhanh trong một lượng nước sôi lớn 3-4 lít nước/1kg thực phẩm (để làm giảm lượng acid, acid sẽ bay hơi cùng với nước) - Gia nhiệt rau xanh trong nước cứng; cacbonat kiềm sẽ trung hoà một phần acid dịch bào. - Cho vào đồ hộp rau quả một ít chất đệm kiềm như dinatri glutamat (để tăng pH) - Nhuộm màu xanh cho rau quả hộp bằng chlorophyl
  12. I.2. Carotenoid - Là nhóm sắc tố hoà tan trong chất béo làm cho quả và rau có màu da cam, vàng đôi khi đỏ. - Nhóm này gồm 60-70 sắc tố tự nhiên, tiêu biểu là carotenoid, xanthophyl, capxanthin… - Hàm lượng trong lá xanh chiếm khoảng 0,07- 0,2% chất khô
  13. a. Tính chất của carotenoid - Không tan trong nước - Rất nhạy (không bền) với acid và chất oxy hoá) - Bền vững đối với kiềm
  14. - Tất cả các carotenoid tự nhiên, đều có thể xem như dẫn xuất của lycopen + Licopen: màu đỏ, có nhiều trong cà chua + Caroten: màu da cam, có nhiều trong cà rốt, m ơ + Xanthophyl: màu vàng lòng đỏ trứng gà (C40H56O), có nhiều trong lá xanh, rau xanh cùng với chlorophyl và caroten, đồng thời nó cũng có trong cà chua cùng với licopen + Capxanthin: C40H58O3, là dẫn xuất của caroten, nhưng có màu nhạt hơn các carotenoid khác 10 lần. Chiếm 7/8 tổng số chất màu của ớt. + Criptoxanthin: màu da cam có nhiều trong cam quít (C40H56O) + Astacxanthin: là dẫn xuất của caroten có màu vàng đỏ, có ở các loài giáp xác. Trong thành phần của mai tôm cua, astaxanthin cũng tham gia vào thành của lipoprotein gọi là xianin. Trong quá trình gia nhiệt, protein bị biến tính, astaxanthin bị tách ra dưới dạng sắc tố màu vàng đỏ.
  15. b. Biến đổi của carotenoid trong quá trình gia công chế biến thực phẩm So với chlorophyl, carotenoid bền vững hơn nhiều đối với tác động của nhiệt độ và môi trường chế biến. Carotenoid lại không tan trong nước nên hầu như không bị tổn thất khi ngâm rửa rau quả. Vì vậy trong điều kiện chế biến bình thường, màu của các sản phẩm tạo nên bởi các carotenoid không bị bị biến đổi.
  16. Tuy nhiên, do tính chất hoà tan trong chất béo của các carotenoid, nên khi xào rán những loại rau quả có chứa nhiều carotenoid như cà rốt, cà chua, ớt… thì một phần carotenoid trong thực phẩm sẽ hòa tan trong chất béo và làm cho ch ất béo có màu vàng da cam. Đối với một số món ăn để carotenoid hoà tan trong ch ất béo vừa làm tăng màu sắc hấp dẫn của món ăn vừa làm cho kh ả năng hấp thu của cơ thể đối với carotenoid. Trong quá trình chế biến nhiệt các loại tôm cua… thành phần protein của chất xianin có ở vỏ tôm cua bị biến tính. Do đó, astacxanthin được tách ra dưới dạng sắc tố màu vàng đỏ. Khi luộc cua, rang tôm tép… đều thấy hiện tượng của sản ph ẩm này xuất hiện màu đỏ.
  17. c. Bảo vệ màu vàng carotenoid - Carotenoid rất bền với nhiệt độ cao và các biến đổi phản ứng của môi trường - Vì carotenoid không hoà tan trong nước nên chúng không bị mất đi khi rửa, chần và các quá trình tương t ự khác. - vì carotenoid tan trong dầu mỡ nên khi rán hay đóng hộp các loại rau quả chứa nhiều carotenoid như cà r ốt, ớt đỏ, cà chua… carotenoid sẽ chuyển vào dầu rán.
  18. II. CÁC SẮC TỐ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Các nguyên liệu đưa vào chế biến thực phẩm thường chứa một thành phần gồm nhiều chất khác nhau. Do đó, trong quá trình gia công nhiệt, chúng sẽ tương tác với nhau tạo thành những màu mới có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới thành phẩm. Các phản ứng tạo màu thường rất đa dạng và phức tạp. Chung quy lại đó là các phản ứng hoá và những phản ứng có hay không có enzym xúc tác. Thường gồm các loại phản ứng: - Phản ứng dehydrat hoá các đường hay là phản ứng caramen hoá - Phản ứng giữa đường và acid amin (phản ứng melanoidin) - Phản ứng oxy hoá các polyphenol - Phản ứng giữa octoquinon và acid amin (phản ứng quinonamin)
nguon tai.lieu . vn