Xem mẫu

  1. I- Trắc nghiệm: 1) Tác dụng nào sau đây là tác dụng từ? A. Lực tương tác giữa Trái Đất và Mặt Trăng. B. Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa hút được giấy vụn C. Dòng điện chạy qua dây dẫn làm lệch kim nam châm đặt song song với nó. D. Cả A,B,C đều đúng. Chọn câu C 2) Trường hợp nào dưới đây có từ trường? A. Xung quanh vật nhiễm điện. B. Xung quanh viên pin C. Xung quanh nam châm D. Xung quanh thanh sắt. Chọn câu C 3) Chọn câu đúng nhất khi nói về từ trường? A. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm. B. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó. C. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất . D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. Chọn câu D. 4) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất? A. Xung quanh Trái Đất có từ trường. B. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí. C. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần với cực Bắc địa lí còn cực t ừ B ắc ở g ần với cực Nam địa lí. D. Do trái đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt t ừ do nó s ẽ h ướng Bắc-Nam. Chọn câu B. 5) Nguồn sáng nào sau đây phát ra ánh sáng trắng? A. Đèn huỳnh quang, ngọn lửa. B. Đèn dây tóc, đèn pin, ngọn lửa. C. Mặt Trời, các có dây tóc nóng sáng. D. Cả A,B,C đều đúng. Chọn câu D. 6) Tấm lọc màu có công dụng gì? A. Cho ánh sáng cùng màu với tấm lọc đi qua. B. Trộn màu ánh sáng truyền qua. C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua. D. Cả A,B,C đều đúng. Chọn câu A. 7) Chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng qua tấm lọc màu đ ỏ, n ếu ta đ ược ánh sáng màu đỏ thì nguồn sáng là nguồn nào dưới đây?
  2. A. Nguồn sáng trắng. B. Nguồn sáng đỏ. C. Cả A,B đều đúng D. Cả A,B đều sai. Chọn câu C 8) Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc ta thu được ánh sáng màu gì? A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Ánh sáng trắng. D. Tối (không có ánh sáng truyền qua) Chọn câu D. 9) Tác dụng của lăng kính là gì? A. Tổng hợp màu ánh sáng. B. Phân tích ánh sáng của nguồn sáng. C. Tạo ánh sáng trắng. D. Cả A,B,C đều sai. Chọn câu B. 10) Quan sát phía sau của lăng kính, ta thấy chùm tia ló đi qua lăng kính có màu đỏ. Vậy chùm tia tới lăng kính có màu gì? A. Vàng B. Xanh C. Đỏ. D. Cam. Chọn câu C 11) Lăng kính và mặt ghi của đĩa CD có tác dụng gì? A. Khúc xạ ánh sáng B. Phản xạ ánh sáng. C. Tổng hợp ánh sáng. D. Phân tích ánh sáng. Chọn câu D. 12) Sự phân tích ánh sáng trắng thể hiện trong thí nghiệm nào sau đây? A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một gương phẳng. B. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng. C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính. D. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính phân kì. Chọn câu C. II- Tự luận: Bài 22 1) Hãy nêu một phương án đơn giản để kiểm tra xem một vùng không gian nào đó có từ trường không? Hướng dẫn giải.
  3. Đặt một kim nam châm lên trục quay thảng đứng, rồi đưa vào m ột không gian nói trên. Kim bị lệch khỏi hướng Nam-Bắc chứng tỏ vùng không gian đó có từ trường. Ngược lại nếu di chuyển nam châm mà không lệch khỏi hướng Nam- Bắc thì vùng đó không có từ trường. 2) Có hai thanh kim loại thẳng giống hệt nhau, một thanh đã bị nhi ễm t ừ còn thanh kia thì không. Nếu không dùng một vật nào khác (ch ỉ có hai thanh), có thể xác định thanh nào đã bị nhiễm từ không? Hãy trình bày cách làm đó. Hướng dẫn giải. Từ trường của thanh nam châm chữ I (thẳng) mạnh nhất ở hai đầu và y ếu nhất ở khoảng giữa thanh, nên ta đặt hai thanh vuông góc nhau đ ầu thanh này ở giữa thanh kia. Xảy ra hai trường hợp: Hai thanh hút nhau rất mạnh thì thanh đặt nằm ngang là thanh s ắt, thanh có đầu đặt vào chính giưa thanh kia là thanh nam châm. Hai thanh gần như không hút nhau (hút yếu) thì thanh nằm ngang là nam châm, thanh có đầu đặt vào chính giữa thanh kia là thanh sắt. 3) Tại sao người ta lại khuyên rằng không nên để các loại đĩa từ có dữ liệu (đĩa mềm vi tính) gần nam châm? Hướng dẫn giải. Dữ liệu (thông tin) trên các đĩa từ là do s ự sắp x ếp các nam châm tí hon theo một trật tự xác định. Khi đặt đĩa từ gần nam châm, các nam châm tí hon bị sắp xếp lại theo trật tự khác ban đầu, làm cho thông tin ban đ ầu trên đĩa b ị thay đ ổi (mất). Bài 52: 1- Em có tấm lọc A màu đỏ và một lọc B màu l ục. N ếu nhìn m ột t ờ gi ấy tr ắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy màu gì? (cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng) Hướng dẫn giải. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua hai tấm lọc một màu đỏ và một màu l ục thì sẽ thấy màu đen. Vì ánh sáng trắng được hắt lên từ tờ giấy sau khi đi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ bị t ấm lọc B màu l ục h ấp th ụ nên ta thấy tối đen. 2- Ánh sáng trắng là sự pha trộn của các màu: đỏ, lục, lam, vàng, da cam, chàm, tím. Phương nói: để thu được ánh sáng màu tím thì chi ếu ánh sáng tr ắng qua lần lượt các kính đỏ-lục-lam-vàng-da cam-chàm. Theo em, Phương nói th ế có đúng hay sai? Vì sao. Hướng dẫn giải. Sai, vì ngay khi ánh sáng trắng qua kính đỏ thì ánh sáng thu đ ược có màu đ ỏ, ánh sáng khi đi qua kính màu lục thì nó bị h ấp thụ hết nên ch ỉ th ấy t ối ch ứ không có màu. Muốn thu được ánh sáng tím thì ch ỉ cần chi ếu ánh sáng tr ắng qua tấm lọc màu tím là được.
  4. 3- Mắt người có cảm giác màu là do có ánh sáng màu đi vào m ắt. R ất nhi ều người (đặc biệt là nam giới) khó có thể nhận biết màu đỏ (còn gọi là mù màu). Theo em tại sao có hiện tượng đó? Hướng dẫn giải. Những người “mù màu” đối với màu đỏ là do mắt của người đó đã h ấp th ụ hết ánh sáng đỏ đi vào mắt trước khi “cảm giác màu” dẫn truy ền đến h ệ th ần kinh trung ương. Vì vậy khó (hoặc không thể) thấy được màu đỏ. Bài 53. 1- Nếu ta chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính màu xanh, thì chùm sáng ra khỏi lăng kính sẽ có màu gì và truyền đi như thế nào? Hướng dẫn giải. Lăng kính màu xanh cũng là một tấm lọc màu xanh. Nó ch ỉ cho ánh sáng màu xanh đi qua, và chặn các ánh sáng màu khác lại. Vì chỉ có một ánh sáng màu xanh đi qua lăng kính nên các tia sáng đ ều có mức độ khúc xạ như nhau, không có tia nào khúc xạ ít hơn hay nhiều hơn các tia khác. Như vậy chùm sáng ra khỏi lăng kính là chùm sáng song song, có màu xanh. 2- Người ta chiếu một chùm sáng song song vào một lăng kính, và thu đ ược một chùm tia ló phân kì. Khi hứng chùm tia ló đó trên m ột màn ch ắn, ta th ấy một dải ánh sáng màu có đủ các màu của cầu vồng (xem hình)
  5. Người ta bỏ màn chắn ra và cho toàn bộ chùm tia ló đi qua một thấu kính hội (xem hình). Chùm sáng ra khỏi thấu kính tập trung thành m ột đi ểm nh ỏ. Khi hứng điểm đó trên một màn chắn, ta thấy đó là một điểm sáng trắng. Em hãy giải thích hiện tượng đó? Hướng dẫn giải. Chùm sáng song song màu trắng ban đầu bao gồm trong nó rất nhiều chùm sáng có các màu của cầu vồng. Các chùm sáng này tồn tại độc lập với nhau và không tác dụng lên nhau. Khi đi vào lăng kính, các chùm sáng nhỏ có màu sắc khác nhau thì khúc x ạ với mức độ khác nhau. Khi đi qua khỏi lăng kính, nó trở thành một chùm sáng phân kì trong đó các màu đã tách riêng ra. Vì vậy khi hứng chùm sáng đó trên một màn chắn, ta thu được một dải sáng nhiều màu. Khi cho toàn bộ chùm sáng đó đi qua thấu kính hội tụ, nó trở thành một chùm sáng hội tụ. Các chùm sáng nhỏ có màu sắc khác nhau lại trộn với nhau và trở thành một chùm sáng trắng. Vì vậy khi hứng chùm sáng đó trên một màn ch ắn đặt ở điểm hội tụ, ta thu được một đốm sáng màu trắng.
nguon tai.lieu . vn