Xem mẫu
- Trị bong gân bằng y học cổ truyền
Lạc cũng
có tác
dụng
chữa
bong gân.
Bong gân là một tổn thương thường gặp ở gân, cơ, dây
chằng, bao khớp tại các khớp. Nếu xử trí không kịp thời và
đúng cách, nó có thể để lại di chứng như hạn chế vận động
khớp, cứng khớp...
Nguyên nhân gây bong gân thường gặp nhất là lao động nặng,
chơi thể thao,mang vác vật nặng, bước hụt. Người bệnh thường
có cảm giác đau buốt, sưng đỏ hoặc xanh tím, phù nề quanh
khớp bị tổn thương.
Để chữa bong gân, có thể áp dụng những bài thuốc Nam sau:
- Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày
đắp 1-2 lần.
- - Lá bưởi tươi rửa sạch, giã nát, trộn với ít rượu trắng đắp vào
chỗ đau, mỗi ngày 1-2 lần.
- Lá cây nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ,
đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày có thể làm 1-2 lần.
- Lạc nhân 60 g, băng phiến 5 g, giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi
ngày làm 1 lần.
- Lá sen tươi 60 g, hạt dành dành 12 g. Cả hai vị đem giã nát,
đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Dây bí ngô 50 g, gừng tươi 20 g, giã nát đắp vào chỗ đau, có
thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ
thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp.
- Hành củ, gừng già và cỏ gấu lượng bằng nhau, giã nát rồi trộn
với bột mỳ và rượu trắng, đắp vào chỗ đau.
- Pha mật gấu với rượu trắng nhạt, trong uống ngoài xoa; có tác
dụng tiêu sưng nề, tan máu tụ, giảm đau nhanh.
- Hành 2-3 củ, đậu phụ 60 g, giã nát rồi đắp vào chỗ đau. Mỗi
ngày làm 1 lần.
nguon tai.lieu . vn