Xem mẫu
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN QUÝ
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI SƢ ĐOÀN
372, QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN,
BỘ QUỐC PHÒNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 834 03 01
Đà Nẵng - Năm 2021
- Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 1: PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG
Phản biện 2: TS. HỒ VĂN NHÀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hoạt động chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) chủ
yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và một phần của hoạt
động có thu từ phí, lệ phí của các hoạt động dịch vụ công. Bởi vậy
quản lý các khoản chi tại các đơn vị HCSN có vai trò rất quan trọng
trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia và nguồn vốn NSNN.
NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết kinh tế vĩ mô để
thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia.
Thực tế các khoản chi NSNN tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK -
KQ, BQP cơ bản thực hiện theo quy định của Nhà nước, BQP, Quân
chủng PK - KQ. Tuy nhiên về kết quả và hiệu quả của nội dung chi
ngân sách tại đơn vị còn một số tồn tại. Nội dung KSNB các khoản
chi ngân sách tại đơn vị còn bộc lộ một số hạn chế. Do đó để bảo
đảm hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước
cũng như hoàn thiện ngày càng tốt hơn nội dung KSNB các khoản
chi ngân sách tại đơn vị. Đặc biệt là hạn chế rủi ro, vi phạm kỷ luật
tài chính xảy ra trong hoạt động chi ngân sách tại Sư đoàn 372, góp
phần vào phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát tài sản của Nhà
nước, bản thân tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài
“Kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng
không - Không quân, Bộ Quốc phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm phân tích, đánh giá thực trạng KSNB các khoản chi
tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK – KQ, BQP; qua đó chỉ ra được
những hạn chế của hoạt động KSNB các khoản chi tại Sư đoàn 372,
Quân chủng PK - KQ và đề ra những giải pháp nhằm tăng cường
- 2
công tác KSNB các khoản chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK - KQ
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào công tác KSNB các khoản
chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK – KQ.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Sư đoàn 372, Quân chủng PK - KQ.
+ Về thời gian: Thời gian nghiên cứu hoạt động KSNB các
khoản chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK - KQ từ năm 2015 đến
năm 2019.
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động KSNB các
khoản chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng PK - KQ từ năm 2015 đến
năm 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ các khoản chi tại
đơn vị hành chính sự nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Sư
đoàn 372, Quân chủng Phòng không-Không quân.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường, hoàn thiện công tác kiểm
soát nội bộ các khoản chi tại Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng
không-Không quân.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại kho bạc nhà nước huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kom Tum” của
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đại học kinh tế Đà Nẵng năm 2019.
- 3
Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các Trường
đào tạo sỹ quan Quân đội” của Tiến sỹ Lại Văn Tùng, Học viện Tài
chính, Bộ Tài chính năm 2018.
Đề tài “Hoàn thiện quản lý tài chính chi ngân sách nhà nước tỉnh
Thái Nguyên” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Liên, Học viện Hậu cần,
Bộ Quốc phòng năm 2020.
Bài viết "Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho đơn vị sự
nghiệp: Ngăn ngừa hiệu quả hành vi gian lận tài chính” của Bà
Nguyễn Thị Hoàng Lan, Sở tài chính tỉnh Vĩnh Long, trên tạp chí
“Nhịp sống tài chính” năm 2018.
Điều lệ công tác tài chính Quân đội ban hành kèm theo Quyết
định số 27/2007/QĐ-BQP ngày 14/2/2007 của Bộ trưởng BQP.
Quy chế công tác tài chính Quân chủng PK - KQ, ban hành kèm
theo Quyết định số 5052/QĐ-BTL ngày 31/12/2015 của Tư lệnh
Quân chủng PK - KQ.
Quy chế công tác tài chính Sư đoàn 372, ban hành kèm theo
Quyết định số 85/QĐ-SĐ ngày 15/01/2016 của Sư đoàn trưởng Sư
đoàn 372.
Cuốn sách “Lịch sử, truyền thống và phát triển của Sư đoàn không
quân 372” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 2015.
Trình bày quá trình thành lập Sư đoàn không quân 372; các giai đoạn
lịch sử phát triển theo năm tháng giai đoạn từ năm 1975 đến năm
2015. Các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân chủng
Phòng không - Không quân quy định về tổ chức, biên chế của Sư đoàn
372; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sư đoàn 372.
- 4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC
KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. Khái quát về KSNB trong khu vực công
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu KSNB trong khu vực công
a. Khái niệm về KSNB
Trong khu vực công, KSNB được đặc biệt chú ý bởi nó là đối
tượng của kiểm toán nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada có
những công bố chính thức về hướng dẫn KSNB trong các cơ quan
HCSN. Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI)
ban hành hệ thống chuẩn mực cơ bản theo báo cáo của COSO về
trình bày những vấn đề đặc thù của khu vực công. Theo đó, “Hệ
thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một quá trình xử lý toàn
bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức. Quá
trình này được thiết kế để phát triển, phát hiện các rủi ro và cung cấp
một sự bảo đảm hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”.
b. Mục tiêu của KSNB trong khu vực công
Tài liệu của INTOSAI là tài liệu đề cập chủ yếu đối với khu vực
công; có thể xác định các mục tiêu chủ yếu của hệ thống KSNB
trong các đơn vị loại này gồm:
+ Mục tiêu về hiệu quả: Hệ thống KSNB phải hướng tới việc
tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động thông qua việc sử dụng hợp lý
nhất các tài sản và các nguồn lực khác.
+ Mục tiêu tuân thủ: Hệ thống KSNB phải bảo đảm cho toàn bộ
hoạt động của đơn vị theo đúng pháp luật; phù hợp với yêu cầu của
việc giám sát cũng như phù hợp với các nguyên tắc quy trình, quy
định nội bộ của đơn vị.
- 5
+ Mục tiêu về thông tin: Hệ thống KSNB tốt phải bảo đảm cho
hệ thống báo cáo của đơn vị được chính xác, cập nhật đầy đủ để có
thể đưa ra các quyết sách kịp thời, đúng đắn, hiệu quả.
1.1.2. Các thành phần của hệ thống KSNB trong khu vực công
Do đó, các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống KSNB, bao gồm:
Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và hoạt
động kiểm soát; hoạt động giám sát.
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HCSN
1.2.1. Khái niệm về đơn vị HCSN
Đơn vị HCSN được hiểu là bao gồm tất cả các đơn vị và cơ quan
được hoạt động dựa trên các nguồn kinh phí của Nhà nước cấp hoặc
cơ quan cấp trên cấp xuống; bằng các nguồn kinh phí khác: hội phí,
viện phí, học phí, ... những nguồn này được thu từ hoạt động kinh
doanh và dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cho các nhiệm vụ của nhà
nước trong đó chủ yếu là các hoạt động chính trị - xã hội.
Phân loại theo phân cấp quản lý về tài chính, các đơn vị HCSN
được Nhà nước tổ chức theo hệ thống chạy dọc, bảo đảm phù hợp
với từng cấp NSNN và được chia thành 3 cấp sau: Đơn vị hành chính
dự toán cấp 1; Đơn vị hành chính dự toán cấp 2; Đơn vị hành chính
dự toán cấp 3.
1.2.2. Nội dung các khoản chi trong đơn vị HCSN
a. Chi thường xuyên
Chi tiền lương cho cán bộ; công nhân viên chức; người lao động
theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy
định đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi hoạt động chuyên môn cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;
mua sắm các VTHH, TTB, TS phục vụ công tác chuyên môn của
- 6
từng đơn vị, chi nghiệp vụ chuyên môn; dịch vụ công cộng; vật tư
văn phòng; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; công tác phí.
b. Chi đầu tư xây dựng
Căn cứ yêu cầu phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của
đơn vị và khả năng cân đối của NSNN. Nhà nước xem xét bố trí vốn
cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác cho đơn
vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp
luật về đầu tư công.
1.2.3. Hoạt động kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên
a. Mục tiêu kiểm soát các khoản chi thường xuyên
Bảo đảm thực hiện đúng các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định
mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh
phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
b. Đánh giá rủi ro đối với các khoản chi thường xuyên
Rủi ro về thực hiện nội dung bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn,
chính sách.
Rủi ro trong việc cấp phát, thanh toán tiền LG, PC, TA.
Rủi ro trong thực hiện chi mua sắm VTHH, TTB, TS phục vụ
công tác chuyên môn, quản lý hành chính của đơn vị.
Rủi ro trong nội dung tạm ứng, thanh toán, quyết toán các khoản
chi thường xuyên.
c. Thủ tục kiểm soát đối với một số khoản chi thường xuyên có
tỷ trọng lớn
Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có chứng
từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản được thực
hiện khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ.
- 7
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính được ghi chép vào sổ sách kế
toán, chấp hành đúng các quy định về chứng từ; hạch toán, mở sổ kế
toán, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh.
Các đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán và phần mềm quản lý.
Việc trao đổi thông tin giữa cấp trên và cấp dưới được thực hiện
thường xuyên, nội dung truyền tải rõ ràng.
Nhà nước ban hành các văn bản quy định hiện hành.
1.2.4. Hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng
a. Mục tiêu kiểm soát các khoản chi đầu tư xây dựng
Nhằm kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức
đầu tư. Kiểm tra tính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức
đầu tư.
Kiểm soát chi phí theo thiết kế kỹ thuật thiết kế - bản vẽ thi công
xây dựng công trình.
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán các bộ phận công trình.
Kiểm tra sự phù hợp dự toán bộ phận công trình, hạng mục công
trình với dự toán chi phí sơ bộ.
Kiểm soát chi phí khi đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh toán
hợp động xây dựng công trình.
b. Đánh giá rủi ro đối với các khoản chi đầu tư xây dựng
Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình xem xét các rủi
ro ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Giai đoạn vận hành, khai thác dự án cần nhận dạng các rủi ro ảnh
hưởng tới chi phí quản lý vận hành dự án, các chí phí sản xuất, thu
nhập hằng năm.
- 8
Giai đoạn chuẩn bị dự án, rủi ro thường xảy ra liên quan tới vấn
đề về thông tin dữ liệu điều tra phục vụ tính toán dự án, thời gian
thực hiện quá trình chuẩn bị dự án, căn cứ pháp lý của dự án.
Giai đoạn đầu tư xây dựng rủi ro có thể xảy ra nhiều từ môi
trường tự nhiên, thị trường xây dựng, thủ tục hành chính pháp lý
trong đầu tư và xây dựng, tổ chức và thực hiện các công việc khảo
sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình.
c. Thủ tục kiểm soát đối với các khoản chi đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư thực hiện quản lý các dự án công trình xây dựng thông
qua Ban quản lý dự án, công trình, mà Trưởng ban quản lý là Thủ
trưởng của chủ đầu tư, cùng các thành viên là các cơ quan ban ngành
chức năng có chuyên môn về quản lý dự án và chứng chỉ đấu thầu.
Nội dung tạm ứng, thanh toán vốn cho nhà thầu được đăng ký
theo dõi chặt chẽ; thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận tài
chính kế toán.
Thực hiện đo lường, đánh giá tác động của rủi ro tới hiệu quả đầu tư
của dự án, khả năng thành công của dự án khi có tác động của rủi ro.
Tiến hành các hoạt động kiểm soát, hạn chế tác động xấu của rủi
ro để đảm bảo hiệu quả đầu tư đặt ra của dự án.
Cơ quan Nhà nước đã có các văn bản quy định cụ thể về thực
hiện các dự án đầu tư xây dựng như: Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 62/2020/QH14
ngày 17/6/2020 của Quốc hội ...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương một đã trình bày cơ sở lý luận của KSNB các khoản chi
trong đơn vị HCSN nói chung và KSNB các khoản chi tại trong đơn
vị quân đội nói riêng. Tất cả đều phải tuân thủ theo quy trình quản lý
- 9
tài chính và tuân theo pháp luật về tài chính của Nhà nước đã ban
hành. Tuy nhiên với mỗi đối tượng được kiểm soát sẽ có những
phương pháp thực hiện riêng, phụ thuộc vào điều hành của cấp trên,
của người thực hiện thực hiện. Nhìn chung, mọi hoạt động KSNB
các khoản chi ngân sách đều đi đến mục tiêu là nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật, hoàn thành nhiệm vụ quản lý chi ngân sách của các
đơn vị; cũng như việc thực hiện tuân thủ pháp luật về quản lý tài
chính, tài sản Nhà nước.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI
SƢ ĐOÀN 372, QUÂN CHỦNG PK - KQ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SƢ ĐOÀN KHÔNG QUÂN 372
2.1.1. Lịch sử hình thành Sƣ đoàn 372
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Sƣ đoàn 372
a. Chức năng của Sư đoàn 372
Sư đoàn 372 là đơn vị trực thuộc Quân chủng PK - KQ, có chức
năng: “Tham mưu cho Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng về chủ trương,
biện pháp xây dựng lực lượng không quân. Sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch để bảo vệ
các trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội và các mục
tiêu được giao. Thực hiện quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia; tổ chức
quản lý điều hành an toàn mọi hoạt động bay theo khu vực trách
nhiệm được giao (không phận miền Trung). Tham gia tác chiến không
quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng hoặc độc lập
thực hiện nhiệm vụ. Tham gia phòng chống “Diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ”, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực”.
- 10
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu cho Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng về: Chủ trương
biện pháp về huấn luyện chiến đầu, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu đối
với lực lượng không quân và các nhiệm vụ khác.
- Quản lý điều hành các hoạt động bay quân sự, các phương tiện
bay; quản lý chặt chẽ các hoạt động bay hàng không dân dụng; quản
lý độ cao, chướng ngại vật hàng không, các trận địa không quân theo
quy định.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương trong và ngoài Quân đội
tham gia phòng chống lụt bão, chảy nổ cháy rừng, cứu hộ cứu nạn và
khắc phục hậu quả thiên tai; giải quyết các chế độ chính sách theo
quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,
địa phương.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện sắp xếp, bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính
sách để xây dựng đội ngũ SQ, QNCN, CN&VCQP, HSQ-BS theo
quy định của pháp luật.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Sƣ đoàn 372
2.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KSNB TẠI SƢ ĐOÀN 372
2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát
Qua nắm bắt tìm hiểu thực tế đơn vị, có thể khái quát cơ bản về
các yếu tố của hệ thống KSNB trong Sư đoàn 372, Quân chủng PK -
KQ như sau: Đơn vị có môi trường kiểm soát bên trong thuận lợi,
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của
công tác quản lý tài chính; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, tôn
trọng và gương mẫu chấp hành nguyên tắc, kỷ luật tài chính; luôn đề
- 11
cao và yêu cầu cơ quan tài chính thực hiện tốt vai trò kiểm tra, kiểm
soát việc chi tiêu sử dụng ngân sách và tài sản của đơn vị.
2.2.2. Đánh giá rủi ro
- Rủi ro trong thực hiện chi tiền LG, PC, TA cho cán bộ, chiến
sỹ. Rủi ro trong việc thực hiện các chế độ chính sách về lương ngạch
bậc, cấp bậc quân hàm.
- Rủi ro trong chi tiêu mua sắm VTHH, TTB, TS phục vụ công
tác nghiệp vụ chuyên môn, quản lý hành chính của đơn vị.
- Rủi ro trong nội dung cấp phát, tạm ứng, thanh toán, quyết toán
các khoản chi ngân sách.
- Rủi ro trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Rủi ro trong việc phân công, phân nhiệm, ủy quyền ký duyệt
một số nội dung chi ngân sách.
- Rủi ro trong đạo đức, tính trung thực, liêm chính của cán bộ, nhân
viên trực tiếp thực hiện các nội dung chi ngân sách của đơn vị.
- Rủi ro trong thực hiện cơ cấu tổ chức, biên chế của đơn vị, sự
kiểm soát của các bộ phận trong thực hiện chi ngân sách.
2.2.3. Hoạt động kiểm soát
Các hoạt động chi ngân sách do các cơ quan, đơn vị ngành
nghiệp vụ thực hiện lập kế hoạch, báo cáo trình Thủ trưởng Sư đoàn
phê duyệt; sau đó được gửi tới Ban Tài chính làm thủ tục cấp phát,
thanh toán.
Trong hoạt động kiểm soát có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan ngành nghiệp vụ chuyên môn; Hội đồng mua sắm, Hội đồng
xét xuyệt, Ủy ban kiểm tra đảng ủy các cấp và Ban tài chính thực
hiện chức năng giám sát, kiểm tra về tài chính.
- 12
Tất cả các nội dung chi đều phải được thông qua Chủ tài khoản
ký duyệt chi; Trưởng Ban tài chính ký xác nhận, thông qua bộ phận
kế toán làm thủ tục thanh toán.
Hằng tháng, hằng quý có sự đối chiếu số liệu giữa các bộ phận quản
lý ngân sách với bộ phận kế toán; thủ quỹ và Kho bạc Nhà nước.
2.2.4. Thông tin và trao đổi thông tin
Về hệ thống thông tin kế toán, tổ chức hệ thống kế toán trong
đơn vị tương đối phù hợp với hoạt động trong lĩnh vực Quốc phòng,
an ninh.
2.2.5. Giám sát
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên liên
tục của các cấp các ngành; đồng thời có sự kiểm tra, giám sát của
Hội đồng quân nhân; Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy các cấp; các tổ
chức đoàn thể và toàn thể mọi cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện
kiểm tra, kiểm soát và cho ý kiến đóng góp thông qua hòm thư góp ý
và hội nghị công khai tài chính hằng tháng; ngày sinh hoạt chính trị -
văn hóa tinh thần toàn thể đơn vị.
2.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI THƢỜNG
XUYÊN TẠI SƢ ĐOÀN 372
2.3.1. Kiểm soát các khoản chi tiền lƣơng, phụ cấp, tiền ăn
cho cán bộ chiến sỹ
a. Đánh giá rủi ro
- Rủi ro trong việc lập dự toán chi ngân sách không sát đúng với
thực tế quân số, nhiệm vụ của đơn vị.
- Rủi ro trong việc tạo lập bảng lương cho cán bộ, nhân viên;
bảng cấp phát phụ cấp HSQ-CS của đơn vị.
- Rủi ro trong việc bảo đảm các loại phụ cấp hưởng theo chấm
công thực tế ngày làm việc.
- 13
- Rủi ro khi cấp phát lương cho các cá nhân của đơn vị.
b. Thủ tục kiểm soát
- Cơ quan Nhà nước, BQP, Quân chủng PK – KQ, Sư đoàn đã
ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức
hưởng của các đối tượng, thành phần.
- Hằng quý, Hội đồng xét duyệt đối tượng, chức danh hưởng chế
độ phụ cấp đặc thù các cấp chỉ tiến hành rà xét và ra quyết định cho
các đối tượng mới tăng thêm hoặc bổ sung.
- Trong việc giải quyết chế độ cho SQ, QNCN phục viên và các
tiêu chuẩn thì thủ tục giải quyết là do cơ quan Cán bộ, Quân lực.
Thực tế thủ tục kiểm soát đơn vị thực hiện như sau:
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN CÁ NHÂN NGƢỜI THỤ
LÝ NHÂN SỰ HƢỞNG
(5)
(1) BAN TÀI CHÍNH SƢ (4)
ĐOÀN
(2) (3)
THỦ TRƢỞNG SƢ KHO BẠC, NGÂN
ĐOÀN HÀNG
Hình 1.2: Sơ đồ kiểm soát chi LG, PC, TA tại Sƣ đoàn
- Ban Tài chính là cơ quan kiểm soát cuối cùng trong việc thực
hiện các khoản chi tiền LG, PC, TA cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ
trong toàn đơn vị
Thực tế số liệu chi tiền lương, phụ cấp, tiền ăn từ năm 2015
đến năm 2019 tại đơn vị như sau:
- 14
Bảng 1.1: Số liệu chi lƣơng, phụ cấp, tiền ăn
Đơn vị tính: 1.000 đồng
S
Nội dung chi Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng
tt
Chi tiền lương
1 ngạch bậc, 106.110.328 117.256.830 131.937.691 144.980.750 158.760.450 659.046.049
quân hàm
Chi các loại
2 76.950.358 85.500.930 95.584.095 100.874.930 114.765.903 473.676.216
phụ cấp
3 Chi tiền ăn 42.930.156 47.790.342 53.786.174 58.300.856 64.589.340 267.396.868
Chi thanh toán
phép, công tác
4 12.150.981 13.590.872 15.997.770 16.500.875 18.152.900 76.393.398
phí, hội nghị,
khen thưởng
Chi thanh toán
5 9.850.783 10.018.950 10.818.282 11.432.459 12.215.590 54.336.064
điện, nước
Tổng cộng 247.992.606 274.157.924 308.124.012 332.089.870 368.484.183 1.530.848.595
2.3.2. Kiểm soát các khoản chi mua sắm vật tƣ hàng hóa,
trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác chuyên môn.
a. Đánh giá rủi ro.
- Rủi ro trong công tác lập dự toán ngân sách hằng năm.
- Rủi ro về tính hiệu quả và kết quả trong thực hiện mua sắm vật
tư hàng hóa, trang thiết bị, tài sản.
- Rủi ro trong sử dụng các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ pháp lý.
- Rủi ro trong tạm ứng, thanh toán, và quyết toán các nội dung chi
mua sắm VTHH, TTB, TS phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị.
b. Thủ tục kiểm soát.
- Hằng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ
lập dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính tổng hợp và Ban tài
chính lập dự toán ngân sách của toàn đơn vị gửi cấp trên phê duyệt.
- Nội dung trình tự thực hiện mua sắm VTHH, TTB, TS được
thực hiện theo quy định đã được ban hành trong các văn bản của Nhà
nước, BQP, Quân chủng PK – KQ và quy chế của đơn vị.
- Nội dung thực hiện chi tiêu mua sắm VTHH, TTB, TS của đơn
vị được hiện đúng quy trình, trình tự quy định của Nhà nước.
- 15
Thực tế nội dung chi ngân sách mua sắm vật tư hàng hóa, trang
thiết bị, tài sản tại đơn vị được thực hiện như sau:
CƠ QUAN NGHIỆP ĐỐI TÁC CUNG
VỤ CHUYÊN MÔN CẤP HÀNG HÓA
BAN TÀI CHÍNH
(1) (4)
(2) (3)
KHO BẠC, NGÂN
THỦ TRƢỞNG SƢ
HÀNG
ĐOÀN
Hình 1.4: Sơ đồ kiểm soát chi mua sắm VTHH, TTB, TS tại Sƣ đoàn
- Ban tài chính thực hiện kiểm soát các hoạt động chi và luân
chuyển chứng từ trong quản lý tài chính theo đúng theo trình tự.
Kiểm soát chi mua sắm trong Ban tài chính thực hiện như sau:
NGƢỜI PHỤ TRÁCH KHO BẠC NHÀ NƢỚC
NGÂN SÁCH
(1) (3)
(2)
TRƢỞNG BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Hình 1.5: Sơ đồ kiểm soát chi mua sắm trong Ban tài chính
- Trong hoạt động kiểm soát phối hợp giữa các cơ quan ngành
nghiệp vụ chức năng, cơ quan chuyên môn, cơ quan tài chính, vật tư;
quân lực, doanh trại thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, nghiệm
thu thực tế vật tư hàng hóa, tài sản mua sắm. Số liệu cụ thể như sau:
- 16
Bảng 1.2: Số liệu chi mua sắm vật tƣ hàng hóa, trang thiết bị, tài
sản tại Sƣ đoàn giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: 1.000 đồng
S
Nội dung chi Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng
tt
Chi mua sắm
1 345.890 380.875 428.000 470.689 515.982 2.141.436
tài sản
Chi bảo quản,
bảo dưỡng,
2 15.430.890 17.550.870 19.667.127 20.910.420 23.125.000 96.684.307
sửa chữa tài
sản
Chi mua sắm
3 phục vụ 6.805.340 7.090.265 7.801.300 8.574.087 9.430.875 39.701.867
chuyên môn
Tổng cộng 22.582.120 25.022.010 27.896.427 29.955.196 33.071.857 138.527.610
2.4. KSNB chi đầu tƣ xây dựng tại Sƣ đoàn 372.
2.4.1. Đánh giá rủi ro.
- Rủi ro trong việc lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn
nhà thầu và hợp đồng xây dựng.
- Rủi ro về tính pháp lý của hồ sơ chứng từ.
- Rủi ro trong lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo quyết toán hoàn thành.
- Rủi ro trong quản lý chi phí quản lý công trình.
- Rủi ro trong việc xác định vật liệu và đơn giá vật liệu hình
thành các loại chi phí.
- Rủi ro trong thực hiện tiến độ dự án.
- Rủi ro trong thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán vốn
đầu tư xây dựng công trình.
2.4.2. Quy trình kiểm soát các khoản chi đầu tƣ xây dựng
- Nội dung chi đầu tư xây dựng công trình tại Sư đoàn được thực
hiện theo các văn bản hiện hành của Nhà nước, Chính phủ, Bộ ban
ngành liên quan.
- Đối với nguồn vốn đầu tư do Kho bạc Nhà nước kiểm soát,
thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
* Quy trình thanh toán:
- 17
Đối với nguồn vốn đầu tư do Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh
toán thực hiện theo quy định hiện hành của Kho bạc Nhà nước.
Đối với nguồn vốn đầu tư do Bộ Quốc phòng kiểm soát, thanh
toán thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với dự án Quân chủng giao cho Sư đoàn làm chủ đầu tư,
thực hiện theo quy trình sau:
BAN QUẢN LÝ NHÀ THẦU XÂY
CÔNG TRÌNH DỰNG
(1) (6)
KHO BẠC NHÀ
THỦ TRƢỞNG SƢ
NƢỚC
ĐOÀN
(2) (5) (4)
BAN TÀI CHÍNH PHÒNG TÀI
(3) CHÍNH
Hình 1.6: Sơ đồ kiểm soát chi đầu tƣ XDCT tại Sƣ đoàn
Thực tế quy trình thanh toán chi đầu tư xây dựng công trình tại
Sư đoàn được thực hiện như sau:
NGƢỜI PHỤ TRÁCH CƠ QUAN THANH
XÂY DỰNG CƠ BẢN TOÁN
(1) (3)
TRƢỞNG BAN TÀI (2) KẾ TOÁN
CHÍNH
Hình 1.7: Sơ đồ kiểm soát chi XDCT trong Ban tài chính
* Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán của cơ quan thanh toán:
Cơ quan thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu
- 18
tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản
giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự
án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và
các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán
cho chủ đầu tư. Số liệu cụ thể:
Bảng 1.3: Số liệu chi đầu tƣ xây dựng công trình
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nội dung
Stt Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng
chi
Xây dựng
1 công trình 5.870.000 6.750.000 85.930.998 98.550.998
chuyển tiếp
Xây dựng
2 công trình 9.560.000 8.450.000 7.510.000 16.800.000 30.200.000 72.520.000
mở mới
Tổng cộng 15.430.000 15.200.000 93.440.998 16.800.000 30.200.000 171.070.998
- Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện sai sót trong
hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo
bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Mục tiêu chi đầu tư xây dựng công trình trong lĩnh vực Quốc
phòng, an ninh là phục vụ mục tiêu chính trị, bằng bất kỳ giá nào
cũng phải có công trình trong thời gian ấn định.
- Từ đặc điểm nêu trên đã làm xuất hiện đặc điểm thứ 3 có liên
quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình trong
BQP là đối với các dự án cấp bách, có ý nghĩa chính trị lớn thì cần
phải cấp đủ vốn và kịp thời, không được chậm trễ.
2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB CÁC KHOẢN CHI TẠI SƢ ĐOÀN 372
2.5.1. Ƣu điểm trong công tác KSNB các khoản chi tại Sƣ
đoàn 372
- Về môi trường kiểm soát, đơn vị có môi trường kiểm soát bên
trong thuận lợi, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nhận thức đúng đắn về vị trí,
vai trò của công tác quản lý tài chính; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo,
tôn trọng và gương mẫu chấp hành nguyên tắc, kỷ luật tài chính.
nguon tai.lieu . vn