Xem mẫu
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ LỆ HƢƠNG
KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG BÌNH,
TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01
Đà Nẵng - 2020
- Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣờ ƣớng n o : TS. P ạm Hoà Hƣơng
Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Phú
Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 24 tháng 10 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Chính sách BHXH, BHYT là nền tảng cơ bản cho an sinh xã
hội, là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. BHXH ra đời
mang trong nó bản tính nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, hạnh
phúc của mọi ngƣời.
BHXH huyện Thăng Bình là đơn vị BHXH cấp huyện thuộc
BHXH tỉnh Quảng Nam với địa bàn hoạt động tƣơng đối rộng, có số
đối tƣợng tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN và ngƣời hƣởng các
chế độ trợ cấp BHXH tƣơng đối lớn với số tiền chi trả hằng năm trên
hai trăm tỷ đồng cùng với qui mô và nội dung hoạt động chi BHXH
ngày càng nhiều hơn, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong quá
trình quản lý chi chế độ BHXH nhƣ hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều
hạn chế: đó là sự gian lận trong việc chi trả chế độ BHXH, lạm dụng
tiền chi BHXH với mức độ ngày càng tinh vi, công tác tự kiểm soát,
kiểm tra hoạt động chi BHXH tại BHXH huyện Thăng Bình đã có sự
quan tâm và tổ chức triển khai hàng năm nhƣng đôi khi vẫn còn xem
nhẹ, không đƣợc chú trọng dẫn đến thực hiện các quy trình nghiệp
vụ, một số quy định vụ chƣa tốt.
Vì thế kiểm soát chi bảo hiểm xã hội là yếu tố cần thiết và vô
cùng quan trọng đối với cơ quan BHXH huyện Thăng Bình. Đề tài
kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Thăng Bình đƣợc
thực hiện nhằm phân tích những tồn tại trong quá trình quản lý chi
BHXH để từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát
chi BHXH, đáp ứng kịp thời và giảm nguy cơ thất thoát, bị lạm
dụng, đảm bảo chi đúng chế độ, đúng đối tƣợng, đúng mục đích tại
BHXH huyện Thăng Bình.
Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên, cùng với những kinh
- 2
nghiệm công tác tại cơ quan Bao hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, và
kiến thức về kiểm soát nội bộ đã đƣợc học tập nghiên cứu tại trƣờng,
tôi quyết định chọn đề tại: “Kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH
tại BHXH huyện Thăng Bình.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi BHXH tại BHXH
huyện Thăng Bình.
3. Đố tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kiểm
soát chi BHXH. Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm các khoản chi: Chi
ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe; chi tai nạn lao
động-bệnh nghề nghiệp, hƣu trí tử tuất; chi trợ cấp bảo hiểm thất
nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đi sâu tìm hiểu thủ tục kiểm soát chi các chế độ bảo
hiểm xã hội tại BHXH huyện Thăng Bình
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp - so sánh, đối chiếu
giữa lý luận kiểm soát chi BHXH và thực tiễn kiểm soát ở đơn vị để
phân tích công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Thăng
Bình, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
tồn tại trong công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội. Thực trạng
kiểm soát chi BHXH huyện Thăng Bình đƣợc tìm hiểu thông qua
đọc tài liệu và trao đổi với chuyên viên BHXH.
- 3
5. Bố cụ đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành
ba chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại
cơ quan bảo hiểm xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội
tại BHXH huyện Thăng Bình.
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm kiểm soát chi bảo hiểm xã
hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Thăng Bình.
. Tổng qu n tà u ng ên ứu
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động
BHXH ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về kiểm soát chi BHXH có
một số đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nghiên cứu về kiểm soát
chi BHXH, các công trình nghiên cứu trên với mục tiêu, nhiệm vụ,
đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau, đã đề cập
khá nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động BHXH và kiểm
soát chi BHXH. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chƣa có
giải giáp nào phù hợp với thực trạng kiểm soát chi tại BHXH huyện
Thăng Bình. Đề tài “K ểm soát Bảo ểm xã ộ tạ Bảo ểm
xã ộ uy n T ăng Bìn , tỉn Quảng N m” đƣợc tác giả lựa chọn
để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị của mình nhằm
hoàn thiện kiểm soát chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng
Bình.
- 4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XĂ HỘI
TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Khái ni m về kiểm soát nội bộ
INTOSAI GOV 9100 định nghĩa “KSNB là quá trình chịu ảnh
hƣởng bởi các nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức đƣợc
thiết kế nhằm đối phó với rủi ro và cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng
khi đơn vị thực hiện sứ mệnh thì đạt đƣợc các mục tiêu: Điều hành
một cách trật tự, có đạo đức, kinh tế, hiệu năng và hiệu quả các hoạt
động; thực hiện các nghĩa vụ kế toán, tuân thủ các quy định,luật,
pháp lý có liên quan; Bảo vệ nguồn lực khỏi sự mất mát, lạm dụng
và phá hỏng”.
1.1.2. Các loại kiểm soát nội bộ
- Căn cứ vào nội dung kiểm soát: kiểm soát quản trị và kiểm
soát kế toán.
- Theo mục tiêu của kiểm soát: kiểm soát ngăn ngừa, kiểm
soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh.
1.1.3. Các yếu tố cấu thành h thống kiểm soát nội bộ
Theo INTOSAI GOV 9100, hệ thống kiểm soát trong một đơn
vị thuộc lĩnh vực công bao gồm 5 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau: Môi trƣờng kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát;
Thông tin và truyền thông; Hoạt động giám sát.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHI
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Khái ni m và phân loại bảo hiểm xã hội
Khái niệm bảo hiểm xã hội nhƣ sau: “bảo hiểm xã hội là sự
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động
- 5
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghê nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
Các loại hình BHXH: bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm xã
hội tự nguyện; bảo hiểm thất nghiệp.
1.2.2. Khái ni m và nội dung chi bảo hiểm xã hội
- Chi BHXH là việc cơ quan Nhà nƣớc sử dụng số tiền thuộc
nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho
đối tƣợng thụ hƣởng theo qui định nhằm ổn định cuộc sống của
ngƣời tham gia BHXH và các hoạt động của hệ thống BHXH.
- Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội từ nguồn quỹ ngân sách nhà
nước:trợ cấp khu vực một lần; chế độ BHXH một lần; chế độ BHXH
hàng tháng
- Chi trả các chế độ bảo hiểm từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội:
chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe; chi tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí tử tuất; chi bảo hiểm thất
nghiệp
1.2.3. Đặ đ ểm quản lý chi bảo hiểm xã hội
- Quy trình kiểm soát chi BHXH đƣợc thực hiện tại các bộ
phận trong đơn vị: bộ phận TN&TKQTTHC, Chế độ BHXH, Cấp sổ,
thẻ, Thu, Kế toán, Công nghệ thông tin.
- Tại BHXH cơ quan có hai hình thức chi tiền chế độ BHXH,
BHTN: Hình thức trực tiếp; Hình thức gián tiếp là ủy quyền bƣu điện
chi trả các chế độ BHXH.
1.3. KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3.1. Yêu cầu của kiểm soát chi bảo hiểm xã hội
- Kiểm soát chi BHXH đảm bảo chi đúng chính sách, đúng chế
độ hiện hành, chi trả kịp thời và đầy đủ; kiểm soát chi nhằm đảm bảo
- 6
chi đúng đối tƣợng đƣợc hƣởng; chi trả các chế độ BHXH đƣợc quản
lý thống nhất, công khai, minh bạch, thủ tục chi trả đơn giản, thuận
tiện cho đối tƣợng cũng nhƣ ngƣời lao động; đảm bảo an toàn tiền
mặt trong chi trả các chế độ BHXH.
1.3.2. Mục tiêu của kiểm soát chi bảo hiểm xã hội
- Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức phục hồi sức
khỏe: Tránh giả mạo hồ sơ giấy tờ để hƣởng chế độ ốm đau thai sản,
đảm bảo chi đúng đối tƣợng; Hạn chế tình trạng không đủ điều kiện
nhƣng vẫn giải quyết chế độ ốm đau thai sản; Ngăn chặn tình trạng
tăng mức đóng BHXH khi mang thai.
- Chi trả chế độ TNLĐ-BNN, hƣu trí, tử tuất: Kiểm soát nhằm
mục tiêu chi trả đảm bảo kịp thời, đầy đủ; Tránh tình trạng nhận
trùng chế độ, chi chế độ không đúng đối tƣợng, tránh tình trạng chi
khống khi đối tƣợng không còn nữa.
- Chi bảo hiểm thất nghiệp: Giảm thiểu các trƣờng hợp vừa đi
làm vừa hƣởng TCTN; Tránh tình trạng các ĐVSDLĐ báo giảm chốt
sổ để NLĐ hƣởng BHTN cho khi hết thời gian hƣởng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp thì đơn vị sử dụng lao động báo đi làm trở lại.
1.3.3. Hoạt động kiểm soát chi bảo hiểm xã hội
a. Kiểm soát chi trả chế độ ốm đau, thai sản, NDSPHSK
*G đoạn nộp hồ sơ
Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát nhằm tránh giả mạo hồ sơ
giấy tờ để hƣởng chế độ ốm đau thai sản, đảm bảo chi đúng đối
tƣợng; Tránh tình trạng đơn vị không đóng vào quỹ BHXH, BHYT
nhƣng vẫn chi chế độ gây thất thoát quỹ BHXH.
Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra hồ sơ thanh toán chế độ ốm
đau: khi tiếp nhận hồ sơ ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức phục hồi
sức khỏe bộ phận TN&TKQTTHC kiểm tra hồ sơ đơn vị gửi, kiểm
- 7
tra ĐVSDLĐ đã đóng nộp tiền BHXH có đầy đủ chƣa, nếu chƣa nộp
đủ tiền và còn nợ tiền thu BHXH thì không tiếp nhận hồ sơ do
ĐVSDLĐ nộp cho cơ quan BHXH.
*G đoạn giải quyết chế độ
Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát chặt chẽ ở khâu giải quyết
chế độ sẽ hạn chế và ngăn ngừa sự lạm dụng và thất thoát quỹ
BHXH; Hạn chế tình trạng không đủ điều kiện nhƣng vẫn giải quyết
chế độ ốm đau thai sản, vừa đi làm vừa hƣởng NDSPHSK.
Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra điều kiện tham gia BHXH của
NLĐ: chế độ ốm đau thì NLĐ phải tham gia đóng BHXH tháng liền
kề trƣớc khi nghỉ ốm; trƣờng hợp thai sản NLD phải tham gia đóng
BHXH đủ từ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng kể từ lúc sinh con;
trƣờng hợp NDSPHSK sau sinh hoặc sau khi ốm đau thì phải kiểm
tra NLĐ không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc.
*G đoạn chi trả chế độ
Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát nhằm chống tình trạng
thông đồng giữa ngƣời làm hồ sơ và cán bộ BHXH, nhập sai thông
tin đẫn đến chi không đúng; Hạn chế tình trạng ĐVSDLĐ chiếm
dụng tiền chế độ của NLĐ.
Thủ tục kiểm soát: Thực hiện chuyển tiền cho ĐVSDLĐ
để chi trả NLĐ, đối với các trƣờng hợp chuyển tiền cho ĐVSDLĐ
BHXH huyện hƣớng dẫn đơn vị chi cho NLĐ đúng theo quy định,
trƣờng hợp sau khi ĐVSDLĐ tổ chức chi trả mà NLĐ chƣa nhận
trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận đƣợc kinh phí thì hƣớng dẫn
ĐVSDLĐ lập mẫu và chuyển lại kinh phí lại cho cơ quan BHXH.
b. Kiểm soát chi trả chế độ TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất
Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát nhằm mục tiêu chi trả đúng
chính sách, đúng chế độ, đúng ngƣời hƣởng, đảm bảo kịp thời, đầy
- 8
đủ; Tránh tình trạng nhận trùng chế độ, chi chế độ không đúng đối
tƣợng, tránh tình trạng chi khống khi đối tƣợng không còn nữa.
Thủ tục kiểm soát: Ngày 5 hằng tháng Bƣu điện huyện lập
Bảng thanh toán trợ cấp 1 lần, danh sách chi trả do huyện giải quyết
và kiểm tra xem các danh sách đã ký nhận đầy đủ và kịp thời chƣa?
kiểm tra giấy ủy quyền có đảm bảo không?
c. Kiểm soát chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Mục tiêu kiểm soát: Giảm thiểu các trƣờng hợp vừa đi làm
vừa hƣởng BHTN, tránh tình trạng các ĐVSDLĐ báo giảm chốt sổ
để NLĐ hƣởng BHTN sau khi hết thời hạn hƣởng chế độ bảo hiểm
thất nghiệp thì đơn vị sử dụng lao động báo tăng và đi làm trở lại.
Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra thông tin ngƣời nhận trợ cấp
so với danh sách chi trả trợ cấp thất nghiệp (mẫu C72d-HD); Kiểm
tra sổ BHXH thời gian tham gia đóng nộp BHTN với quyết định
hƣởng trợ cấp thất nghiệp. Trƣờng hợp phát hiện giải quyết trợ cấp
chƣa đúng thì làm văn bản trình Giám đốc BHXH huyện xem xét gửi
lên BHXH tỉnh để BHXH tỉnh gửi cho Sở LĐ&TB-XH. Trƣờng hợp
ngƣời hƣởng trợ cấp không trực tiếp đến nhận thì kiểm tra giấy ủy
quyền có xác nhận của chính quyền địa phƣơng nơi cƣ trú.
- 9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG BÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG
BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành BHXH huy n T ăng Bìn
BHXH huyện Thăng Bình đƣợc thành lập theo quyết định số
11/TC-CB ngày 18/8/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam -
Đà Nẵng (cũ), trụ sở đóng tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Chứ năng, n m vụ, quyền hạn của BHXH huy n
T ăng Bìn
BHXH huyện Thăng Bình xây dựng kế hoạch phát triển dài
hạn, ngắn hạn và chƣơng trình công tác hàng năm cho Giám đốc
BHXH tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc
phê duyệt. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH
Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
2.1.3 Cơ ấu tổ chức, chế độ quản lý, trách nhi m và chế
độ làm vi c của BHXH huy n T ăng Bình
Cơ ấu, tổ chức:BHXH huyện Thăng Bình hiện nay có 17
viên chức và lao động hợp đồng. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 02
phó Giám đốc. Có 03 Tổ Nghiệp vụ đƣợc thành lập theo quy định.
C ế độ quản ý: Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản
lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó
Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển.
C ế độ àm v : Giám đốc BHXH huyện làm việc theo chế
độ thủ trƣởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc
- 10
BHXH huyện Thăng Bình Ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông
tin, báo cáo theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH tỉnh.
Trá n m: Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Thăng Bình
chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và trƣớc pháp
luật khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG BÌNH
2.2.1. Mô trƣờng kiểm soát tại BHXH Huy n T ăng Bìn
Đặc điểm cơ cấu tổ chức:
- BHXH huyện từng bƣớc hoàn thiện bộ máy tổ chức nâng cao
năng lực quản lý điều hành hoạt động BHXH đang trong quá trình
mở rộng đối tƣợng tham gia tiến đến BHXH toàn dân.
- Xác định thái độ làm việc đúng đắn khi giải quyết đúng
ngƣời, đúng việc và bảo tồn quỹ BHXH. Chính sách tiền lƣơng, chế
độ khen thƣởng đƣợc cải thiện đã khuyến khích tinh thần làm việc
của CCVC ngành BHXH.
- BHXH huyện Thăng Bình đang tổ chức bộ máy tổ chức theo
quy định của Luật BHXH, đúng quy định của Ngành thông qua việc
cải cách thủ tục hành chính, đã thành lập bộ phận TN&TKQTTHC
thực hiện theo quy trình “một cửa” và qua giao dịch điện tử để xác
định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng CBVC.
P ân ông, p ân n m
Sự phân công phân nhiệm giữa các bộ phận đƣợc quy định
rõ ràng, đảm bảo tính độc lập giữa các bộ phận thực hiện nghiệp vụ
thu BHXH, BHYT, BHTN - chi BHXH, BHYT và bộ phận kế toán.
2.2.2. Đán g á rủi ro
BHXH huyện Thăng Bình chƣa thực sự quan tâm đến các rủi
ro và những rủi ro có thể xảy ra tại cơ quan BHXH:
- 11
- Giai đoạn nộp hồ sơ hƣởng chế độ: ĐVSDLĐ, NLĐ khi
làm thủ tục hƣởng chế độ BHXH cố ý cung cấp sai thông tin; CBVC
thông đồng với ĐSDLĐ, NLĐ về cung cấp thông tin sai lệch các hồ
sơ chứng từ, không kiểm tra đơn vị có nợ đọng BHXH.
- Giai đoạn giải quyết hồ sơ chế độ BHXH: Chuyên viên bộ
phận Chế độ giải quyết hồ sơ có thể thông đồng với ĐVSDLĐ, NLĐ
chỉnh sửa hồ sơ, làm giả giấy tờ; Sự cố máy móc, mạng, kỹ thuật
hoặc quá tin tƣởng vào phần mềm mà chuyên viên không kiểm tra lại
kết quả sau khi đã giải quyết xong hồ sơ.
- Giai đoạn chi trả chế độ BHXH: Không chi trả đúng ngƣời;
Bƣu điện không báo giảm kịp thời theo quy định dẫn đến thất thoát
về tiền; Không tuân thủ theo quy trình chi trả là ngƣời hƣởng phải
xuất trình các giấy tờ đầy đủ thì mới đƣợc ký nhận tiền.
2.2.3. Các thủ tục kiểm soát chi BHXH tại BHXH huy n
T ăng Bìn
a. Quy trình và thủ tục KSC ốm đau, thai sản, DSPHSK
* Quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK
Hiện nay việc thực hiện quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai
sản, nghỉ dƣỡng sức đƣợc thực hiện theo hai quy trình: chi trả ốm
đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức thông qua đơn vị sử dụng lao động và
chi trả ốm đau, thai sản, nghi dƣỡng sức trực tiếp cho NLĐ.
* Thủ tục kiểm soát chi chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK
- Mục tiêu kiểm soát: Tránh giả mạo hồ sơ giấy tờ để hƣởng
chế độ ốm đau thai sản, đảm bảo chi đúng đối tƣợng; Tránh tình
trạng đơn vị không đóng vào quỹ BHXH nhƣng vẫn chi chế độ
BHXH; Giảm tình trạng vừa đi làm vừa hƣởng NDSPHSK; Ngăn
chặn tình trạng tăng mức đóng BHXH khi mang thai hoặc gửi vào
một đơn vị có tham gia đóng nộp BHXH để hƣởng chế độ thai sản.
- 12
- Rủi ro: NLĐ vừa đi làm vừa hƣởng chế độ ốm đau, thai sản,
nghỉ dƣỡng sức; Đơn vị tăng tiền đóng BHXH, BHYT đột ngột trong
vòng 6 tháng trƣớc khi nghỉ hƣởng chế độ thai sản để khi hƣởng chế
độ thai sản mức cao; Cán bộ khi giải quyết chế độ nhập sai cách tính
mức bình quân tiền lƣơng trƣớc khi nghỉ hƣởng chế độ ốm đau, thai
sản không đúng.
- Thủ tục kiểm soát: Bộ phận Chế độ BHXH thực hiện kiểm
tra, thẩm định và duyệt hồ sơ ốm đau, thai sản, NDS-PHSK. Khi
thẩm định và duyệt hồ sơ kiểm soát những vấn đề về thông tim, điều
kiện,thủ tục hồ sơ giấy tờ. Thực hiện chuyển tiền cho đơn vị để chi
trả cho ngƣời lao động không có tài khoản cá nhân theo danh sách
C70b-HD hoặc chi tiền trực tiếp cho ngƣời lao động.
b. Quy trình và thủ tục kiểm soát chi trả TNLĐ-BNN, hưu
trí, tử tuất
* Quy trình chi trả chế độ TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất
Theo quy trình giải quyết chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề
nghiệp, hƣu trí, tử tuất BHXH tỉnh chỉ phân cấp cho BHXH huyện
chỉ thực hiện tiếp nhận Danh sách chi trả lƣơng hƣu trợ cấp BHXH
hàng, BHXH huyện giải quyết chế độ BHXH một lần đơn vị BHXH
huyện tiếp nhận.
* Thủ tục kiểm soát chi trả chế độ TNLĐ-BNN, hưu trí, tử
tuất
- Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát nhằm mục tiêu chỉ trả đúng
chính sách, đúng chế độ cho ngƣời hƣởng, đảm bảo kịp thời, đầy đủ;
tránh tình trạng nhận trùng chế độ, chi chế độ không đúng đối tƣợng.
- Rủi ro: Chi không đúng ngƣời, chi trả không kịp thời, nhận
thay không làm thủ tục ủy quyền, có làm giấy ủy quyền không đảm
bảo tính pháp lý; chi không đúng đối tƣợng, chi khống khi đối tƣợng
- 13
không còn nữa. NLĐ gian lận báo mất sổ BHXH, đề nghị cấp lại sổ
mới và NLĐ dùng hai sổ đến hai nơi khác nhau để làm hồ sơ hƣởng
trợ cấp BHXH một lần và tình trạng thu gom, mua bán sổ BHXH.
- Thủ tục kiểm soát: Bộ phận Chế độ kiểm tra, thẩm định và
giải quyết hồ sơ và biểu mẫu, lập danh sách giải quyết hƣởng chế độ
một lần. Cần kiểm tra danh sách thu hồi chi trả lƣơng hƣu của BHXH
tỉnh gửi về có trùng khớp với bảng tổng hợp mà BHXH huyện đã lập,
trƣờng hợp nhận thay phải có giấy ủy quyền đã đƣợc địa phƣơng ký
xác nhận. Đồng thời, căn cứ quyết định hƣởng chế độ tuất kiểm tra
thời gian đóng BHXH của NLĐ để tính số tiền chế độ BHXH đƣợc
nhận có đúng với số tiền phòng chế độ chính sách đã duyệt không.
c. Quy trình và thủ tục kiểm soát chi trợ cấp Bảo hiểm thất
nghiệp
* Quy trình chi trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy trình chi trợ cấp BHTN, BHXH tỉnh thực hiện giải
quyết hồ sơ ra Quyết định hƣởng TCTN. BHXH huyện chỉ thực hiện
kiểm tra đối chiếu thông tin, quá trình đóng nộp BHXH BHYT, kiểm
tra ngƣời lao động đã có việc làm lại trên địa bàn hay chƣa?
- Mục tiêu kiểm soát: Giảm thiểu các trƣờng hợp vừa đi làm
vừa hƣởng trợ cấp BHTN. Hạn chế các ĐVSDLĐ báo giảm chốt sổ
để NLĐ hƣởng trợ cấp BHTN, sau khi hết thời hạn hƣởng chế độ trợ
cấp thất nghiệp thì đơn vị báo tăng đối tƣợng tham gia đóng BHXH,
BHYT và đi làm trở lại.
- Rủi ro kiểm soát: NLĐ vừa đi làm, vừa hƣởng chế độ
BHTN. NLĐ đang trong quá trình hƣởng trợ cấp BHTN đã có việc
làm trở lại, nhƣng ĐVSDLĐ không báo tăng lao động.
- Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra, đối chiếu thời gian đƣợc hƣởng
TCTN có đúng quy định với thời gian ngƣời lao động tham gia đóng
- 14
BHTN hay không. Kiểm tra mức bình quân tiền lƣơng đóng 06 tháng
liền kề trƣớc khi nghỉ việc để tính mức trợ cấp có đúng hay không.
Hiện nay, cơ quan BHXH không kiểm soát đƣợc ngƣời hƣởng chế độ
TCTN đã có việc làm lại hay chƣa, chỉ khi nào ĐVSDLĐ báo thì khi
đó mới biết là ngƣời lao động đã có việc làm.
2.2.4. Thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin và truyền thông tại BHXH huyện bao
gồm hệ thống thông tin bên trong nội bộ BHXH và thông tin bên
ngoài. Trong nội bộ đơn vị cũng nhƣ BHXH tỉnh, thông tin
truyền thông đƣợc truyền từ bộ phận chế độ đến bộ phận kế toán
và ngƣợc lại. Bên ngoài, là thông tin truyền thông giữa NLĐ,
ĐVSDLĐ và các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan
BHXH tỉnh Quảng Nam. Nhờ hệ thống thông tin truyền thông
này mà BHXH huyện và BHXH cấp tỉnh có thể nắm đƣợc tình
hình hoạt động chi BHXH từ đó phục vụ cho việc phối hợp kiểm
soát trong quá trình chi giữa các đơn vị, bộ phận.
2.2.5. Hoạt động giám sát
- Giám sát thường xuyên: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, các bộ phận chuyên môn có thể trao đổi thông tin, hỗ trợ,
giám sát lẫn nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng giám sát khác
nhau giám sát từ khâu tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ và chi trả chế
độ cho đối tƣợng. Vì thực hiện quá trình chi không phải chỉ một bộ
phận chuyên môn nên nếu bộ phận này sai sót có thể dẫn đến sai sót
tiếp theo của bộ phận khác, từ đó có thể kịp thời phát hiện ra các sai
sót ở từng bộ phận để có biện pháp xử lý, điều chỉnh.
- Giám sát định kỳ: Định kỳ hàng tháng hàng quý bộ phận Chế
độ và bộ phận Kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo chi BHXH
cho lãnh đạo, đồng thời gửi số liệu cho phòng Chế độ BHXH và
- 15
phòng KH-TC BHXH tỉnh để đối chiếu số liệu giữa báo cáo số chi chế
độ BHXH, nếu phát hiện sai lệch để kịp thời điều chỉnh, xem có có sự
bất thƣờng trong chi BHXH nhƣ số chi kỳ này tăng hơn số chi kỳ
trƣớc, để phát hiện ra các sai phạm từ đó đƣa ra các biện pháp phù hợp
để giải quyết tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TẠI BHXH
HUYỆN THĂNG BÌNH
2.3.1. Những ƣu đ ểm trong kiểm soát chi BHXH tại
BHXH huy n T ăng Bìn
Đơn vị cũng đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong
việc thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, theo tiêu chuẩn ISO:
ban hành quy trình tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ phù hợp với từng
loại chế độ, công bố công khai rộng rãi về thủ tục hồ sơ, cơ quan xét
duyệt và thời gian xét duyệt.
BHXH huyện Thăng Bình cũng đã cải tiến qui trình chi trả các
chế độ BHXH. Thực hiện quy định rõ ràng trách nhiệm đúng theo hợp
đồng trách nhiệm giữa BHXH với Bƣu điện, đảm bảo việc chi trả
không bị chồng chéo giữa các cơ quan thực hiện, tạo điều kiện thuận
lợi cho ĐVSDLĐ, NLĐ.
Thực hiện quy trình chi trả các chế độ BHXH phù hợp với từng
loại chế độ theo hƣớng cải cách hành chính với các phƣơng thức chi
trả đa dạng phù hợp với điều kiện hiện tại của ngành, của các đối
tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH đúng theo quy định của BHXH Việt
Nam, cũng nhƣ BHXH tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh đó, kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Thăng
Bình đã đƣợc Ban giám đốc quan tâm, có sự phân cấp về trách nhiệm,
quyền hạn, giữa các cấp lãnh đạo, giữa các bộ phận với nhau làm nền
tảng cho công tác kiểm soát.
- 16
2.3.2. Những tồn tại trong kiểm soát chi BHXH tại BHXH
huy n T ăng Bìn
Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc, kiểm soát chi BHXH huyện
Thăng Bình cũng không tránh khỏi những tồn tại gây thất thoát quý
BHXH,BHTN cụ thể nhƣ sau:
a. Các thủ tục kiểm soát
Về chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục
hồi sức khỏe:
- Chứng từ ốm đau do các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, với
ý thức trách nhiệm của các y bác sỹ ký xác nhận vẫn chƣa cao nên việc
cung cấp các giấy tờ này không đúng với thực tế hoặc ký khống nhiều
giấy chứng nhận nghỉ việc hƣởng BHXH.
- Đơn vị đóng BHXH tăng bất thƣờng đối với thời gian đóng 6
tháng trong vòng 12 tháng trƣớc khi khi sinh con, nhận nuôi con nuôi
và khi ngƣời thân bắt đầu mang thai hoặc chuẩn bị mang thai là đơn vị
bắt đầu làm hồ sơ đóng nộp BHXH và với mức đóng khá cao.
- Sau khi NLĐ nghỉ chế độ ốm đau dài ngày hoặc chế độ thai
sản đơn vị đề nghị thanh toán chế độ để hƣởng NDSPHSK với cơ
quan BHXH trong khi thực tế NLĐ vẫn đi làm.
Về chi trả chế độ TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất
- Nhiều trƣờng hợp do mối quan hệ với bƣu điện chi trả nên
cho đối tƣợng ký và nhận thay mà không cần giấy ủy quyền, giấy ủy
quyền đã quá thời gian quy định. Nhiều trƣờng hợp ngƣời hƣởng chế
độ BHXH chết nhƣng Bƣu điện báo giảm kịp thời, vẫn để ngƣời khác
lĩnh thay chế độ BHXH.
- Có một số trƣờng hợp NLĐ gian lận trong việc báo mất sổ
BHXH, đề nghị cấp sổ mới và NLĐ dùng hai sổ đến hai nơi khác nhau
để làm hồ sơ giải quyết chế độ hƣởng trợ cấp BHXH một lần.
- 17
- Tình trạng thu gom, mua bán sổ BHXH sau đó lập hồ sơ và
giấy ủy quyền giả để hƣởng trợ cấp một lần.
Chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
- Ngƣời lao đông vừa đi làm vừa hƣởng BHTN, sau khi hết
thời hạn hƣởng BHTN thì đơn vị báo tăng và đóng BHXH, BHYT,
BHTN lại với cơ quan BHXH.
- Trong thời gian hƣởng thất nghiệp ngƣời lao động đã có việc
làm nhƣng vẫn đăng ký hồ sơ hƣởng chế độ BHXH và không thông
báo với Trung tâm dịch vụ việc làm.
b. Thông tin và truyền thông:
- Bảo hiểm xã hội huyện Thăng Bình chƣa phối hợp, đôn đốc
cùng Bƣu điện huyện Thăng Bình để thƣc hiện hoàn thiện dữ liệu
thông tin ngƣời hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý đối tƣợng
hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng. Hiện nay, các phần mềm
đang dùng của ngành chƣa đƣợc tích hợp vào một phần mềm chung
và mỗi bộ phận thì dùng từng phần mềm khác nhau dẫn đến việc
đồng bộ hóa dữ liệu, kiểm tra thông tin cũng gặp khó khăn.
c. Hoạt động giám sát:
Khối lƣợng công việc nhiều nhƣng đơn vị lại thiếu cán bộ và
đơn vị chƣa có bộ phận kiểm tra độc lập với hoạt động chi BHXH.
Việc kiểm tra chủ yếu thực hiện thông qua các đợt duyệt quyết toán
hàng quý, chủ yếu kiểm tra việc giải quyết thu chi có đúng chế độ
hay không về mặt chứng từ, chƣa đi sâu vào việc chứng từ đó có
thực tế hay không hoặc chi có đối tƣợng không thì đòi hỏi phải có
nhiều thời gian và phải có sự phối hợp của nhiều ngành, bộ phận.
Thời gian hoạt động kiểm tra giám sát thƣờng theo định kỳ và số lần
kiểm tra ít. Nên khi phát hiện ra sai sót thì đơn vị đã thực hiện chi
tiền cho đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH.
- 18
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN THĂNG BÌNH
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG NHẰM KIỂM SOÁT CHI
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
THĂNG BÌNH
Thực hiện đồng bộ dữ liệu của ngƣời lao động, đối tƣợng hƣởng
chế độ trên dữ liệu thu, sổ thẻ và phần mềm chi trả trả chế độ quản lý.
Thực hiện tốt những quy định, quy trình chi tại Bảo hiểm xã hội
huyện, nhận diện, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong công tác
chi BHXH trong quá trình thực hiện tại địa phƣơng đồng thời có kế
hoạch kiểm tra giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên nhằm phát hiện ra
những sai phạm, bất cập và những tồn tại trong chi trả chế độ bảo hiểm
xã hội để tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục.
Phối hợp cùng Bƣu điện rà soát dữ liệu ngƣời hƣởng lƣơng hƣu,
trợ cấp BHXH hàng tháng nhằm đảm bảo công tác chi trả, quản lý đối
ngƣời hƣởng đƣợc chặt chẽ, chính xác, đúng ngƣời, đúng quy định của
pháp luật, nắm bắt thực trạng ngƣời hƣởng để báo giảm kịp thời.
Vận động NLĐ, đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu trợ cấp BHXH
nhận chế độ qua thẻ ATM. Phấn đấu đến năm 2022 có 95% ngƣời
đăng ký nhận chế độ lƣơng hƣu, trợ cấp hàng tháng qua thẻ ATM.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT CHI BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG
BÌNH
3.2.1. Hoàn thi n thủ tục kiểm soát chi BHXH
a. Hoàn thiện kiểm soát chi trả chế độ ốm đau, thai sản,
DSPHSK
nguon tai.lieu . vn