Xem mẫu

  1. 50 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ – CHƯƠNG V I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT VÀ HIỂU Tính chất sóng của ánh sáng (GỒM 50 Câu, từ 01 đến 50) Tính chất sóng của ánh sáng (50) 1= B 11> B 21> C 31> C 41> B 2< C 12> A 22> B 32+ C 42> A 3= C 13= B 23= D 33= C 43+ A 4< D 14= B 24= A 34+ A 44+ C 5= A 15+ B 25< D 35= D 45+ A 6= C 16+ A 26< D 36= C 46+ C 7> C 17< D 27< D 37= C 47+ A 8+ C 18+ C 28= B 38= D 48+ B 9+ A 19+ A 29> A 39< A 49+ B 10< C 20= C 30< D 40> D 50+ B 01/ Một chùm sáng trắng truyền qua một lăng kính trong không khí sẽ bị tách ra thành nhiều mầu như cầu vồng trong đó A. mầu đỏ bị lệch gần đáy nhất B. mầu tím bị lệch gần đáy nhất C. các tia mầu lục bị khúc xạ một lần D. các tia mầu vàng không bị khúc xạ 02/ Ánh sáng đơn sắc có đặc điểm A. không bị khúc xạ khi qua lăng kính B. có vận tốc không đổi khi truyển giữa 2 môi trường C. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính D. chỉ bị tán sắc khi đi từ không khí vào lăng kính 03/ Ánh sáng trắng là một tập hợp gồm A. bẩy chùm sáng đơn sắc từ đỏ tới tím B. vô số các ánh sáng đơn sắc C. vô số các ánh sáng đơn sắc có mầu biến thiên liên tục từ tím tới đỏ D. nhiều tia sáng khác mầu 04/ Chiếu một chùm sáng đơn sắc mầu lục từ không khí vào một lăng kính thủy tinh thì chùm sáng khúc xạ đi ra khỏi lăng kính sẽ A. có mầu lam B. có mầu vàng C. có các mầu vàng, lục, lam D. có mầu lục 05/ Hiện tượng giao thoa ánh sáng xảy ra khi có sự giao nhau của hai chùm sáng
  2. A. đơn sắc cùng mầu B. đơn sắc khác mầu C. phân kì D. song song 06/ Một chùm sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì đại lượng không bao giờ thay đổi là A. phương truyền B. vận tốc C. tần số D. bước sóng 07/ Một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì sẽ có sự biến đổi sau A. bước sóng giảm, tần số tăng B. tần số giảm, bước sóng tăng C. bước sóng giảm, tần số không đổi D. bước sóng tăng, tần số không đổi 08/ Ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz thì bước sóng của nó trong chân không là A. 0,75 m B. 0,75 mm C. 0,75 mm D. 0,75 nm 09/ Ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí là 700 nm và trong chất lỏng x là 560 nm, suy ra chiết suất của x đối với ánh sáng đó là A. 1,2 B. 0,8 C. 5/4 m/s D. 4/5 m/s 10/ Hiện tượng vật lí chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng là A. khúc xạ B. phản xạ C. giao thoa D. tán sắc +11/ Hai mặt cầu của một thấu kính thủy tinh cùng có bán kính là 30cm, chiết suất của thủy tinh với tia đỏ là 1,5 và với tia tím là 1,54. Suy ra khoảng cách giữa tiêu điểm với tia đỏ và tiêu điểm với tia tím là A. 2,22 nm B. 2,22 cm C. 2,22 m D. 2,22 mm 12/ Một chùm sáng trắng rất hẹp đi vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang 600 thì góc lệch của tia sáng vàng là cực tiểu. Biết chiết suất của kính với tia vàng là 1,52 và với tia tím là 1,54 thì góc ló của tia tím là A. 51,2o B. 30,2o
  3. C. 29,2o D. 41,2o 13/ Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng vân cho biết khoảng cách giữa A. hai vân sáng cùng bậc trên màn B. hai vân sáng liên tiếp trên màn C. hai vân sáng D. hai vân tối 14/ Thí nghiệm Yâng đã giúp ta khẳng định A. ánh sáng có tính chất hạt B. ánh sáng có tính chất sóng C. ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt D. ánh sáng là một tập hợp các mấu sắc 15/ Gọi i là khoảng vân thì vân tối thứ nhất trên màn cách vân sáng trung tâm trong thí nghiệm Yâng là A. i/4 B. i/2 C. i D. 2i 16/ Nếu chiếu ánh sáng đơn sắc mầu lục có bước sóng 500 nm vào hai khe hẹp cách nhau 1 mm thì trên màn đặt cách các khe 2 m sẽ có khoảng cách hai vân sáng là A. 0,1 mm B. 0,4 mm C. 1 mm D. 0,25 mm 17/ Đặc điểm của hai nguồn sáng kết hợp là nguồn phát ra hai sóng A. cùng tần số B. đồng pha C. đơn sắc D. cùng tần số và hiệu số pha ban đầu không đổi. 18/ Nước có chiết suất với tia mầu lam là 1,3371 và biết chiết suất tỉ đối của thủy tinh đối với nước là 1,1390 suy ra vận tốc của ánh sáng mầu lam trong thủy tinh là A. 3,52. 108 m/s B. 2,56. 108 m/s C. 1,97. 108 m/s D. 1,56. 108 m/s 19/ Nếu dùng ánh sáng trắng trong thí nghiệm Yâng với khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm và từ các khe tới màn là 2 thì khoảng cách giữa vân sáng đỏ bậc 2 và vân sáng tím bậc 2 là A. 4,8 mm B. 4,8 cm C. 2,4 mm D. 2,4 mm
  4. 20/ Trong công thức về khoảng vân trong thí nghiệm Yâng i = lD/a , thì D là A. khoảng cách giữa 2 khe B. góc lệch giữa trung điểm 2 khe tới vân sáng C. khoảng cách từ hai khe sáng tới màn D. khoảng cách từ hai khe tới vân sáng 21/ Trong máy quang phổ nếu không có lăng kính P mà nguồn sáng là ánh sáng trắng thì hình ảnh thu được trên kính F sẽ là A. các vạch mầu tối hơn khi có P B. có các vạch mầu sáng hơn khi có P C. vùng sáng không có các vạch mầu D. tối hoàn toàn 22/ Quan sát quang phổ của một thanh sắt nung nóng tới 1300o trong không khí và của một dây vonfram bị đốt nóng tới 1300o trong bóng đèn chân không ta thấy hai quang phổ này A. có các vạch mầu giống nhau B. có các mầu liên tục giống nhau C. có số vạch mầu khác nhau D. là quang phổ liên tục có số mầu khác nhau 23/ Nếu chiếu một chùm sáng trắng qua một đèn hơi natri vào khe của máy quang phổ thì ta có thể quan sát thấy quang phổ là A. một vạch vàng trên nền đen B. một quang phổ liên tục C. một vạch đen trên nền trắng D. một vạch tối trên nền là các mầu liên tục 24/ Biết quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 vạch mầu tím, chàm, lam, đỏ thì quang phổ vạch hấp thụ của hidro sẽ là A. 4 vạch tối trên các vùng đỏ, lam, chàm, tím trên nền quang phổ liên tục B. 4 vạch tối trên các vùng đỏ, cam, vàng, lục, lam C. 4 vạch tối trên các vùng đỏ, lam, chàm, tím trên nền trắng D. 4 vạch tối trên các vùng đỏ, cam, vàng, lục, lam trên nền trắng 25/ Trong quang phổ liên tục, vị trí của các vùng hồng ngoại và vùng tử ngoại có đặc điểm A. cùng ở gần vùng đỏ hơn là vùng tím B. cùng ở xa vùng đỏ hơn là vùng tím C. vùng tử ngoại gần vùng đỏ, vùng hồng ngoại gần vùng tím D. vùng tử ngoại gần vùng tím, vùng hồng ngoại gần vùng đỏ 26/ Thang sóng điện từ có các loại : ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, tia rơnghen, tia gama, tia tử ngoại thì trong đó A. ánh sáng nhìn thấy có bước sóng dài nhất B. tia rơnghen có bước sóng ngắn nhất C. tia hồng ngoại có bước sóng dài nhất D. sóng vô tuyến có bước sóng dài nhất
  5. 27/ Trong y tế người ta thường dùng tia X để chiếu, chụp hình nội tạng là do tia X có khả năng A. khúc xạ mạnh trong cơ thể B. diệt vi khuẩn C. làm phát quang các tế bào D. đâm xuyên và tác dụng mạnh lên kính ảnh 28/ Người ta có thể ứng dụng quang phổ để đo nhiệt độ các vật từ xa bằng cách dựa vao đặc điểm của A. quang phổ vạch hấp thụ B. quang phổ liên tục C. quang phổ vạch phát xạ D. hai loại quang phổ vạch 29/ Màn ảnh của tivi mầu có thể cho ta hình ảnh với mầu sắc tự nhiên là vì đã ứng dụng hiện tượng A. tổng hợp ánh sáng đơn sắc B. tán sắc ánh sáng C. phản xạ ánh sáng D. khúc xạ ánh sáng 30/ Khi nung nóng một thanh sắt từ nhiệt độ không khí lên tới 1500o và quan sát quang phổ trong suốt quá trình đó ta sẽ lần lượt thu được A. tia hồng ngoại, rồi tia đỏ thay thế hồng ngoại, rồi tia cam thay thế đỏ. . . B. tia đỏ rồi tới các mầu khác C. tia tử ngoại rồi tới các mầu khác D. tia hồng ngoại, rồi thêm đỏ, rồi thêm cam. . . 31/ Trong thí nghiệm giao thoa nếu đặt thêm một bản mặt song song mỏng và song song với hai nguồn sáng thì trên màn sẽ thấy A. khoảng vân tăng lên B. khoảng vân giảm C. vị trí vân sáng chính giữa thay đổi D. không thay đổi gì 32/ Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân sáng bậc năm là A. 3lD/2a B. 5lD/2a C. lD/a D. 2lD/2a 33/ Trong thí nghiệm giao thoa, hiệu đường đi của hai sóng ánh sáng từ hai nguồn kết hợp đến một điểm bất kì trên màn là A. d=lx/D B. d=lx/2a C. d=ax/D D. d=lD/2a 34/ Trong thí nghiệm giao thoa, khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc k là
  6. A. x=klD/a B. x=kla/D C. x=(k+1)lD/a D. x=(2k+1) lD/2a 35/ Để phân tích tính chất hóa lí của các vật lở xa người ta có thể dựa vào quang phổ A. liên tục để biết các nguyên tố tạo thành B. vạch hấp thụ để biết nhiệt độ C. vạch phát xạ để biết khối lượng D. vạch để biết các nguyên tố tạo thành 36/ Quang phổ vạch hấp thụ của Hidro có 4 vạch mầu sắp xếp theo thứ tự A. đỏ vàng lam tím B. đỏ lam chàm tím C. 4 vạch tối D. tím chàm lam đỏ 37/ Quang phổ vạch phát xạ của các chất khí khác nhau thì A. chỉ khác nhau về số lượng vạch B. chỉ khác nhau về mầu sắc các vạch C. khác nhau cả về số lượng và mầu sắc các vạch D. chỉ khác nhau về độ sáng của các vạch 38/ Trong thí nghiệm, để nhận biết tia tử ngoại người ta thường dùng A. pin nhiệt điện B. nhiệt kế C. mắt D. màn huỳnh quang 39/ Trong thí nghiệm, để nhận biết tia hồng ngoại người ta thường dùng A. pin nhiệt điện B. nhiệt kế C. mắt D. màn huỳnh quang 40/ Quy luật truyền sóng của tia hông ngoại và tử ngoại A. không đúng với định luật khúc xạ B. không đúng định luật phản xạ C. chỉ đúng với định luật phản xạ D. đúng với định luật phản xạ và khúc xạ 41/ Trong thí nghiệm giao thoa (Yâng) nếu môi trường truyền sáng có chiết suất >1 thì sẽ có thay đổi so với môi trường không khí là A. khoảng vân tăng B. khoảng vân giảm C. độ sáng các vân tăng D. vị trí vân chính giữa dịch chuyển 42/ Trong không khí bước sóng của một chùm sáng đơn sắc là 0,6mm thì trong nước nó sẽ có bước sóng là
  7. A. 0,45 mm B. 0,40 mm C. 0,35 mm D. 0,55 mm 43/ Một chùm tia hẹp mầu vàng tới mặt bên của một lăng kính với góc tới nhỏ. Biết vận tốc của ánh sáng đó trong lăng kính là 1,98.108 m/s và góc chiết quang của lăng kính là 90o , suy ra góc lệch của tia ló gần bằng A. 0,08 rad B. 0,01 rad C. 0,11 rad D. 0,8 rad 44/ Điều chỉnh một tia sáng trắng chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang 60o sao cho góc lệch của tia tím là cực tiểu. Biết chiết suất của lăng kính là 3, suy ra góc lệch đó là A. 1350 B. 900 C. 1200 D. 750 45/ Chiếu một chùm sáng hẹp gồm 2 thành phần đơn sắc với bước sóng là l1 và l2 vào mặt trên của một bản song song có bề dầy 5 mm đặt nằm ngang. Biết góc tới của chùm sáng là 600 , chiết suất của bản song song đối với 2 thành phần đơn sắc l1 và l2 là 1,732 và 1,225. Suy ra độ rộng của vệt sáng ở mặt dưới của bản song song là A. 1,22 cm B. 1,75 cm C. 1,32 cm D. 1,50 cm 46/ Người ta quan sát thấy 11 vân sáng liên tiếp có bề rộng 3,8 cm ở trên màn của thí nghiệm Yâng. Biết màn đặt cách hai khe sáng 2m và ánh sáng thí nghiệm có bước sóng 0,57mm thì khoảng cách giữa hai khe sáng là A. 0,45 mm B. 0,25 mm C. 0,30 mm D. 0,1 mm +47/ Người ta dùng ánh sáng có bước sóng 0,6 mm trong thí nghiệm Yâng, biết hai khe sáng cách nhau 0,5 mm và cách màn 1 m thì vân tối bậc 4 phải cách vân sáng trung tâm là A. 4,2 mm B. 4,0 mm C. 5,2 mm D. 5,0 mm +48/ Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm Yâng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,5mm và 0,75mm. Biết hai khe sáng cách nhau 1 mm và cách màn 1,5m , suy ra khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 2 của hai mầu đơn sắc đó là
  8. A. 0,35 mm B. 0,75 mm C. 0,50 mm D. 1,00 mm 49/ Trong thí nghiệm giao thoa, người ta dùng thêm một tấm thủy tinh rất mỏng có hai mặt song song đặt sau một khe sáng thì thấy vân trung tâm dịch chuyển 1,5cm. Biết ánh sáng thí nghiệm có bước sóng 0,45mm ; khoảng vân là 1,35 mm ; chiết suất của bản song song là 1,5 thì độ dày của bản này là A. 7,5 mm B. 10 mm C. 15 mm D. 0,5 mm 50/ Hai mặt cầu của một thấu kính mỏng cùng có bán kính là 20cm. Biết chiết suất của thấu kính đó đối với tia đỏ là 1,50 và với tia tím là 1,54 thì khoảng cách giữa hai tiêu điểm ứng với 2 mầu đó là A. 2,01 cm B. 1,48 cm C. 1,78 cm D. 2,01 cm =============
nguon tai.lieu . vn