Xem mẫu
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ THU HIỀN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 831.01.05
Đà Nẵng - 2020
- Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 2: TS. TRẦN TỰ LỰC
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế là một chủ đề rất được
quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách.
CDCC kinh tế phản ánh tình hình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế,
quyết định năng lực và sản lượng của nền kinh tế.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính kinh tế xã hội của
tỉnh Quảng Bình. Những năm qua, kinh tế thành phố có sự phát triển
mạnh. Giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng GTSX (giá cố định) đạt
mức khá, năm 2018 đạt trên 15.656,11 tỷ đồng tăng gấp gần 1,4 lần
so với năm 2014.
Cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực
phụ hợp với xu thế mang tính dài hạn - công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh, và các ngành phi nông nghiệp
tăng nhanh, lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng,
lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Cơ cấu kinh tế theo thành
phần có sự thay đổi và khẳng định rõ hơn vai trò của kinh tế ngoài
nhà nước. Sự phát triển nhanh của khu vực này đã khơi dậy và phát
huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân. Tuy nhiêu nền
kinh tế vẫn nằm trong thời kỳ tiền công nghiệp hoá và xuất phát
điểm thấp - Tỷ trọng đóng góp của ngành CN-XD vào GDSX chưa
được nâng lên mà còn thụt lùi, điều này thể hiện thành phố chưa phát
huy được lợi thế của mình nhằm phát triển ngành này. Sự thay đổi cơ
cấu ngành theo vốn diễn ra nhanh nhưng lao động chuyển dịch chậm,
cho thấy nền kinh tế của thành phố chưa thật sự nhanh và hiệu quả.
Đồng thời cũng không gắn với khai thác tiềm năng của địa phương
và thực hiện mục tiêu chuyển dịch lao động theo hướng CNH, HĐH.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ
- 2
thỏa mãn nhu cầu cuối cùng giảm dần qua các năm, nên chất lượng
đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố chưa cao.
Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong
giai đoạn hiện nay của thành phố. Việc xác định cơ cấu kinh tế thế
nào cho hợp lý nhằm tạo điều kiện để sử dụng hết các tiềm năng lợi
thế của thành phố đảm bảo được các mục tiêu trước mắt cũng như
lâu dài là cơ sở để tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.
1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Từ cơ sở lý luận và thực tiển về cơ cấu kinh tế, luận văn đánh
giá thực trạng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình,
và đề xuất các giải pháp thức đẩy Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Khái quát được lý luận về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa
phương;
- Đánh giá được tình hình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Kiến nghị được các giải pháp để Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thời gian tới.
2. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình như thế nào?
Giải pháp nào để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình những năm tới?
- 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
- Phạm vi nghiên cứu.
- (1) Nội dung:
Tập trung nghiên cứu xu thế và những thay đổi cơ cấu ngành
kinh tế cấp I, nội bộ các ngành, thành phần kinh tế theo đầu vào và
sản lượng. Sự thay đổi cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nghiên cứu còn xem xét tác động của CDCC kinh tế tới tăng
trưởng sản lượng của nền kinh tế ở đây.
- (2) Thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ 2014 - 2018.
Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là 2018 - 2023.
- (3) Khu vực và không gian nghiên cứu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu: Đề tài sử dụng cách tiếp cận thực
tiễn, tức là dựa trên nền lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế
Phát triển để xem xét thực tiễn của vấn đề. Từ đó luận văn có thể
đánh giá những thay đổi và xu thế CDCC kinh tế với những điểm
tích cực và hạn chế, đồng thời kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đây.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
Do đối tượng nghiên cứu mà luận văn sẽ chỉ sử dụng số liệu và
thông tin thứ cấp. Các số liệu và thông tin này được thu thập từ:
+ Số liệu của Chi cục thống kê, UBND thành phố, Phòng Tài
- 4
chính kế hoạch Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Các số liệu
thông tin bao gồm tình hình tự nhiên, dân số lao động, giá trị sản
xuất của các ngành và khu vực kinh tế của thành phố, ….
+ Các tài liệu thông tin đã được công bố trên các giáo trình,
báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước
+ Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND
thành phố, Phòng Tài chính kế hoạch Thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Phương pháp phân tích số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích thống kê. Các phương pháp bao gồm:
+ Phương pháp diễn dịch trong suy luận: Tức là nghiên cứu tiến
hành xem xét tình hình Tăng trưởng kinh tế, Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ khái quát đến cụ
thể. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ phân tích những thành công và hạn
chế cùng với các nguyên nhân của quá trình này trong từng điều kiện
cụ thể của địa phương, có so sánh với các địa phương khác trong cả
nước.
+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả thông qua các phương
pháp cụ thể sau:
(i) Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp như sử
dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số
liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong những điều
kiện thời gian cụ thể.
(ii) Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương
quan, phương pháp dãy số thời gian … để phân tích tình hình
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Phương pháp Mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của
- 5
CDCC kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của thành phố.
+Phương pháp chuyên gia: Vì đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
tới CDCC kinh tế cho địa phương cấp thành phố nên không thể sử
dụng số liệu thứ cấp. Luận văn sẽ thông qua phỏng vấn cách chuyên
gia – những nhà quản lý và hoạch định chính sách của thành phố để
có được những nhận định và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới
CDCC kinh tế ở đây
+ Công cụ xử lý số liệu
Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được
tiến hành trên máy tính theo các phần mềm Excel, SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn đã tập trung giải quyết một vấn đề cấp thiết hiện
nay của Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. những kết quả
nghiên cứu sẽ là những tài liệu hữu ích trong hoạch định chính
sách phát triển y tế công cộng tại địa phương.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- 6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số
lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời
gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan
hệ về số lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ
trọng của mỗi ngành trong GDP, trong tổng lao động hay tổng vốn
của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. Nếu xém xét theo thời gian
và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó sẽ phản ánh mối quan hệ về
chất lượng mà thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu.
1.1.2. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vì thể có thể quan niệm về Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế
là sự thay đổi của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo thời
gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có
nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Vì thế mà cơ cấu kinh tế phản ánh
sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành cấp 1
CDCC ngành kinh tế được biểu thị bằng sự thay đổi tỷ trọng
các nhân tố sản xuất phân bổ cho từng ngành hay sự thay đổi tỷ trọng
giá trị sản xuất của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất chung. Sự
thay đổi này sẽ phản ánh sự thay đổi và dịch chuyển từ trạng thái và
- 7
trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng
thái cũ.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố được thể hiện
qua các tiêu chí sau: Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành trong
tổng GO của nền kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng lao
động của mỗi ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế theo
thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với
tổng số vốn của nền kinh tế theo thời gian;
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành hay chuyển dịch cơ cấu
ngành cấp II
Trong các ngành kinh tế cấp I có nhiều ngành kinh tế cấp II như
cách phân chia ngành của Tổng cục Thống kê. Chẳng hạn trong
Ngành Nông - lâm - thủy sản có các ngành (i) nông nghiệp nghĩa
hẹp, (ii) lâm nghiệp và (iii) thủy sản. Ngành công nghiệp - xây dựng
gồm xây dựng và công nghiệp. Ngành công nghiệp gồm ba ngành
cấp II. Đó là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công
nghiệp điện nước. Ngành dịch vụ gồm nhiều ngành cấp II như
thương mại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế, giáo dục… Tùy theo mỗi
địa phương mà các ngành này có thể có cấu thành khác nhau.
Các tiêu chí phản ánh CDCC nội bộ ngành kinh tế như sau :
Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành nội bộ từng ngành của nên
kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành
so với tổng số lao động của ngành kinh tế lớn theo thời gian; Mức
thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với tổng số vốn của
ngành kinh tế lớn theo thời gian;
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
CDCC kinh tế theo vùng lãnh thổ là sự thay đổi của cơ cấu kinh
- 8
tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi tỷ trọng đầu vào
phân bổ cho từng vùng lãnh thổ hay kết quả đầu ra trong kết quả cuối
cùng của từng vùng trong tổng giá trị sản xuất chung. Sự thay đổi cơ
cấu kinh tế theo lãnh thổ như vậy biểu thị sự thay đổi trạng thái và
trình độ của nền kinh tế theo xu hướng đi lên. Xu thế chung CDCC
kinh tế theo lãnh thổ là sự chuyển dần kinh tế sang đô thị thay cho
nông thôn kéo theo sự thay đổi cả xã hội.
Các tiêu chí: Mức thay đổi tỷ lệ GO của các vùng lãnh thổ trong
GO chung của nền kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng lao
động của các vùng lãnh thổ so với tổng số lao động của nền kinh tế
theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của các vùng lãnh
thổ so với tổng số vốn của nền kinh tế lớn theo thời gian;
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
CDCC kinh tế theo thành phần kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu
kinh tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi tỷ trọng đầu
vào phân bổ cho từng thành phần kinh tế hay kết quả đầu ra trong kết
quả cuối cùng của từng thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất
chung. Xu thế chung theo lý thuyết và trong dài hạn có khác nhau
từng thành phần kinh tế. Tỷ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
trong giá trị sản xuất chung trong khi khu vực kinh tế nhà nước có tỷ
trọng ngày càng giảm.
CDCC theo thành phần kinh tế được phản ánh bằng các tiêu chí
khác nhau như sau : Mức thay đổi tỷ lệ GO của các thành phần kinh
tế trong GO chung của nền kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ
trọng lao động của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số lao động
của ngành kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư
của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số vốn của nền kinh tế lớn
theo thời gian;
- 9
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ
1.3.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên
1.3.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn
tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để
có thêm nguồn lực cho phân bổ vào các ngành, vùng và thành phần
kinh tế nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế mới. Ngoài ra tăng trưởng mới có
nguồn lực để đầu tư cho vào cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật cũng như
hạ tầng mềm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3.3. Điều kiện về nguồn lực cho phát triển
1.3.4. Điều kiện về thị trƣờng tiêu thụ
- 10
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ THÀNH PHỐ
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố
a. Về tình hình phát triển kinh tế
Tăng trƣởng giá trị sản xuất
Giai đoạn 2014 - 2018, tốc độ tăng GTSX (giá cố định) đạt mức
khá, năm 2018 đạt trên 15.656,11 tỷ đồng tăng gấp gần 1,4 lần so với
năm 2014. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này từng năm khác
nhau. Năm 2015 có tốc độ tăng trưởng GTSX cao nhất là 9,26%,
năm 2017 có tốc độ tăng thấp nhất là 10,3%, trung bình 8,37%.
Nghĩa là tăng trưởng GTSX của thành phố khá biến động hay không
ổn định.
Trong các ngành kinh tế, GTSX của Công nghiệp, xây dựng có
tốc độ tăng cao nhất nhưng rất biến động, tốc độ tăng trưởng trung
bình 9,5 . Ngành Thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trường chậm
hơn chút, trung bình đạt 23 năm. Ngành nông lâm thủy sản có
GTSX tăng trưởng chậm nhất, trung bình là âm.
Sự phát triển của các ngành
Thương mại dịch vụ
Công nghiệp – TTCN, XD
Ngành nông lâm thủy sản
Cơ sở hạ tầng:
b. Về phát triển xã hội:
- 11
2.2.3. Các nguồn lực cho phát triển
Về lao động
Về vốn đầu tƣ
Nguồn đất đai
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ THÀNH PHỐ
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình
a. CDCC ngành kinh tế (ngành cấp I)
Tình hình cơ cấu và CDCC ngành kinh tế theo sản lượng
Theo đó tỷ trọng trong GTSX của ngành Nông lâm thủy sản đã
giảm nhanh từ 4,68 năm 2014, xuống 3,25 năm 2018, đã giảm
1,44%; Tỷ trọng GTSX Công nghiệp - XD đã tăng nhanh, năm 2014
là 36,65%, năm 2017 là 41,2%, tăng 4,72%. Tỷ trọng của TM- dịch
vụ trong GTSX giảm, năm 2014 là 58,86 , năm 2018 là 55,57%,
giảm còn 3,29%.
Những diễn biến trên cho thấy xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành
đã có dấu hiệu tích cực. Nhưng là một thành phố khi dịch vụ đang có
vai trò quan trọng nhất khi nền kinh tế cũng đang dành nhiều nỗ lực
cho CNH và HĐH thì diễn biến trên là sự điều chỉnh cần thiết.
Tình hình cơ cấu và CDCC ngành kinh tế theo lao động
Nhìn chung Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây
dựng ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành dịch vụ và
nông nghiệp ngày càng giảm. Tuy nhiên mức thay đổi này tương
đương so với CDCC ngành cấp I theo sản lượng hay hàm ý rằng chất
lượng CDCC ngành kinh tế cấp I còn chậm.
Tình hình cơ cấu và CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tư
Theo tỷ trọng vốn đầu tư trong nền kinh tế thành phố, tỷ trọng
- 12
vốn đầu tư dành cho ngành nông lâm thủy sản rất thâp, khoảng
2,34%. Tỷ trong vốn đầu tư của CN - XD hiện đã chiếm hơn 61,3%
và tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ là hơn 36,36%.
b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế hay CDCC
ngành kinh tế
Cấp II
Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp
Xu hướng thay đổi cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp theo nghĩa
hẹp thể hiện đặc trưng của một thành thị. Tỷ trong GTSX của ngành
trồng trọt giảm -2 % trong thời kỳ 2014 - 2018. Tỷ trọng của ngành
chăn nuôi giảm 0,3% thời kỳ này, hiện ở mức 53,1%. Tỷ trọng của
ngành dịch vụ tăng được 2,3% hiện có tỷ trọng gần 10,7%.
Ngành công nghiệp – xây dựng
Cơ cấu ngành CN - XD thể hiện trên bảng 2.6 trong Phu lục.
Trong ngành này, vị trí vài trò của ngành XD được khẳng định. Đây
là ngành kinh tế quyết định sự phát triển của ngành cấp I CN - XD.
Trong giai đoạn 2014 - 2018, tỷ trọng của ngành công nghiệp
trong GTSX ngành cấp I thay đổi từ 49,34 năm 2014 xuống
45,27 năm 2018, giảm 4,7%. Theo chiều ngược lại ngành xây dựng
có tỷ trong tăng dần từ mức 50,66 năm 2014 lên 54,73 năm
2018, tăng 4,07%.
Xu thế này thể hiện chiều hướng tích cực của nền kinh tế khi
ngành xây dựng có sự phát triển nhanh và có tỷ trọng cao.
Ngành thương mại dịch vụ
Xu thế thay đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành TM – DV
hiện đang theo dịch dần thêm về phía thương mại. Tỷ trọng GTSX
ngành thương mại trong tổng GTSX của TM - DV là 84,51 năm
2014 và là 88,73 năm 2018, tăng 4,22%. Theo chiều ngược lại, tỷ
- 13
trọng GTSX của dịch vụ đã giảm 4,22% những năm qua. (Bảng 2.7.
Phụ lục). Như vậy việc phát triển ngành TM - DV những năm qua
đang tập trung phát triển thương mại hơn là dịch vụ. Do đó dư định
phát triển của ngành TM-DV này nên tập trung nhiều hơn vào dịch
vụ.
2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
a. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị sản
xuất
Kinh tế ngoài nhà nước đã chiếm tỷ trọng hơn 97% GTSX của
thành phố. Nếu năm 2014 tỷ trọng của kinh tế ngoài nhà nước là gần
94 thì đến 2018 đã đạt gần 98%, tức tăng hơn 3,5%. Theo chiều
ngược lại, khu vực kinh tế nhà nước đã giảm tỷ trọng từ hơn 3,5%
xuống còn gần 3,5% trong thời gian này.
b. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về lao động
Cơ cấu thành phần kinh tế về lao động của thành phố đang dịch
chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu
vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm dần trong khu vực kinh tế nhà
nước. Năm 2014, lao động khu vực nhà nước là 18,7%, khu vực
ngoài nhà nước chiếm 81,3 , năm 2018, khu vực nhà nước chỉ còn
chiếm 10,2%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 89,8 . Nghĩa là tỷ
trọng lao động của kinh tế ngoài nhà nước đã tăng khoảng 8,5%.
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
Trong GTSX chung, tỷ trọng GTSX của khu vực thành thị
chiếm trên dưới 82% trong khi kinh tế nông thôn chiếm chỉ chiếm
chưa tới 18%. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ này cũng diễn
ra rất chậm. Trong giai đoạn 2014 - 2018, tỷ trọng kinh tế thành thị
chỉ tăng 2%.
- 14
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ
2.3.1. Những thành tựu
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân
- 15
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Tầm nhìn
- Xây dựng Đồng Hới trở thành một thành phố có kinh tế xã hội
phát triển của Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,
hoàn thiện và hiện đại, đáp ứng cao nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
Về quan điểm phát triển
- Phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế và xây
dựng thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh ngang
tầm với các đô thị trong vùng. Khai thác tối đa và có hiệu quả nội
lực, thu hút ngoại lực để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội một cách toàn diện.
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị
hoá. Ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, coi phát triển dịch vụ
là lĩnh vực đột phá, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình
đô thị hóa.
Về mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành,
từng lĩnh vực; bảo đảm cho nền kinh tế thành phố tiếp tục phát triển
với tốc độ cao. Xây dựng thành phố Đồng Hới trở thành đô thị loại 2
có kinh tế phát triển nhanh và bền vững, có ngành dịch vụ, du lịch,
- 16
công nghiệp phát triển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục
- đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, trở thành đô thị biển
văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện, môi trường bền vững.
Các mục tiêu cụ thể
Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn giai đoạn 2020 -2025:
10,5 - 11 /năm.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Đến năm 2023: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản khoảng 2%;
công nghiệp - xây dựng 43,5 và dịch vụ 54,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 147 triệu
đồng/năm
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025 tăng
bình quân 10% năm.
3.1.2. Dự báo tác động của bối cảnh bên ngoài đến Thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
3.2. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA
THÀNH PHỐ
3.2.1. Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành kinh tế để đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.1.1. Phát triển thƣơng mại, dịch vụ, du lịch
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển và mở
rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, xây dựng các siêu thị, trung
tâm thương mại, nâng cấp các chợ. Phấn đấu đến năm 2025, cải tạo
nâng cấp 2 chợ đạt tiêu chuẩn loại 1; 5 chợ loại 2 và 10 chợ loại 3.
- Tạo bước chuyển biến mạnh cho khu vực dịch vụ, ưu tiên phát
triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Khai
thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống
- 17
văn hoá, lịch sử để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố, xây dựng Đồng Hới trở thành trung tâm du lịch biển chất
lượng cao của cả vùng vào năm 2025.
- Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông ngày một hiện đại
đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh. Phát triển các hoạt động tài chính, tín dụng gắn với
chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.
- Từng bước hoàn thành hệ thống hạ tầng ngành thương mại,
chú trọng phát triển thị trường vùng sâu vùng xa của thành phố. Phát
triển loại hình thương mại phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay
như: cửa hàng tự chọn... ở thị trấn, các trung tâm xã.
3.2.1.2. Công nghiệp - Xây dựng
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi
trường, cảnh quan đô thị. Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, chuyển
giao khoa học - công nghệ; ưu tiên phát triển các ngành công nghệ
cao, tiên tiến, công nghệ sạch, các ngành và sản phẩm có lợi thế như
chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện
tử, hóa chất.
- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các cơ sở công
nghiệp nhỏ và vừa, khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề thủ
công truyền thống ở các địa phương, chú trọng sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, mộc cao cấp. Khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; gắn phát
triển TTCN với xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển tiêu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, khuyến
khích đầu tư vào tiểu thủ công nghiệp chú trọng đầu tư vào làng nghề
- 18
truyền thống, thu hút lao động, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ du
khách có giá trị gia tăng cao.
3.2.1.3. Nông lâm thủy sản
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung
và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ ngành phù hợp yêu cầu phát triển đô thị theo hướng
nông nghiệp sạch, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với
phát triển du lịch; gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm .
- Phát triển mạnh kinh tế tổng hợp vùng gò đồi phía Tây theo
hướng trang trại, kết hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như:
cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh. Thực hiện có hiệu quả
đề án sản xuất rau an toàn và hình thành vành đai rau xanh, rau sạch
ở các xã Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh. Phát triển và
nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo
an toàn dịch bệnh. Khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo
phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi tập trung theo mô
hình trang trại, có quy mô hợp lý, hiệu quả ở các xã, phường: Bắc
Lý, Đồng Sơn, Thuận Đức, Nghĩa Ninh.
3.2.2. Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế
Tập trung tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát
triển bình đẳng, khai thác tối đa tiềm năng về nhân lực, vốn, công
nghệ của các thành phần kinh tế tư nhân vào phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn. Quan tâm phát phát triển thành phần kinh tế cá thể,
hộ gia đình (trang trại); thành phần kinh tế hợp tác xã ở vùng khó
khăn. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào địa bàn, hỗ
trợ đào tạo nghề nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đi đôi với việc củng cố các hình thức kinh tế tập thể và nhà
nguon tai.lieu . vn