- Trang Chủ
- Thạc sĩ - Tiến sĩ - Cao học
- Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về vệ sinh và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
Xem mẫu
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LỮ QUÝ THƢỜNG
QLNN VỀ VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI,
TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: Mã số: 834 04 10
Quảng Nam - Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế
- 1
MỞ ĐẦU
Công tác Vệ sinh an toàn lao động (VSATLĐ) và bảo vệ
môi trường đang là xu thế toàn cầu. Nền kinh tế nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và
phát triển bền vững thì bên cạnh sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần
phải đảm bảo công tác VSATLĐ.
QLNN về VSATLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay đã thu
được những kết quả nhất định như: Tổ chức bộ máy công tác
VSATLĐ từng bước hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường
công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác vệ
sinh và an toàn lao động... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều
hạn chế nhất định như: Thiếu các văn bản pháp luật hoặc đã có
nhưng chưa phù hợp với thực tiễn; Chủ doanh nghiệp chưa coi trọng
công tác VSATLĐ; chưa tổ chức bộ máy làm công tác VSATLĐ
hoặc có nhưng đa phần kiêm nhiệm, hoặc không đúng chuyên môn;
thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; ít đầu tư đưa vào sử dụng
máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động thủ công,
chưa qua đào tạo, Chưa quản lý công tác VSATLĐ cho thuê lại lao
động; không quản lý được công tác chăm sóc sức khỏe lao động đối
với các doanh nghiệp theo mùa vụ ngắn hạn. Công tác thanh tra,
kiểm tra còn ít, các quy định xử phạt còn nhẹ, chưa đủ răn đe.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài:
“QLNN về vệ sinh và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa
bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu là cần
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
- 2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát được lý luận QLNN về vệ sinh và an toàn lao động
tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế.
- Đánh giá được thực trạng liên quan đến QLNN về vệ sinh và
an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở
Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
- Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện QLNN về vệ sinh
và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế
Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác QLNN về vệ
sinh và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế
Mở Chu Lai.
b. Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề công tác QLNN về vệ
sinh và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh
tế Mở Chu Lai.
- Về không gian: Các nội dung được nghiên cứu tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung QLNN về vệ sinh
và an toàn lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế
Mở Chu Lai, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
- 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu chủ yếu sử
dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp tác
giả tổng hợp từ các nguồn như sách, giáo trình liên quan đến QLNN
về VSATLĐ; các văn bản, báo cáo được công bố trên các phương
tiện truyền thông của các đơn vị như KKTM Chu Lai, UBND Tỉnh
liên quan đến QLNN về hoạt động vệ sinh, an toàn lao động; các tài
liệu nghiên cứu có trước của các nhà khoa học đã công bố; hệ thống
các chính sách pháp luật của Nhà nước, các sở ban ngành về
VSATLĐ tại các doanh nghiệp
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
+ Phương pháp thống kê – so sánh
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yều từ nguồn dữ
liệu thứ cấp. Tác giả thu thập thông tin về công tác VSATLĐ trong
khoảng thời gian 5 năm gần đây.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác QLNN về Vệ sinh an
toàn lao động trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác QLNN về Vệ sinh an toàn lao
động trong doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về
VSATLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn Khu KTM Chu Lai.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 4
CHƢƠNG 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QLNN VỀ
VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QLNN VỀ VỆ SINH AN
TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động được hiểu là: “toàn bộ các giải pháp phòng
và chống tác động của mọi yếu tố gây ra bệnh tật, làm suy giảm sức
khỏe, thể lực của con người khi tham gia lao động, sản xuất. Nếu
VSLĐ không được đảm bảo sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp, đây là các
bệnh lý phát sinh do các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao
động, sản xuất ảnh hưởng và tác động với tần suất liên tục trong thời
gian dài lên cơ thể người lao động, đồng thời, hiện trạng bệnh lý còn
mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp hoặc có liên quan đến
nghề nghiệp.”
b. Khái niệm An toàn lao động
An toàn lao động được hiểu là: “toàn bộ các giải pháp nhằm
phòng và chống các yếu tố gây nguy hại, đảm bảo cho người lao
động không bị thương tật hay tử vong trong khi tham gia lao động,
sản xuất. Công tác an toàn lao động không thực hiện tốt sẽ gây ra tai
nạn lao động, tức tai nạn xảy ra khi tham gia lao động do sự tác động
có tính chất đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố gây nguy hiểm, có
thể gây thiệt mạng hoặc gây tổn thương hoặc phá hủy chức năng hoạt
động bình thường của một bộ phận bất kì trên cơ thể.”
- 5
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực VSATLĐ là “sự tác động
mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông qua hệ thống
các cơ quan nhà nước) đến việc bảo đảm VSATLĐ nhằm bảo đảm
điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho người lao động
trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm
VSATLĐ dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước bằng pháp luật”.
1.1.2. Nguyên tắc quản lý Vệ sinh an toàn lao động
Đối với công tác QLNN về vấn đề VSATLĐ trong doanh
nghiệp thì có các nguyên tắc như:
- Công tác vệ sinh, an toàn lao động cần phải được thực hiện
một cách đồng bộ, toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của các tổ chức công đoàn,
công đoàn cơ sở trong lĩnh vực Vệ sinh an toàn lao động.
- Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý VSATLĐ: Việc
quản lý nhà nước trong lĩnh vực VSATLĐ chủ yếu ở việc xây dựng
và ban hành các quy định về Bảo hộ lao động; xây dựng chương
trình quốc gia về bảo hộ lao động.
1.1.3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của quản lý Vệ
sinh an toàn lao động
1.1.4. Đặc điểm của Vệ sinh an toàn lao động ảnh hƣởng
đến công tác QLNN
- VSATLĐ là công tác phải có tính chất bắt buộc cao. Chính
vì vậy muốn làm tốt công tác đảm bảo VSATLĐ cần phải tuyên
truyền, vận động đông đảo các đối tượng lao động tham gia.
- VSATLĐ có tính chất quần chúng.ATLĐ là hoạt động
- 6
hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động.
- Quy định về ATLĐ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của
pháp luật về Vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp
Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về VSATLĐ nhằm tạo môi trường pháp lý quan trọng và thuận lợi
cho công tác thực hiện và đảm bảo Vệ sinh an toàn lao động trong
mỗi DN. Tiêu chí phản ánh:
- Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về an toàn
về sinh lao động.
- Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy
định pháp luật về an toàn về sinh lao động.
1.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về Vệ
sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp
Việc tổ chức tuyên truyền không chỉ nâng cao nhận thức mà
quan trọng hơn là cung cấp thông tin về quy định VSATLĐ cho tất
cả người sử dụng lao động và người lao động để nắm được quyền và
nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này. Tiêu chí phản ánh:
-Số lượng các đợt tuyên truyền về an toàn về sinh lao động
-Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về VSATLĐ
- 7
1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý Vệ sinh an toàn
lao động trong các doanh nghiệp
a. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động
Theo luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định an toàn
lao động chia thành 6 nhóm và được tham gia huấn luyện theo các
chương trình khác nhau.
b. Nội dung huấn luyện về Vệ sinh an toàn lao động: Hệ
thống chính sách, pháp luật về Vệ sinh an toàn lao động; Nghiệp vụ
công tác VSATLĐ; Nội dung huấn luyện chuyên ngành; Chuyên
môn về y tế lao động. Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng các đợt tập huấn về VSATLĐ cho các đối tượng.
- Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý
Vệ sinh an toàn lao động.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động.
Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn lao
động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được pháp luật quy định tại
“Mục I Phụ lục 1, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính
phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động,
giáo dục nghề nghiệp
Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết
để bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về Vệ sinh
- 8
an toàn lao động. Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh
nghiệp và người lao động.
• Tiêu chí phản ánh
Số lượng doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên, đột
xuất, tỷ lệ xử lý vi phạm. Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá
được tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác Vệ
sinh an toàn lao động /tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra,..
1.2.5. Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp; xây dựng chƣơng trình, hồ sơ quốc gia VSATLĐ
Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ
cho phép rút ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao
động từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong các quy phạm về an
toàn lao động cũng như công tác quản lý trên cơ sở đó để ra các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng DN thực hiện báo cáo thống kê theo quy định.
- Số liệu thống kê liên tục, phản ảnh rõ các tiêu chí ảnh
hưởng đến tai nạn lao động, BNN để tìm ra nguyên nhân.
- Tỷ lệ tăng/giảm các vụ tai nạn lao động, tỷ lệ lao động mắc
bệnh nghề trong các doanh nghiệp.
- 9
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển KTXH
1.3.2. Nhân tố ngƣời sử dụng lao động
1.3.3. Nhân tố ngƣời lao động tại doanh nghiệp
- 10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ
SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU KTM CHU LAI VÀ CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
2.1.1. Giới thiệu về Khu KTM Chu Lai
a. Ranh giới và vị trí địa lý
Khu KTM Chu Lai có giới hạn như sau: Phía Đông giáp biển
Đông; Phía Tây giáp xã Tam Mỹ và xã Tam Thanh, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam; Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi; Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam.
b. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/7/1999, Bộ Chính trị ra Thông báo số 232TB/TW
kết luận về chủ trương xây dựng Khu KTM Chu Lai, đặt bước đi đầu
tiên cho khu kinh tế (KKT) tiên phong của cả nước. Đến năm 2018,
Thủ tưởng ra Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 về điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu Kinh tế mở (KTM) Chu Lai
đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai
a.Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức
- 11
Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng là cơ quan
trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam có chức năng QLNN trực tiếp đối
với Khu KTM Chu Lai theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-
CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Ban Khu
KTM Chu Lai hiện nay gồm: Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban và 8
phòng, ban chuyên môn.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.3. DN, ngƣời sử dụng lao động tại Khu KTM Chu Lai
Khu KTM Chu Lai bao gồm khu chức năng khác nhau như:
Khu công nghiệp, khu thương mại tự do, khu đô thị và du lịch, hệ
thống hạ tầng giao thông đầu mối…
Các DA đầu tư vào Khu KTM tăng liên tục cả về số lượng lẫn
nguồn vốn từ năm 2015 đến năm 2019. Năm 2019 số DA và vốn
đăng ký, so với năm 2015, đã tăng 69 dự án, với vốn đăng ký 4.807
triệu USD.
Lũy kế đến ngày 31/12/2019, tổng số DA trên địa bàn Khu
KTM là 167 DA với tổng vốn đầu tư hơn 4.807 triệu USD, trong đó
có 119 DA đi vào hoạt động, với vốn thực hiện hơn 2.550 triệu USD.
2.1.4. Ngƣời lao động tại các doanh nghiệp
Tính đến nay, trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai có 25.335
lao động, trong đó Khu liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai
Trường Hải có 8.237 lao động, Khu công nghiệp Tam Thăng có
9.976 lao động, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai có 5.165 lao động,
KCN hậu cần cảng Tam Hiệp có: 905 lao động và 1.052 lao động
làm việc tại các khu chức năng ngoài các khu công nghiệp.
- 12
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
2.2.1. Việc ban hành các quy định của pháp luật về Vệ
sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp
a. Hệ thống các văn bản pháp luật ban hành liên quan
đến Vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp
b. Công tác triển khai và thực hiện các quy định pháp
luật về VSATLĐ tại các DN trong Khu KTM Chu Lai
Việc triển khai các quy định của pháp luật về Vệ sinh an
toàn lao động trong các doanh nghiệp tại Khu KTM Chu Lai được
thực hiện bởi Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam, sở Y tế và BQL Khu
KTM Chu Lai.
Tính đến năm 2019 tại Khu KTM Chu Lai có 85/96 doanh
nghiệp đang hoạt động được đánh giá là thực hiện tốt công tác triển
khai các quy định của pháp luật về VSATLĐ đến NLĐ.
Hầu như 100% các DN trong KKT đều có cán bộ chuyên
trách về VSATLĐ và Y tế; có 74 doanh nghiệp có trang bị túi sơ
cứu; có 8 DN có tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu, con số này khá ít
so với tổng số các DN tại đây.
2.2.2. Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp
luật về Vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp
a. Thực trạng các hoạt động tuyên truyền các quy định
của pháp luật về VSATLĐ của các sở ban ngành tỉnh QN
- 13
- Các quy định của pháp luật về VSATLĐ đã được hệ thống
hóa và đăng tải trên trang web của Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam
http://www.sldtbxhqnam.gov.vn/, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng
Nam https://quangnam.gov.vn/default.aspx; ngoài ra còn được in,
đóng tập thành sách để phổ biến đến các doanh nghiệp.
- Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về VSATLĐ dành cho NLĐ trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện treo băng rôn và phát tờ rơi tới các công đoàn cơ
sở trong tháng VSATLĐ.
b. Thực trạng các hoạt động tuyên truyền quy định của
pháp luật về VSATLĐ trong các DN tại Khu KTM Chu Lai
- Ban quản lý Khu KTM Chu Lai đã hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan và đăng tải lên website của BQL
http://chulai.quangnam.gov.vn/ để người lao động và lãnh đạo quản
lý các DN được cập nhật thường xuyên, liên tục.
- Trong vòng 4 năm gần đây, từ năm 2015 đến năm 2019 thì
Sở lao động thương binh xã hội kết hợp với Ban quản lý Khu KTM
Chu Lai cũng như các doanh nghiệp trong khu KTM đã tổ chức tổng
cộng 260 đợt tuyên truyền, huấn luyện cho doanh nghiệp cũng như
người lao động trong khu KTM.
- Trong năm 2019 đã có 91/96 doanh nghiệp thương lượng,
ký kết thỏa ước lao động tập thể, đạt trên 94% tổng số các DN.
2.2.3. Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về Vệ sinh
an toàn lao động trong các doanh nghiệp
- 14
Sở LĐTBXH, Liên đoàn lao động tỉnh thường xuyên phối
hợp với Ban quản lý khu KTM Chu Lai và DN và cơ quan nhà nước
thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, đào tạo. Công tác tổ chức
huấn luyện ở các DN tại Khu KTM Chu Lai được thực hiện theo
Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Luật vệ sinh, an toàn lao động ngày
25/06/2015 dưới sự hướng dẫn của Cục An Toàn Lao Động và Sở
Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh Quảng Nam.
Trong năm 2015, số đợt tập huấn là 120 đợt và chỉ huy động
được 5.000 NLĐ tham gia. Đến năm 2019, trên toàn Khu KTM Chu
Lai đã tổ chức 198 lớp tập huấn cho hơn 15.401 lao động,
Bên cạnh đó, trong năm 2019, Ban quản lý khu KTM Chu
Lai và các Doanh nghiệp cũng đã phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh
huấn luyện Vệ sinh an toàn lao động cho hơn 150 người đối với cán
bộ quản lý của doanh nghiệp (nhóm 1), cán bộ phụ trách Vệ sinh an
toàn lao động (nhóm 2), hỗ trợ huấn luyện VSATLĐ cho 14.585
người lao động thuộc nhóm 3, nhóm 4 tại 55 doanh nghiệp.
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động.
a. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các DN
trong Khu KTM Chu Lai
- Về số đợt thanh tra: Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo
Vệ sinh an toàn lao động được tiến hành thường xuyên, bình quân từ
15 đến 20 đợt/năm, mỗi đợt kiểm tra 5 đến 7 doanh nghiệp. Theo
thống kê, trong năm 2015 cả năm chỉ có 13 đợt thanh kiểm tra thì
năm 2019 con số này là 20 đợt, tăng 54% so với năm 2015.
- 15
- Nhân lực thực hiện thanh tra, kiểm tra: Việc thực thanh tra
kiểm tra được thực hiện bởi thanh tra Sở. Hiện nay, thanh tra Sở có
tổng cộng 08 cán bộ, trong đó gồm 01 chánh tranh tra sở và 02 phó
chánh thanh tra.
- Kết quả thanh tra kiểm tra:
+ Về việc thực hiện quy định của pháp luật về VSATLĐ: Hầu
như các doanh nghiệp trang bị chưa đầy đủ, đúng chủng loại phương
tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đáng chú ý là phần lớn các
phương tiện bảo vệ cá nhân không có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng
không đảm bảo.
+ Trong năm 2019, một số các doanh nghiệp chưa thực hiện
báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình tai nạn lao động
với cơ quan quản lý nhà nước tại Khu KTM Chu Lai (10/96 doanh
nghiệp).
b. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong 5 năm qua, tình trạng
khiếu nại, tố cáo hầu như ít xảy ra, chỉ có duy nhất năm 2017. Nhìn
chung, công tác giải quyết các khiếu nại tố cáo tại các DN trong Khu
KTM Chu Lai được thực hiện đúng quy trình, khách quan và đảm
bảo đúng quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.
- Từ năm 2015 đến 2019 thông qua các cuộc thanh, kiểm tra
định kỳ và đột xuất thì BQL Khu kinh tế mở Chu Lai đã phát hiện ra
215 vụ vi phạm, xử phạt doanh nghiệp với tổng số tiền 1.984 tr.đồng.
- 16
2.2.5. Thực trạng công tác điều tra, thống kê tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp
- Thực trạng thống kê tai nạn lao động: Giai đọan 2015 –
2019, Khu KTM Chu Lai đã xảy ra 385 vụ tai nạn làm 233 người bị
thương nhẹ, 130 người bị thương nặng và 22 người chết. Số lượng
vụ tai nạn và số người bị tai nạn lao động có sự biến động qua các
năm và ngày càng tăng cao. Năm 2015 chỉ xảy ra 55 vụ, nhưng đến
năm 2019, con số này đã lên 102 vụ..
- Thực trạng thống kê bệnh nghề nghiệp: Năm 2015 có 1670
công nhân mắc bệnh. Đến năm 2016 thì đã tăng lên 2100 công nhân
mắc bệnh (chiếm 15%). Đến năm 2019, nhờ sự quan tâm của của Sở
Y tế, BQL Khu KTM tỷ lệ công nhân mắc bệnh đã giảm còn 13,4%,
tuy nhiên đây vẫn là một con số đáng lo ngại.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc của QLNN về VSATLĐ trong
doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai
- Sở LĐTBXH, Liên đoàn Lao động, sở Y tế và BQL Khu
KTM Chu Lai đã chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến các nội
dung liên quan đến VSATLĐ tới các doanh nghiệp với các hình thức
và nội dung phù hợp.
- Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam đã thường xuyên phối hợp
với Liên Đoàn lao động tỉnh Quảng Nam tổ chức các lớp tập huấn
liên quan đến VSATLĐ.
- 17
- Công tác điều tra, thống kê đã mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực và được thực hiện đúng quy trình theo quy đinh của pháp luật.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của quản lý Nhà
nƣớc về VSATLĐ trong doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế
Mở Chu Lai
a. Hạn chế
+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật lớn, một số văn
bản còn chồng chéo.
+Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa có sự phân loại cho
NLĐ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà chủ yếu nặng về
kỹ thuật, chuyên môn.
+ Các hoạt động huấn luyện của Doanh nghiệp tại đây chủ
yếu do DN tự huấn luyện chính vì vậy hiệu quả huấn luyện, đào tạo
chưa cao.
+ Đội ngũ thanh tra, kiểm tra của sở còn mỏng, chưa đáp
ứng được nhu cầu thanh tra số lượng lớn các DN.
+ Việc thực hiện tự kiểm tra định kỳ của doanh nghiệp chủ
yếu khoán cho cán bộ VSATLĐ và không lưu hồ sơ bài bản.
+ Hệ thống dữ liệu và thống kê của sở LĐTBXH và sở Y tế
cũng như QBL Khu KTM còn sơ sài, chất lượng các số liệu báo cáo
chưa đảm bảo do việc thu thập số liệu còn chậm trễ, gây ra sự sai
lệch về con số trong báo cáo và con số thực tế.
+ Công tác thống kê báo cáo vẫn còn phụ thuộc doanh
nghiệp chứ không có sự kiểm tra, đánh giá của cơ quan QLNN.
- 18
+ Số lượng các NCKH, sáng kiến liên quan đến công tác
VSATLĐ còn ít, chưa có nhiều sáng kiến mang tính ứng dụng cao.
b. Nguyên nhân
- Các sở ban ngành tại địa phương còn chưa thật sự quan tâm
và nhận thức đầy đủ tầm quan trọng cũng như các tác động tiêu cực
liên quan đến công tác Vệ sinh an toàn lao động.
- Một số các quy định chưa thể hiện rõ trong bộ Luật lao động
khiến việc triển khai thực hiện trở nên khó khăn.
- Các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo dẫn đến doanh
nghiệp bị bối rối trong quá trình thực hiện.
- Nhân lực để thực hiện công tác điều tra và thống kê còn ít.
nguon tai.lieu . vn