Xem mẫu

  1. Chọn khối H hay khối A? 1. Yếu tố bản thân - Năng lực học tập, sở thích: Thí dụ, bạn không giỏi Toán - Hóa, nhất là Sinh học, đừng dại dột thi vào ngành có hệ số chọi cao như Y, Bách khoa... vì thực tế, năng lực bản thân sẽ chứng minh ngay khi thi đại học chứ không đợi đến kết quả học bậc đại học. - Tính cách, tâm lí: Nếu từ nhỏ, bạn luôn được giáo viên phê vào học bạ là hiếu động, thì bạn không thể chọn những công việc văn thư, lưu trữ, kế toán, nghiên cứu... những ngành nghề buộc phải luôn yên lặng, tĩnh tâm. Những ngành du lịch, marketing, PR... sẽ hợp hơn đấy! 2. Yếu tố gia đình - Nghề mang tính truyền thống và kinh tế của gia đình: Ở Việt Nam, tuy chưa có tài liệu nào thống kê việc học sinh chọn nghề mang tính “cha truyền con nối”, nhưng chắc chắn, số này không nhỏ. Thực tế, nếu ba mẹ bạn làm việc trong ngành Y, những thuận lợi từ nhỏ như nghe ba kể về các “ca” cấp cứu, làm quen thuật ngữ Y khoa từ bé... sẽ dễ khiến bạn yêu thích môi trường này. Điều tất yếu là khi có sự hậu thuẫn về kinh tế, về kinh nghiệm làm việc từ gia đình... bạn rất dễ phát triển bản thân. 3. Yếu tố xã hội
  2. Khi bạn chọn những ngành mà xã hội đang cần, đang thiếu... ở thì tương lai, bạn dễ có tâm lí học tập tốt hơn ở trường đại học. Vì vậy, chọn nghề, bạn nên tham khảo nhiều nguồn: sách báo, những dự đoán ngành nghề của các nhà kinh tế, xã hội học... thật kĩ nhé! Và bây giờ, hãy “áp” nghề bạn định chọn vào 3 yếu tố trên, xem chúng có “uýnh” nhau không? Nếu tất cả đều ổn thì bạn cứ yên tâm với lựa chọn của mình. Có 2 trong 3 yếu tố hợp nhau, bạn vẫn nên chọn ngành đó. Còn nếu chỉ 1 hoặc không yếu tố nào, bạn hãy tìm lại những lời tư vấn, khuyên nhủ của gia đình, thầy cô..., đặc biệt là của các chuyên gia ngành bạn định học để tìm lối đi đúng nhất cho mình nhé! Đúng hẹn, mỗi thành viên mang thành quả của mình đến. Nhóm trưởng có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ công việc. Sau đó, tổng hợp lại thành một bài hoàn chỉnh để nộp cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, nhóm trưởng phải kèm thêm tờ giấy ghi rõ tên thành viên trong nhóm, công việc họ phụ trách cũng như đánh giá về thái độ làm việc của từng thành viên trong nhóm với nhau. Căn cứ vào đó, thầy cô giáo sẽ cho điểm chính xác với sự nỗ lực của từng thành viên. Việc đánh giá thái độ làm việc giúp tránh tình trạng người làm ngày làm đêm cũng bằng điểm với người không làm gì.
nguon tai.lieu . vn