Xem mẫu
- Bến Tre:
Thắng
Cảnh
Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long. Địa hình của tỉnh được hình
thành bởi ba cù lao lớn: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa do bốn con sông lớn
chia cắt là sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.
Là tỉnh đồng bằng tiếp giáp với biển Đông nên có chiều dài bờ biển khoảng 60 km, phía
bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp với Vĩnh Long, phía nam giáp Trà
Vinh.Diện tích tỉnh Bến Tre 2.322km2. Dân số khoảng 1.337.800 người. Trung tâm hành
chính của tỉnh là thị xã bến Tre, cách thành phố Saigon 85km.Địa hình Bến Tre bằng
phẳng, có nhiều sông, rạch, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn. Bốn bề sông
nước bao bọc nên Bến Tre rất thuận tiện giao thông đường thủy và thủy lợi. Thủy sản
phong phú có các loại cá thiểu, cá cơm, cá mối... Ngoài cây lúa, bến Tre có nhiều cây ăn
trái đa dạng: ngô, khoai, mãng cầu, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm..., bên cạnh là các loại
cây công nghiệp như dừa, mía, bông... Đặc biệt, Bến Tre là xứ sở của dừa, một loại cây
công nghiệp cho trái quanh năm. Từ cây dừa, có thể chế biến ra khoảng 360 sản phẩm
khác nhau, đúng như ngôn ngữ của người Ấn Độ: “Công dụng của cây dừa nhiều như số
ngày trong năm”. Đúng như vậy, du khách đến Bến Tre sẽ được thưởng thức sản phẩm
nổi tiếng như kẹo dừa và một số sản phẩm bánh kẹo khác cũng được chế biến dừa.
- Cầu Dây Bến Tre
Ngoài ra, Bến Tre còn có làng nghề Cái Mơn và Chợ Lách hằng năm cung cấp cho thị
trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu giống cây ăn quả và cây kiểng.
Bến Tre còn là quê hương của phong trào Đồng Khởi và là nơi sinh sống và an nghỉ của
nhiều danh nhân văn hóa của đất nước như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Thanh Giản. Là một vùng đất còn giữ được nhiều nét hoang sơ của miệt vườn và môi
trường sinh thái trong lành, Bến Tre rất thích hợp để phát triển du lịch xanh, loại hình du
lịch khách trong nước và quốc tế rất quan tâm.
CÂY DỪA
- Hiện nay, trên thế giới có các vùng, các nước trồng dừa có tầm cỡ qui mô lớn là Phi-lip-
pin, Indonésia, Ấn Độ, Xri-lan-ca, Malaysia, Việt Nam, Bra-xin, Mê-hi-cô, Tây châu
Phi...
Riêng ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là Bến
Tre và vùng duyên hải miền Trung từ vùng đất ven bờ biển Đà Nẵng vào Phan Thiết. Có
các loại dừa như: dừa Ta, dừa Dâu, dừa Bung, dừa Lửa, dừa Xiêm, dừa Tam Quan và dừa
Lùn Bình Dương...Người ta phân biệt dừa có hai hình dạng: dừa lùn và dừa cao. Dừa lùn
sau khi trồng khoảng 3-4 năm cho trái, thân cao không quá 10 mét, có khi ra trái là đà
mặt đất. Dừa cao trồng lâu hơn, từ 5 - 7 năm hoặc 10 năm mới thu hoạch, thân cao từ 20
– 25 mét.Cây dừa có ba bộ phận căn bản: thân, ngọn và rễ. Thân dừa mọc đơn độc, thân
cột mọc thẳng đứng, gốc to, thân nhẵn có nhiều sẹo do bẹ rụng để lại; Ngọn dừa là phần
trên cùng của thân có mang một chùm lá to. Tàu dừa từ khi mới tượng hình trong cổ hũ là
2.5 năm, thời gian nở ra và phát triển bên ngoài khoảng 2.5 năm. Bình thường, mỗi tháng
dừa cho ra một lá. Nếu cây tốt, trong một năm có thể ra khoảng 15 lá. Cây dừa phát triển
bình thường có từ 20 – 25 lá, ít hơn là do điều kiện xấu hoặc bị bệnh; Gốc rễ là phần dưới
cùng của thân. Gốc thường phình to. Rễ chùm, tỏa rộng ngang dọc trong một bán kính 5
– 6 mét, bám chặt vào đất giữ cho thân đứng vững.Dừa có trái quanh năm. Trái dừa tươi,
quả còn xanh cho ta nước giải khát tinh khiết, mát, ngon ngọt và bổ khỏe. Dừa khô, vỏ
xám vàng, phần cơm (cùi) bên trong là nguyên liệu công nghiệp. Thành phần hóa học
trong cơm dừa thường có đường, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C... và các thành phần
khác. Với hàm lượng trên, khi ăn một quả dừa cứng cạy ta sẽ được cung cấp một số
lương thực tương đương với 300g gạo. Thành phần axít chủ yếu của dầu dừa gồm có: axít
lauric, axit myristic, axit capric, axit stearic, axit ôlêic, axit linôlêic... Trong nước dừa
tươi có chứa đường và một số chất khác như vitamin C, vitamin H, axit nicôtinic (vitamin
P.P), vitamin B..., và khoảng 10 chất khoáng khác như: kali, clo, natri, p_pho, ma-nhê,
sunfua, sắt, đồng... Muốn uống nước dừa ngon nên chọn dừa được 6- 7 tháng, lúc này trái
dừa còn chứa đầy nước có khoảng 6% đườngglucôz và lêvulôz.Chủ nhà vườn có kinh
nghiệm thử dừa: nếu búng vào vỏ dừa nghe tiếng thanh là dừa nước ngọt, tiếng trầm là
trái dừa còn non, búng nghe đau tay là trái dừa đã quá già.Toàn thân cây dừa đều có công
dụng đa dạng. Nước dừa tươi không những để giải khát mà còn có công dụng thông
- tiểu... Nước dừa khô dùng để kho thịt rất ngon, thắng thành nước màu, cất lấy cồn... Sữa
bò tươi pha lẫn với nước dừa uống rất hấp dẫn. Cơm dừa cứng cạy làm mứt rất ngon.
Cơm dừa khô nạo nhuyễn trộn với nước vắt kiệt lấy nước cốt để làm bánh kẹo, kem lạnh,
nắm xôi, nâu chè... ăn rất béo ngon, hoặc tinh luyện để làm ra dầu ăn đủ tiêu chuẩn, bơ
nhân tạo (margarine: một loại bơ thảo mộc thay thế cho bơ động vật được chế tạo từ năm
1867), xà phòng, và còn rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm và trong công
nghiệp. Vỏ trái dừa được cắt ra làm nắp và vỏ bình tích trà giữ hơi nóng rất lâu, xơ dừa
dùng để cọ, rửa nhà cửa, nồi niêu hoặc kết thành chổi quét nhà, dệt thảm xuất khẩu, bện
thành dây thừng... Gáo dừa làm bình, hũ, tra cán làm gáo múc nước, làm một số mặt hàng
thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, gáo dừa điếc làm bộ phận “bầu” của đàn độc huyền (đàn một
dây, còn gọi là đàn bầu) rất độc đáo, được nhân dân nhiều nước trên thế giới nhiệt liệt tán
thưởng và thán phục... Lá dừa non dùng để đan lát làm nón, mũ, chiếu đệm, túi xách, gói
bánh; lá già dùng để lợp nhà ngăn vách... Thân cây dừa lão bào láng dùng làm cột nhà,
làm ván, bắc cầu rất tốt, hoặc làm đũa, muỗng, vá vừa bền, vừa đẹp...
Đúng như lời nhận xét nhà bác học Burkhill: “Cây dừa quả thật là một món quà vĩ đại
của thiên nhiên đã ban tặng cho con người”.Nhà vườn thường chọn những quả tốt cho
nẩy mầm rồi đem trồng cố định. Dừa thích hợp với đất chứa nhiều cát, với điều kiện nước
ngầm không quá sâu. Thời kỳ sung mãn nhất của cây dừa khi trồng được 15 – 20 tuổi.
Tuổi 50 năng suất giảm dần và có thể sống thọ từ 75 – 100 năm.
Hình ảnh cây dừa đã đi vào thơ ca và âm nhạc Việt Nam rất bình dân, mộc mạc nhưng
cũng tình cảm thiết tha. Khi nói đến Bến Tre, người ta thường dùng hình ảnh cây dừa
tượng trưng: “Bến tre nước ngọt lắm dừa, ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm”. Nhà
thơ Lê Anh Xuân tỏ tình mình với cây dừa quê hương:
“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ,
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ”.
Hoặc:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương”.
Bên bờ thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang, các công ty Du Lịch tổ chức đưa khách tham
quan các khu du lịch xanh cồn Long, cồn Lân (cồn Thới Sơn), cồn Qui và cồn Phụng
bằng thuyền.
CỒN PHỤNG
(CỒN ĐẠO DỪA)
- Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm
1930, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nằm cạnh tuyến phà Rạch
Miễu của quốc lộ 60 từ Mỹ Tho sang Bến Tre. Lúc đầu có diện tích khoảng 28 ha, nhưng
do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm, đến nay có trên 40 ha.Tên cồn Phụng có từ khi
ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật. Khi công trình này
đang xây dựng, họ thu lượm được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên từ đó đặt
tên là cồn Phụng.Đạo Dừa, một giáo phái do ông Nguyễn Thành Nam thành lập tại chùa
Nam Quốc Phật. Một giáo phái có một không hai ở Việt Nam. Đến khu du lịch Cồn
Phụng, du khách sẽ được tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của nơi đã từng là
thánh địa của đạo Dừa. Ngoài ra, khách còn có dịp tham quan làng thủ công mỹ nghệ sản
xuất những đồ gia dụng bằng vật liệu từ cây dừa, tham quan và tìm hiểu cách nuôi ong
mật của các chủ vườn, chứng kiến những chú ong lấy mật từ hoa nhãn và các loài hoa
khác, sản phẩm được bày bán trực tiếp tại nhà vườn. Hiện nay, khu du lịch cồn Phụng có
một phòng ca nhạc tài tử phục vụ du khách. Phòng ca nhạc này được đặt trong một hang
đá nhân tạo, có nhiều thạch nhũ và băng đá dài dành cho khách ngồi thưởng thức. Không
khí trong hang đá mát lạnh, du khách có cảm giác như ngồi trong thạch động do xung
quanh không khí trong lành, gió và hơi nước từ sông Tiền thổi vào. Đến đây, du khách
không chỉ thưởng thức mà còn được mời hát giao lưu cùng các nghệ sĩ hoặc yêu cầu phục
vụ những bài hát mình yêu thích. Đặc biệt là những bài hát ca ngợi về mẹ và quê hương.
CỒN QUI
- Đây là một cồn đất rộng trên 65 ha, ở phía hạ lưu sông Tiền, giữa hai xã Tân Thạch và
Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cách trung tâm thị xã khoảng 20 km đường
sông.Vào năm 1955, ông Phạm Cao Thăng là người đầu tiên đến đây khai hoang lập ấp.
Ông đã trồng cây bần để giữ đất không bị trôi. Những năm về sau, nhờ lượng phù sa bồi
đắp nên diện tích cồn Qui ngày càng mở rộng. Vì thế, ngày càng nhiều hộ gia đình đến
đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và nhiều loại cây ăn trái.Dạo chơi trên sông
Tiền, du khách thường được đưa đến cồn Qui để tham quan các vườn cây ăn trái như
sapô, nhãn, bưởi..., thưởng thức các loại trái cây thơm ngon và mật ong, nhất là mật ong
pha rượu rất thơm và ngon.
Từ thị xã Bến Tre đi theo đường NTD và đường 885 đến thị trấn Ba Tri – Bến Tre, là nơi
sinh sống và an nghỉ của những danh nhân văn hóa: Võ Trường Toản, Nguyễn Đình
Chiểu và Phan Thanh Giản.
LĂNG MỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
- (1822 – 1888)Khu du tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức,
cách thị trấn Ba Tri không đầy một km. Khu lăng mộ cũ được xây dựng năm 1972 và
khánh thành năm 1974. Hiện nay, Chính quyền tỉnh Bến Tre đã cho xây dựng mới nhà
thờ và nhà trưng bày sự nghiệp và thân thế của cụ Nguyễn Đình Chiểu, mở rộng thêm
khu lăng mộ của ông, tạo nên điểm tham quan, vui chơi hấp dẫn cho nhân dân địa
phương và du khách phương xa đến thăm viếng. Khu nhà thờ và nhà trưng bày mới vừa
được xây dựng nằm cạnh khu di tích cũ, khởi công xây dựng ngày 01/7/2000 và khánh
thành ngày 01/7/2002. Ông là một nhà thơ lớn yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả
nuớc. Những tác phẩm của ông phản ánh tinh thần yêu nước, đề cao trung, hiếu tiết
nghĩa, khí phách của ông và thời ông sống. Ông là cây bút cuối cùng của dòng văn học
Hán Nôm và tác phẩm được truyền tụng rộng rãi cho đến ngày nay là “Lục Vân
Tiên”.Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi là Đồ Chiểu tự Mạnh Trạch. Ông sinh ngày
01/7/1822, tại quê mẹ làng Tân Thới, tỉnh Gia Định. Quê quán ông thuộc xã Bồ Điền,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẹ ông là bà Trương Thị Thiệt, cha là Nguyễn
Đình Huy giữ chức thư lại tại Văn Hàn Ty quận dinh Lê Văn Duyệt.Năm 1833, sau biến
cố Lê Văn Duyệt chết tại Gia Định, ông Nguyễn Đình Huy bị triều đình cách chức. Sau
đó ông đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế gởi vào một gia đình quan Thái phó cho ăn học.
Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Gia Định tiếp tục ôn học chờ khoa thi.Năm 1843,
Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài. Có nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. Năm 1849, ông
chuẩn bị đến ngày thi hội thì được tin mẹ ông mất. Ông đành bỏ thi, cùng với người em
trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, vì lo buồn và thương khóc mẹ, ông đã lâm
chứng đau mắt và bị mù vĩnh viễn. Suốt 40 năm còn lại, ông đã sống trong cảnh mù tối.
Sau đó, ông bị vợ chưa cưới bội ước. Vượt lên hoàn cảnh, ông mở trường dạy học, làm
thuốc và sáng tác văn học.Năm 1854, ông cưới bà Lê Thị Điền. Từ đây cuộc sống của
ông bớt nỗi cô đơn. Đến năm 1861, Cần Giuộc thất thủ, ông về Ba tri – Bến Tre ở ẩn và
mất tại đó vào ngày 24/5/1888 âm lịch, trong niềm thương tiếc của nhân dân cả
nước.Hằng năm, nhân dân tỉnh Bến Tre thay mặt đồng bào cả nước chọn ngày sinh của
ông (01/7) để tổ chức tưởng niệm ông một cách trọng thể. Từ thị trấn Ba Tri đi khoảng
10km theo đường nội bộ để đến khu mộ, đền thờ Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản.
- KHU MỘ VÀ ĐỀN THỜ VÕ TRƯỜNG TOẢN
Khu di tích mộ và đền thờ Võ Trường Toản thuộc ấp thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện
Ba Tri. Cách trung tâm thị trấn Ba Tri khoảng 10 km và cách thị xã Bến Tre khoảng 50
km. Khu lăng mộ được xây năm 1995 và nhà thờ được xây dựng năm 1997. Cổng của
khu lăng mộ và đền thờ hiện nay do báo Tuổi Trẻ ủng hộ xây dựng và khánh thành nhân
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2004. Khu di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia ngày 31/8/1998.Võ Trường
Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba lỗi lạc ở miền Nam – Việt Nam ở thế kỷ 18.
Nhưng thân thế và quê hương của ông đến nay chưa được xác định chính xác. Có người
nói cụ được sinh trưởng tại huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, nhưng
cũng có người cho rằng quê hương của cụ ở huyện Thanh Kệ, tỉnh Quảng Đức (miền
Trung). Cho đến nay, ngày tháng năm sinh của cụ chưa thấy có tài liệu nào ghi lại, chỉ
- biết cụ kết duyên với một người vợ hiền và sinh được một người con gái, nhưng bị bệnh
mất từ thưở nhỏ. Về sau, vợ chồng cụ không sinh thêm người con nào.Võ Trường Toản là
người học rộng, tài cao, theo đạo thánh hiền, có chí hướng thanh cao. Sở học của ông đạt
đến bậc uyên thâm. Ông không tham gia chính sự mà lánh ẩn về mở trường dạy học. Học
trò của ông có đến hàng trăm người. Cuộc đời làm thầy giáo, ông đã đào tạo cho đất nước
nhiều nhân tài như: Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định,
Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm...Ông mất ngày 27/7/1792 (tức ngày mùng 09/6 năm
Nhâm Tý) tại làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và an
táng tại địa phương này. Mặc dù ông không ra làm quan, nhưng các vua nhà Nguyễn hết
lòng kính phục. Khi ông mất được vua nhà Nguyễn ban tặng danh hiệu cao quí: “Gia
Định Xử sĩ Sùng đức Võ tiên sinh”, cho lập mộ và nhà thờ để hương khói.Đến năm 1862,
khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam bộ, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản không
muốn xương cốt của bậc danh nhân nằm trong đất bị xâm chiếm, nên họp cùng Nguyễn
Thông đốc học Vĩnh Long, Nguyễn Hữu Chánh hiệp trấn tỉnh An Giang cải táng hài cốt
của cụ, vợ và con về an táng tại làng Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre.Hiện nay, những trước
tác của cụ hầu như đã bị thất lạc hết, chỉ còn lại một bài duy nhất là: “Hoài cổ phú” dài
24 câu. Với bút pháp cổ điển, tác giả muốn ký thác vào đó tâm sự cùng quan niệm về
cuộc đời và cuộc sống.Cụ Võ Trường Toản, một nhà nho, nhà giáo, nhà trí thức uyên bác,
chí khí thanh cao, có công đào tạo nhiều danh sĩ cho đất nước. Cụ rất xứng danh mà
người đời nay tôn thờ, biểu dương: “Bách niên sư biểu”, người thầy của trăm năm.
KHU MỘ PHAN THANH GIẢN
(1796 – 1867)Khu di tích mộ Phan Thanh Giản thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Cách
khu mộ và đền thờ cụ Võ Trường Toản khoảng 200 mét. Đây là quê hương cũng là nơi an
nghỉ cuối cùng của ông. Trước đây khu mộ ông đã xuống cấp. Năm 2004, gia đình họ
Phan đã chung góp để xây dựng, trùng tu khu mộ và nhà thờ ông thêm khang trang. Phan
Thanh Giản là người đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ. Là một danh sĩ, đại thần
của triều Nguyễn trải qua ba đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.Năm 1825 (Ất
Dậu), ông đỗ cử nhân. Năm 1826, ông đỗ tiến sĩ. Cuộc đời làm quan của ông với bao nỗi
- thăng trầm. Ông từng giữ các chức vụ ở Viện Cơ mật và cũng từng đi sứ ở các nước
Trung Quốc, Indonésia, Singapore, Pháp, Tây Ban Nha... Năm 1862, ông cùng với Lâm
Duy Hiệp đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hòa ước Nhâm Tuất, ngày 05/6/1862
giao ba tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp. Hành động này đã bị phong trào yêu nước
chống Pháp trong nhân lên án.Năm 1863, ông được cử làm Chánh sứ cùng Phạm Phú
Thứ và Ngụy Khắc Đản sang Pháp thương nghị chuộc ba tỉnh miền Đông Nam bộ nhưng
không thành công. Trở về nước, ông lãnh trách nhiệm Kinh lược sứ ở VĩnhLong. Năm
1867, quân Pháp tấn công Vĩnh Long, ông thụ động giao thành cho Pháp. Thêm ba tỉnh
miền Tây Nam bộ lại rơi vào tay Pháp.Sau khi giao thành Vĩnh Long, ông tuyệt thực và
uống thuốc độc tự tử vào ngày 04/8/1867. Khi biết mình sắp chết, ông dặn con cháu
không được hợp tác, làm việc cho Pháp.Bản tính ông cương trực, thanh liêm, hiếu nghĩa,
được nhiều người kính phục. Nhưng khi đất nước gặp biến, thái độ chủ hòa đã làm giảm
phần nào giá trị của ông và bị vua Tự Đức cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ.
Từ khu di tích mộ Võ Trường Toản đi tiếp tục khoảng 15km đến sân chim Vàm Hồ.
Hoặc từ thị xã Bến Tre theo đường 885 đến thị trấn Giồng Trôm gặp ngã ba, quẹo trái
vào khoảng hơn 15km.
SÂN CHIM VÀM HỒ (Xem thêm)
- Sân chim Vàm Hồ là một khu du lịch sinh thái thuộc địa phận xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre. Tọa lạc giáp cửa sông Ba Lai, cách cống đập Ba Lai khoảng 800 mét. Sân
chim này cách thị xã Bến Tre khoảng 35km. Có thể đi theo đường bộ hoặc đường thủy
đến sân chim Vàm Hồ.Sân chim này có diện tích rộng hơn 40 ha, trong đó có 15 ha rừng
chà là nguyên sinh. Là nơi trú ngụ của hơn 500.000 con cò và vạc cùng các loài chim
khác như: cồng cộc, le le, quắm trắng, diệc xám, vòng vọc... và các loài thú hoang dại
như chồn, dơi, rắn, trăn... Tất cả gồm 84 loài, thuộc 35 họ và 12 bộ. Trong đó chiếm đa
số là loài cò ruồi, cò ngà và vạc... Chính các chủng oại chim này đã tạo nên cụm từ “sân
chim” hay “vườn chim” ở đồng bằng Nam bộ.Sân chim này có hai loài cây chính là chà
là và đước. Ngoài ra, trên đường vào sân chim là một thảm thực vật phong phú có các
loại cây như dừa nước, so đũa, đậu ván, mãng cầu xiêm..., bên trong sân chim có các loại
cây như đước đôi, bụp tra, ô rô, rau muống biển... Tuy nhiên, chim chỉ làm tổ trên cây
chà là có gai, còn đước là nơi chúng nghỉ chân sau khi tắm mình trong dòng kinh.Lúc
sáng sớm và chiều tối, hàng ngàn cánh chim bay đi săn mồi và về tổ, như đám mây đen
giăng kín một vùng trời. Thú vị nhất là khoảng chiều về, đàn cò hàng ngàn con đi ăn về
đậu trắng trên các ngọn cây, đàn vạc cất tiếng kêu rủ nhau vỗ cánh bay đi ăn đêm. Tất cả
tạo nên một thế giới âm thanh của loài chim vui nhộn, với vô vàn âm sắc. Từ thị xã Bến
Tre theo quốc lộ 60, qua phà Hàm Luông, tiếp tục đi đến thị trấn Mỏ Cày có ngã ba, quẹo
trái vào khoảng 3.300 mét đến khu di tích khac.
CHÙA TUYÊN LINH
- Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại ấp Tân Phú Tây, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Vị
trí chùa gần rạch Tân Hương. Diện tích rộng năm ha, trong khuôn viên có nhiều cây ăn
quả. Chùa Tuyên Linh được xây dựng vào năm 1840, do ông bà Nguyễn Duy Trới khởi
công xây cất để tạ ơn và thờ Phật sau khi cầu nguyện, ước mong sinh được người con
trai. Ngôi chùa được hoàn thành, ông bà mời Hòa thượng Khánh Phong về trụ trì. Ban
đầu chùa có tên là Tiên Linh.Năm 1907, sau khi Hòa thượng Khánh Phong viên tịch, ông
Nguyễn Duy Đảnh là em ruột của ông Duy Trới mời Hòa thượng Khánh Hòa về trụ trì và
cho trùng tu lớn. Năm 1924, chùa được đổi tên là Tuyên Linh. Năm 1941, Hòa thượng lại
cho trùng tu lần nữa và mở rộng thêm ngôi chùa.Hòa thượng Thích Khánh Hòa là người
chủ xướng “Phong trào chấn hưng Phật giáo” ở miền Nam vào những năm 1920. Ngài đã
mở nhiều trường Phật học ở chùa Tuyên Linh để đào tạo tăng ni. Ngài còn dịch nhiều
kinh sách từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ để phổ cập trong quần chúng.Năm 1983, ngôi
chùanày được trùng tu thêm lần nữa. Năm 1994, Đại đức Thiện Huệ về giám sự chùa
Tuyên Linh. Đến tháng 9/1999, do công trình ngôi tự viện xuống cấp trầm trọng, ngài đã
khởi công xây dựng lại ngôi chùa từ việc vận động, ủng hộ đóng góp của bà con Phật tử
quanh vùng. Đến tháng 7/2002, công trình kiến trúc tôn giáo của quê hương xứ dừa đã
được hoàn thành. Ngôi chánh điện có kiến trúc đơn sơ bằng gạch lợp ngói. Ở Phật điện
có tượng Bổn Sư Thích Ca và tượng các vị Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát
Quán thế Âm, Phật A Di Đà... Đặc biệt, chùa có tượng Hộ pháp bằng đồng cao 0.70 mét.
Ngoài khu vườn của ngôi chùa có tháp thờ ba vị Tổ: Hòa thượng Khánh Phong, Thiền sư
Minh Bảo và Pháp sư Khánh Hòa.Chùa Tuyên Linh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
công nhận là di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia từ tháng 9/1994.Trở lại quốc lộ 1. Ngã ba
An Hữu, huyện Cái Bè là ranh giới của hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Từ ngã ba An
Hữu, nếu theo quốc lộ 30 về thị xã Cao Lãnh và các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam
Nông, Thanh Bình, Tháp Mười; nếu vượt cầu Mỹ Thuận đi về thị xã Sa Đéc và các huyện
Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò.
(Trích trong quyển “Giới thiệu các tuyến du lịch Nam Bộ” – Tác giả: Trần Huy Hùng
Cường)
nguon tai.lieu . vn