Xem mẫu
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN
Đề bài:
Các phương thức phát hành trái
phiếu Chính phủ. Theo các anh
chị đối với Việt Nam hiện nay
phương thức nào là hiệu quả nhất
Lớp: C7A4a
GV: Nguyễn Phương Nam
Nhóm: Đàm Thanh Sang
Lê Phương Mai
Nguyễn Thị ThanhTrang
Nguyễn Võ Thu Phúc
Trần Thị Thanh Thúy
Tp HCM, ngày 07 tháng 03 năm 2010
1
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
MỤC LỤC
BỘ TÀI CHÍNH ............................................................................................................. 1
Đề bài: ........................................................................................................................... 1
Lớp: C7A4a ................................................................................................................ 1
Trần Thị Thanh Thúy .................................................................................................. 1
Tp HCM, ngày 07 tháng 03 năm 2010 ..................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ...................................... 3
Có 4 phương thức sau: ............................................................................................. 4
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2008 ......................... 10
CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM.................... 11
2
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1/ Khái niệm trái phiếu chính phủ:
Trái phiếu chính phủ là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả
cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái
phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Trái phiếu chính
phủ được nhà nứơc phát hành để vay nợ từ các đối tượng trong và ngòai nước.
2/ Đặc điểm trái phiếu Chính phủ:
Một trái phiếu chính phủ thông thường có ba đặc trưng chính:
- Mệnh giá.
- Lãi suất định kỳ (coupon)
- Thời hạn.
Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người
đầu tư
Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát
hành vay vốn và như vậy, trái chủ là người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có
quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn,
song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành.
Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:
- Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng.
- Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành.
Ngòai ra, trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và
cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đó, lãi suất của trái phiếu chính
phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ
khác có cùng kỳ hạn.
3/ Phân loại trái phiếu Chính phủ:
Có 6 loại:
- Tín phiếu Kho bạc
- Trái phiếu kho bạc.
- Trái phiếu công trình trung ương
- Trái phiếu đầu tư
- Trái phiếu ngoại tệ.
- Công trái xây dựng Tổ quốc
3
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ
Có 4 phương thức sau:
1. Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc nhà nước:
Đây là phương thức phát hành mà KBNN sẽ huy động lực lương nhân sự tại
chỗ của đơn vị tự tổ chức tiêu thụ trái phiếu thông qua hệ thống của mình trong
nước va thông qua hệ thống văn phòng đại diện ở nước ngoài.
- Ưu điểm: lương vốn huy động được chuyển ngay tức thời vào NSNN,
KBNN trực tiếp kiểm soát được tiến độ huy đông vốn, trực tiếp tiêu thụ trái phiếu
không phải thông qua thị trường chứng khoán hoặc thị trường tiền tệ.
- Nhược điểm: gây xáo trộn cho hoạt động quản lý quỹ NNN hang ngày của
KBNN, chi phi tiêu thụ cao, tạo ra áp lực huy động vốn theo chỉ tiêu được phân bổ
ở từng KBNN, tốc độ huy động vốn chậm, trái phiếu Chính Phủ chỉ được xem là
công cụ huy động vốn qua hệ thống KBNN chứ chưa phải là một hàng hóa trên thị
trường.
Tóm lại, phương thức này là phương thức vay nợ chủ chốt trong điều kiện chưa
hình thành thị trường chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ
chưa phát triển mạnh để giải quyết áp lưc phải huy động đủ lượng vốn vay cần
thiết cho NSNN qua phát hành trái phiếu chính phủ.
2. Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua thị trường chứng khóan:
Đây là phương thức tiêu thụ mới, tốc độ tập trung vốn nhanh, trái phiếu Chính
phủ góp phần đa dạng hóa hàng hóa trên thị trương, trở thành một trong những
loại chứng khoán chủ lực thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán phát
triển.
TPCP đấu thầu qua TTGDCK có hình thức và đặc điểm như sau:
Có kỳ hạn từ một năm trở lên. Có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng,
các mệnh giá cao hơn được quy định bằng bội số của 100.000 do Bộ Tài
chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành và được TTGDCK công
bố trong thông báo phát hành.
TPCP được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.
Các điều kiện tham gia đấu thầu.
Là thành viên đấu thầu qua TTGDCK;
Có tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng chỉ định và nộp tiền ký quỹ theo
đúng quy định tại Điều 9 Quy chế này.
Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu TPCP quy định tại
Quy chế này;
Có đơn đăng ký đấu thầu gửi TTGDCK theo mẫu số 03/TPCP đính kèm
Quy chế này;
Có tài khoản lưu ký chứng khoán mở tại TTGDCK hoặc thành viên lưu
ký.
4
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
Hình thức đấu thầu
Việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua TTGDCK được thực hiện theo hình thức
đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Mỗi thành viên đấu thầu
có thể đồng thời tham gia đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh.
Đối tượng tham gia đấu thầu TPCP
Chỉ những đơn vị được công nhận là thành viên đấu thầu mới được tham gia đấu
thầu.
- Nhược điểm: vẫn còn mới mẻ đối với nhà đầu tư ở những thị trường mới mở,
Nhà nước chưa thực sự xem trái phiếu Chính phủ, chưa mở rộng các đối tượng
được phép tham gia đấu thầu, chưa đa dạng kỳ hạn trái phiếu với mức khác nhau
tạo ra mức chênh lệch của trái phiếu Chính phủ những thời điểm khác nhau nhằm
khuyến khích hoạt động tham gia đấu thầu và mua, bán trái phiếu trên thị trường
chứng khoán, những quy định chuẩn mực trong hoạt động đấu thầu nếu chưa phù
hợp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả đấu thầu.
Tóm lại, thị trường chứng khoán đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách
thức nhưng để phát triển thị trường tài chính quốc gia, thực hiện quá trình hội nhập
tòan bộ và sâu sắc với thị trường tài chính quốc tế thì Nhà nước phải tập trung
nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và áp dụng các giải pháp để thúc đẩy sự phát
triển của thị trường chứng khoán quốc gia, đảm bảo thị trường chứng khóan phải
là kêng quan trọng, chủ lực trong phát hành và mua bán trái phiếu chính phủ nói
riêng và chứng khóan nói chung.
3. Phát hành trái phiếu dưới hình thức đại lý phát hành:
Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực
hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được
huởng phí đại lý phát hành căn cứ theo khối lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng
trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý được quyền hòan trả lại cho
tổ chức phát hành
Quy trình đại lý phát hành trái phiếu
Lựa chọn tổ chức đại lý phát hành trái phiếu
Căn cứ kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nội
dung dự kiến của đợt phát hành trái phiếu các cho các tổ chức đại lý để đăng ký
làm đại lý phát hành.
Trên cơ sở kết quả đăng ký, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ chức đảm
bảo các điều kiện phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành thấp trong
phạm vi mức phí phát hành theo quy định để làm đại lý phát hành trái phiếu.
Ký hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu
5
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất là 5 ngày, tổ chức
phát hành thực hiện ký “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục
số 08) với tổ chức đại lý phát hành.
Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra
“Thông báo phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 09) gửi đến các tổ chức đại
lý phát hành trái phiếu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chuyển giao trái phiếu
- Tổ chức phát hành chuyển cho các tổ chức đại lý phát hành số lượng
chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu tương ứng với khối lượng trái
phiếu các tổ chức đại lý phát hành nhận bán ngay sau ngày ký Hợp đồng đại lý
phát hành trái phiếu.
- Trong thời gian phát hành trái phiếu, các tổ chức đại lý phát hành có trách
nhiệm bảo quản các chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu.
- Kết thúc đợt phát hành, các tổ chức đại lý phát hành tổ chức kiểm kê các
chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu chưa sử dụng chuyển trả tổ chức
phát hành. Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành làm mất hoặc thất lạc chứng
chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu phải bồi thường cho tổ chức phát hành
số tiền đúng bằng số tiền gốc cộng (+) lãi các trái phiếu bị mất hoặc thất lạc khi
đến hạn thanh toán.
Chuyển tiền bán trái phiếu
- Việc chuyển tiền bán trái phiếu được thực hiện theo định kỳ 05 ngày làm
việc một lần. Vào cuối ngày làm việc thứ 5, căn cứ bảng kê bán trái phiếu (theo
mẫu Phụ lục số 10) các tổ chức đại lý phát hành chuyển toàn bộ số tiền thu bán trái
phiếu trong 5 ngày đó cho tổ chức phát hành.
- Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành chậm chuyển tiền bán trái phiếu
cho tổ chức phát hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán
được được xác định theo công thức sau:
(St x Ls x 150%) x n
P =
365
Trong đó:
- P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán
6
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
- Tiền phạt chậm thanh toán được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với
trái phiếu kho bạc), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa
phương), hoặc doanh nghiệp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
- Ưu điểm: phương thức này giảm chi phí tiêu thụ trái phiếu so với bảo lãnh
phát hành, đấu thầu qua sở giao dịch chứng khóan.
- Nhược điểm : Tiến độ tập trung vốn vào NSNN của phương thức này không
nhanh chóng.
4. Phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức bảo lãnh:
Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường chứng khóan, phân phối trái phiếu cho
các nhà đầu tư, nhận mua tráai phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lạichưa
phân phối hết trong đợt phát hành.
Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu
Thông báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 20 ngày, tổ chức phát hành gửi
“Thông báo nội dung phát hành trái phiếu” cho các thành viên tham gia bảo lãnh
phát hành trái phiếu.
- Căn cứ thông báo của tổ chức phát hành, các thành viên tham gia bảo lãnh
phát hành thăm dò khả năng mua trái phiếu của các nhà đầu tư dưới hình thức
đăng ký mua trái phiếu.
Đăng ký bảo lãnh và lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 10 ngày, trên cơ sở kết quả đăng
ký mua trái phiếu của các nhà đầu tư, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành
gửi “Đăng ký bảo lãnh phát hành trái phiếu” đến tổ chức phát hành để làm căn cứ
xem xét, lựa chọn cấu trúc bảo lãnh và các tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Cấu trúc bảo lãnh phát hành được quyết định cho từng đợt phát hành theo
một trong các hình thức sau:
+ Một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành;
+ Tổ hợp bảo lãnh phát hành có một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh
phát hành chính.
- Các tổ chức được lựa chọn để bảo lãnh phát hành trái phiếu là các tổ chức
có tối thiểu 50% giá trị trái phiếu nhận bảo lãnh sẽ được phân phối cho các nhà
đầu tư; có mức lãi suất, phí bảo lãnh phát hành thấp hơn so với các tổ chức đăng
ký bảo lãnh khác và nằm trong phạm vi mức lãi suất trần, phí bảo lãnh phát hành
theo quy định của Bộ Tài chính. Việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành phải
đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí về phát hành trái phiếu
(bao gồm cả lãi suất và phí bảo lãnh).
7
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
Thoả thuận các điều kiện và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành ít nhất 7 ngày, tổ chức phát hành tổ chức họp để
thoả thuận với các thành viên được lựa chọn bảo lãnh phát hành về các nội dung
có liên quan đến đợt phát hành trái phiếu bao gồm: lãi suất, phí bảo lãnh, khối
lượng trái phiếu nhận bảo lãnh, khối lượng trái phiếu tối thiểu phải phân phối cho
các nhà đầu tư, hình thức bán trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan.
- Căn cứ kết quả thoả thuận với các tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức
phát hành ký “Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu” với tổ chức bảo lãnh phát
hành duy nhất, hoặc từng tổ chức đồng bảo lãnh, hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành
chính, hoặc từng tổ chức đồng bảo lãnh phát hành chính. Các tổ chức bảo lãnh
phát hành phải cam kết thực hiện phân phối tối thiểu 50% gía trái phiếu nhận bảo
lãnh cho các nhà đầu tư trong Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Thông báo nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, căn cứ "Hợp đồng bảo lãnh
phát hành trái phiếu”, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp
với Trung tâm giao dịch Chứng khoán (Sở Giao dịch Chứng khoán) để ra "Thông
báo phát hành trái phiếu" (theo mẫu Phụ lục số 06) trên thị trường chứng khoán.
Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư
Căn cứ Thông báo phát hành trái phiếu và Hợp đồng bảo lãnh phát hành
trái phiếu đã ký với tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối trái
phiếu đã nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư.
Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh
- Trong ngày phát hành trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh phát hành phải
chuyển toàn bộ số tiền trái phiếu đã nhận bảo lãnh theo hợp đồng vào tài khoản
của tổ chức phát hành.
- Trường hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành chậm chuyển tiền cho tổ chức
phát hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được xác định
theo công thức sau:
(St x Ls x 150%) x n
P =
365
Trong đó:
- P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán
8
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
Trường hợp quá 5 ngày kể từ ngày phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành
thanh toán không đủ số tiền trái phiếu nhận bảo lãnh thì tổ chức phát hành sẽ huỷ
bỏ việc phát hành số trái phiếu chưa được thanh toán và tổ chức bảo lãnh phát
hành phải chịu phạt số tiền bằng 5% số tiền chưa thanh toán cho tổ chức phát
hành.
- Tiền phạt chậm thanh toán và phạt do phải huỷ bỏ phát hành trái phiếu
được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu
công trình trung ương), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa
phương), hoặc tổ chức phát hành (đối với trái phiếu đầu tư và trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh).
Chuyển giao trái phiếu
- Trái phiếu khi mới phát hành được thực hiện theo hình thức ghi sổ. Căn
cứ vào danh sách và số tiền mua trái phiếu của các nhà đầu tư do tổ chức bảo lãnh
phát hành gửi đến, tổ chức phát hành chuyển Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu
(theo mẫu Phụ lục số 07) đến các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo yêu cầu của
nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh phát hành chuyển danh sách và Giấy chứng nhận sở
hữu trái phiếu cho tổ chức lưu ký (các công ty chứng khoán thành viên và ngân
hàng thương mại được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động
lưu ký) để tái lưu ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng
khoán).
Tóm lại, việc áp dụng bảo lãnh phát hành để phát hành trái phiếu chính phủ
(lọai có rủi ro thấp nhất) trong điều kiện thị trường chứng khóan mới đi vào
họat động, đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm ảnh huởng xấu đến kết quả đấu
thầu trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khóan.
- Ưu điểm: Phương thúc này có tiến độ huy động vốn nhanh hơn phuơng
thức bán lẻ qua KBNN và đại lý phát hành, khối lượng trái phiếu phát hành
được đảm bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh. Ngòai ra , phương thức này
còn là đảm bảo chắc chắn luợng trái phiếu chính phủ phát hành tiêu thụ
hết,kết quả huy động vốn vay thường cao hơn phuơng thức đại lý phát
hành.
- Nhược điểm:Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao. Không nên áp dụng
thường xuyên, liên tục để tránh gây bất ổn cho thị trường tiền tệ. Phuơng
thúc này chỉ nên áp dụng cho các chứng khóan có rủi ro cao.
9
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2008
Theo kế hoạch 5 năm 2006-2010 mà Chính Phủ đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân là 7,5-8%/ năm, đạt 94-98 tỷ USD. Điều đấy thể hiện quyết tâm cao
của Chính Phủ trong việc đẩy nhanh phát triển kinh tế, nhưng cũng đồng nghĩa với
việc cần một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Trong các nguồn thu ngân sách,
giải pháp huy động vốn từ việc phát hành TPCP tại quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm
cao như Việt Nam luôn được khai thác. Tuy nhiên, việc phát hành và sử dụng
TPCP như thế nào cho hiệu quả lại không hề đơn giản và có thể ảnh hưởng tới
an ninh tài chính của một quốc gia. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ
đã quan tâm rất nhiều trong việc phát triển quy mô, chất lượng, cũng như hoàn
thiện khung pháp lý thị trường TP Việt Nam trong đề án phát triển thị trường vốn
Việt Nam đến năm 2010.
Trong quý I, khối lượng TPCP phát hành được là 2,51 tỷ USD (khoảng 42.670 tỷ
đồng), nhiều nhất so với các quý khác trong năm và tăng 1,44% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tuy nhiên, trong đó có 20.105 tỷ đồng TPCP do VDB và KBNN phát
hành dưới hình thức đấu thầu và bảo lãnh và phần tăng thêm là do 20.300 tỷ
đồng tín phiếu bắt buộc phát hành trong tháng 3 liên quan tới chính sách thắt
chặt tiền tệ, chống lạm phát của NHNN. Lý giải cho chính sách mạnh tay trên
của NHNN là do ngay từ đầu năm 2008 đã có những dấu hiệu của một nguy cơ
lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát tháng 2 là 15.67%, tháng 3 đã tăng lên 19.39%.
NHNN đã quyết định rút tiền từ lưu thông, nhưng thay vì biện pháp tăng tiếp dự
trữ bắt buộc (đã tăng 1% vào tháng 2) và lãi suất cơ bản mà sẽ ảnh hưởng đến lãi
suất cho vay, NNHH đã phát hành tín phiếu bắt buộc
Trái ngược với quý I, việc phát hành TPCP ở quý II liên tục thất bại. Các đợt đấu
thầu TPCP tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) không thu hút được các
thành viên tham gia, thậm chí có những đợt không có thành viên nào tham gia
10
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
(như đợt 4,5,6 vào tháng 5,6 do KBNN phát hành). Sang quý III và quý IV, thị
trường TPCP đã sôi động trở lại, khối lượng TPCP do VDB và KBNN phát hành
lần lượt là 9.771 và 15.588 tỷ đồng.
----------------------------------------+++++++++---------------------------------------------
CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
(6 hạn chế, 8 giải pháp để phát triển toàn diện)
Là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc huy động vốn cho ngân sách
nhà nước và cho đầu tư phát triển. Thị trường này đã trở thành một công cụ quan
trọng trong việc điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ quốc gia.
6 hạn chế cơ bản:
- Chưa hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ trên thị
trường.
- Các phương thức phát hành như đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, đấu
thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán, bảo lãnh phát hành còn rất nhiều vấn
đề phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến.
- Trái phiếu Chính phủ niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn ít về
số lượng.
- Thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị
trường.
- Trái phiếu Chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng vẫn còn
nhiều đợt với các loại kỳ hạn, lãi suất, ngày đáo hạn khác nhau.
- Hiện nay duy nhất chỉ có Kho bạc Nhà nước đã và đang phối hợp với Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các đơn vị liên quan tổ chức
được kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn.
8 giải pháp quan trọng :
- Sửa đổi bổ sung và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực
huy động vốn.
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với hệ thống PDs, CRA, lựa chọn các
thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ có những đóng góp, ảnh hưởng
và tích cực.
- Về lâu dài, khi điều kiện cho phép sẽ kết hợp hai hình thức đấu thầu và bảo
lãnh thành một hình thức đấu thầu.
- Cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu.
- Cần tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để tiến tới giảm
thiểu số loại trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trên thị trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát hành, quản lý và thanh toán
trái phiếu Chính phủ.
- Việc xây dựng phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ theo
hướng chuyên biệt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Duy trì đều đặn các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ; dành ưu tiên phát
hành các loại trung hạn và dài hạn.
11
- Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
Tại Việt Nam Trái phiếu chính phủ được phát hành bởi 3 chủ thể là Kho Bạc
Nhà Nước, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước thì phương
thức đấu thầu Trái phiếu Chính phủ được sử dụng phổ biến nhất và có hiệu
quả nhất vì:
Phương thức này có thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp hơn các
phương thức khác thuận lợi cho người phát hành cũng như người đầu tư. Đồng
thời phương thức này huy động các nguồn trong xã hội để đáp ứng chi đầu tư phát
triển kinh tế và bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà Nước, góp phần hạn chế lạm phát,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa tổ chức đấu thầu là phương thức
phù hợp với cơ chế mới-cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
12
nguon tai.lieu . vn