Xem mẫu

  1. Cần “cởi trói” dòng vốn vào thị trường chứng khoán - Thứ nhất, tác động từ lạm phát cao, lãi suất cho vay từ ngân hàng ở mức 16% - 17%/năm, các doanh nghiệp đã “chuyển hướng” qua TTCK để huy động vốn bằng cách niêm yết hay phát hành thêm cổ phiếu, làm cho huy động vốn qua kênh này tăng mạnh. Theo thống kê, tổng số vốn các công ty huy động từ TTCK trong năm qua là 110.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2009; trong đó, khối ngân hàng đã chiếm tới 57.000 tỷ đồng từ tác động của Thông tư 13. Việt Nam là thị trường rẻ nhất trong các TTCK mới nổi, nên rất “hút” nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và thực tế trong năm qua, khối này đã mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng.
  2. Trong năm 2010, dòng tiền chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có vốn hoá nhỏ và cho thấy những đợt hồi phục đầu năm 2010 sẽ không kéo dài lâu. Đến cuối năm, dòng tiền bắt đầu quay trở lại nhóm các cổ phiếu blue-chips, tạo ra đợt tăng khá bền vững và xu hướng này, theo tôi sẽ kéo dài tới năm 2011. Theo thống kê, năm 2010 Việt Nam là một trong các thị trường thu hút dòng vốn ngoại nhiều nhất so với các TTCK mới nổi. Nếu tính tỷ lệ giữa dòng vốn đầu tư gián tiếp trên vốn hoá thị trường thì đã có lúc Việt Nam là nước thu hút dòng vốn nước ngoài mạnh nhất. Vị trí này có thay đổi đôi chút vào cuối năm nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 2 với tỷ lệ 1,82% - chỉ sau Hàn Quốc là 2,01%; vượt qua Ấn Độ là 1,8%, Pakistan là 1,55% và Đài Loan là 1,25%.
  3. Hiện còn nguồn vốn rất lớn trong dân, nhà đầu tư cá nhân chưa mạnh dạn tham gia vào TTCK. Ông nhận định như thế nào về nguồn vốn này và trong năm 2011, có biện pháp nào để thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn ngoại, cũng như nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào TTCK? Phải khẳng định đây là kênh còn một lượng tiền khá lớn. Song làm sao để thu hút vốn thì cần một bài toán tổng thể trên nhiều phương diện. Trước hết, nhà nước cần tạo ra cho người dân niềm tin rằng VND sẽ không tiếp tục bị mất giá. Khi niềm tin trở lại, họ sẽ không nắm giữ nhiều USD và vàng cả nữa, thay vào đó mạnh dạn mang tiền đi đầu tư và sau một thời gian chuyển giá trị đầu tư sang tiền mặt (thì họ thấy giá trị của tiền là không thay đổi). Chúng ta có thể học hỏi cách làm của các nước trong khu vực, nhằm theo đuổi mục tiêu giải quyết lạm phát trong dài hạn thay vì ngắn hạn như hiện tại. Các giải pháp có thể là: - Cần nhìn nhận vào thực tế là lạm phát của Việt Nam phần lớn bắt nguồn từ việc sử dụng vốn không hiệu quả từ các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, mà khối này lại được sử dụng nguồn vốn rẻ, ưu đãi từ các ngân hàng lớn. Trong khi đó, thành phần đóng vai trò đầu tàu, mang lại sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong 10 năm nay là khối doanh nghiệp tư nhân lại khó tiệp cận nguồn vốn giá rẻ này và thường phải vay với lãi suất rất cao từ các ngân hàng nhỏ. Đây thực sự là một điều không công bằng, cần phải được tái cơ cấu lại một cách mạnh mẽ. - Bên cạnh đó, nên thay đổi một số quy định, nhằm “cởi trói” dòng vốn dễ dàng lưu thông vào TTCK VN. Rất nhiều NĐTNN thực sự quan tâm đến thị trường khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, song họ gặp phải những rào
  4. cản hành chính phức tạp trong việc mở tài khoản. Vì vậy, theo tôi, chúng ta cần phải sửa đổi các quy định, nhằm giúp việc mở tài khoản dễ dàng hơn, kéo dài thời gian giao dịch, giảm T+, và xóa bỏ quy định một khách hàng chỉ được sử dụng dịch vụ của một công ty chứng khoán. Điều này sẽ giúp TTCK VN thu hút được dòng vốn ngoại đáng kể và giảm bớt áp lực đối với cán cân thanh toán, từ đó giảm áp lực đối với tiền đồng, ổn định tâm lý trên thị trường ngoại hối. Thêm vào đó, chúng ta cũng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao tính minh bạch cho thị trường, NĐTNN thường nhìn vào tiêu chí này để lựa chọn đầu tư đối với những thị trường có các yếu tố khác tương đương nhau.
nguon tai.lieu . vn