- Trang Chủ
- Tài chính - Ngân hàng
- Luận văn: Hoàn thiện Marketing Mix nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm truyền hình cáp HCTV tại công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà nội
Xem mẫu
- Luận văn
Hoàn thiện Marketing Mix
nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh sản phẩm truyền hình
cáp HCTV tại công ty Dịch
vụ truyền thanh truyền hình
Hà nội
1
- Lời mở đầu
D ịch vụ là lĩnh vực sản xuất lớn nhất của xã hội hiện đại. Xã hội càng
phát triển thì hoật động dịch vụ càng mở rộng để thoả mãn nhu cầu thường
xuyên tăng lên của xã hội. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: xã
hội sau công nghiệp là xã hội dịch vụ.
Thị trường dịch vụ đã rất sôi động và càng sôi động hơn cùng với sự
phát triển không ngừng của kinh tế thị trường. Ngày càng có nhiều dịch vụ
mới ra đời và phát triển trong đó có dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến.
Là trung tâm Kinh tế- Chính trị- Kinh tế của cả nước, cùng với sự
phát triển chung, thu nhập và mức sống của người dân thủ đô ngày càng
được nâng cao. Và vì thế các nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thủ đô
ngày càng được phát triển. Không chỉ có nhu cầu được xem các chương
trình truyền hình có sẵn của Đài PTTH Hà Nội, Đài PTTH Việt Nam, người
dân thủ đô càng ngày càng có nhu cầu được xem nhiều chương trình truyền
hình hơn, nhất là các chương trình giải trí, thể thao , phim truyện, thời sự
quốc tế chuyên biệt, ở đó nội dung thông tin, chất lượng chương trình phong
phú và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có như Đài
PTTH Hà nội và Đài THVN hiện nay, giải pháp để tăng thêm nhiều chương
trình hơn sẽ gặp nhiều khó khăn như thiếu thiết bị sản xuất chương trình và
truyền dẫn phát sang, thiếu kinh phí đầu tư sản xuất chương trình… hơn nữa
các chương trình quốc tế muốn đ ến được với khán giả phải được mua từ các
nhà cung cấp chương trình nước ngoài, d ẫn đến việc phát sang nhiều chương
trình truyền hình giải trí chuyên biệt miễn phí càng khó có thể đáp ứng
được.
V ì thế để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xem truyền hình
của các khán giả ở đây chỉ có cách là kéo trực tiếp sợi cáp mang tin hiệu
truyền hình đến từng hộ dân. Điều này có nghĩa là cần phải xây dựng một
mạng truyền hình cáp hữu tuyến tại Thủ đô Hà nội để đáp ứng nhu cầu
2
- xem tốt các chương trình truyền hình của người dân tại các khu vực “lõm
sóng” và nâng cao các chương trình được phát sóng trên địa b àn Hà nội.
Là công ty trực thuộc Đ ài TTTH Hà nội- Công ty Dịch vụ truyền
thanh truyền hinh H à nội đ ã có bề dầy hoạt động kinh doanh đóng góp vào
ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Trong 2 năm gần đây công ty đã cho
đi vào hoạt động mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV nhằm phục vụ nhu
cầu thông tin, giải trí của người dân thủ đô ngày càng tăng. Song do nhiều
yếu tố nên công ty cũng đang có nhiều hạn chế trong việc kinh doanh một
sản phẩm mới như thế này. vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì
công ty không còn cách nào khác là phải vận dụng nhân tố Marketing một
cách bài bản trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Sau một thời gian tham gia thưc tập ở công ty, em mong muốn công
ty có một phương hướng, kế hoạch cụ thể cho chiến lược Marketing của
mình, vì thế em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện Marketing Mix nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm truyền hình cáp HCTV tại công ty
D ịch vụ truyền thanh truyền hình Hà nội”. Kết cấu b ài viết gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát thị trường truyền hình cáp
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và ho ạt động Marketing
của công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà nội.
Chương III: Hoàn thiện chính sách Marketing Mix cho sản phẩm
truyền hình cáp HCTV
3
- CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH CÁP
I. Tình hình phát triển truyền hình cáp trong khu vực và
trên thế giới.
1. Truyền hình cáp hữu tuyến tại Bắc Mỹ.
K hu vực Bắc Mỹ dẫn đầu thế giới về phát triển truyền hình cáp hữu
tuyến với gần 100 triệu thuê bao, chiếm hơn 90% tổng số người xem truyền
hình trong khu vực. Sự thay đổi nghiêng về truyền hình Cáp rất rõ rệt: Năm
1978 truyền hình vô tuýen chiếm 93% tổng số người xem thì đ ến năm 1995
giảm xuống còn 55% để nhường chỗ cho truyền hình cáp hữư tuyến. Ngày
nay truyền hình cáp hữu tuyến (CATV) với hàng trăm chương trình thông
tin đang đi sâu rộng vào đ ời sống kinh tế – chính trị và xã hội ở khu vực Bắc
Mỹ.
Canada, truyền hình cáp hữu tuyến phát triển rất sớm để phục vụ
những vùng nông thôn xa xôi. Năm 1982 Canada thực hiện chương trình thu
lệ phí truyền hình cáp làm tăng số lượng người xem tới 60% chiếm hơn 7
triệu thuê bao.
2. Truyền hình cáp tại một số thành phố lớn của Mỹ.
Cablevision System của Mỹ là tập đoàn viễn thông và giải trí hàng
đầu của Mỹ cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Cablevision có khoảng 3,4
triệu thuê bao truyền hình cáp tại Newyork, Boston, 300.000 thuê bao tại
Cleveland.
4
- Mạng truyền hình cáp của Cablevision ban đầu là cáp đồng trục, đến
nay đã phát triển các đường cáp quang tạo ra hệ thống mạng lai HFC,
Cablevision có thể cung cấp các dịch vụ hết sức phong phú cho các khách hàng:
+ Các chương trình truyền hình như Optimum TV
+ Các kênh phim: American Movie Clasics, Bravo, The independent
Film Channel
+ Các chương trình tham quan du lịch trên TV như: Madison square
garden
+ Truy cập Internet qua modem CATV
+ Cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt qua mạng HFC
H iện tại Cablevision đang thực hiện một dự án với tổng kinh
phí lên tới 300 triệu U SD nhằm đưa dịch vụ truyền hình số và Internet tốc
độ cao vào mạng truyền hình cáp của mình.
3. Truyền hình cáp tại khu vực Châu Âu.
K hu vực Châu Âu với thị trường truyền hình cáp ở Đ ức là 50%, Thuỵ
Đ iển và Pháp 36%. Các nước Bỉ, H à Lan., Lucxambua, Thuỵ Sỹ…có
khoảng 10% . Nước Anh đứng đầu về sản xuất chương trình truyền hình cáp
ở Châu Âu. Sở dĩ ở khu vực Tây Âu giàu có này ít dùng CATV công cộng
vì dân chúng sử dụng antenthu trực tiếp từ vệ tinh(DAB) đắt tiền, thực chất
cũng là CATV thu nhỏ trong gia đình.
4. Truyền hình cáp tại Thuỵ Điển.
Truyền hình cáp tại Thuỵ Điển bắt đầu từ những năm 1960 tại các khu
nhà cao tầng mới xây, hệ thống truyền dẫn là cáp đồng trục do nhà nước
quản lí. Mãi đến năm 1992, các hệ thống truyền hình cáp tư nhân mới đươc
phép hoạt động.
5
- Khoảng 70% hộ gia đình tạu Thuỵ Điển truy cập dịch vụ truyền hình
cáp hữu tuyến CATV. Khoảng 88% truy cập CATV hữu tuyến hoặc truyền
hình qua vệ tinh.
H iện nay có 4 nhà cung cấp dịch vụ CATV lớn nhất tai Thuỵ Điển:
+Telia Kebel : 1,3 triệu thuê bao.
+ Cablevision: 500.000 thuê bao, trong đó 350.000 thuê bao nằm
trong các mạng cáp có thể được cung cấp bằng 2 đường khác nhau.
+ Stjarn- TV: 230.000 thuê bao.
+ Sweden Online: 185.000 thuê bao.
5. Truyền hình cáp tại Châu Á.
Cho đến nay truyền hình cáp tại châu á phát triên rkhá nhanh chóng
đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiệ nay tại Thái lan có
khoảng vài tăm ngàn thuê bao truyền hình cáp, với lệ phí 20USD/ tháng.
Campuchia có khoảng 12.000 thuê bao với lệ phí 10USD/tháng. Các nước
khác cũng coi truyền hình cáp hưu tuyến là phương tiện nghe nhìn đại chúng
thích hợp sử dụng đóng góp của nhân dân m à không phải xin kinh phí của
nhà nước.
6. Hệ thống truyền hình cáp tại Trung quốc
Cho tới cuối năm 1999, Trung Quốc có khoảng 80 triệu thuê bao
truyền hình cáp hữu tuyến, đến nay có khoảng 90 triệu thuê bao. Do dân số
đứng đầu thế giới và diện tích thứ 3 thé giới , trung Quốc chon phương án
truyền hình cáp hữu tuyến CATV để phát triển kinh tế, văn hoá và tinh thần
của nhân dân. Đảng và nhà nước đề ra chủ trương “ truyền hình cáp khắp
xóm thôn, truyền ình cáp đến mọi nhà”. Nhiều đoàn cán bộ PT-TH Việt
6
- Nam đ ã chứng kiến thành tựu chủa truyền hình cáp CATV trung quốc tự tạo
nguồng vốn đóng góp khổng lồ của nhân dân để phục vụ đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân và hỗ trợ cho truyền hình vô tuyến bao cấp đang gặp
khó khăn.
D ịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến tại Trung Quốc hiện nay được
cung cấp bởi một số nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Hệ thống truyền hình
cáp hữu tuyến tại Trung Quốc đến nay sử dụng chủ yếu hệ thống sợi quang
kết hợp cáp đồng trục HFC. Hệ thống cáp quang cho CATV được cung cấp
bởi các nhà quản lí mạng viễn thông quốc gia và liên tỉnh Trung quốc như
China Telecom, China Unicom và một số tổ chức có đường cáp quang riêng
như: Bộ đường sắt, bộ năng lượng, bộ dầu khí, các tổ chức phát thanh và
truyền hình Trung quốc.
II. Tình hình phát triển truyền hình cáp tại Việt Nam.
Cho đ ến thời điểm 2 năm trứoc đây, truyền hình quảng bá mặt đất vẫn
là phương tiện duy nhất để truyền tải thông tin chương trình đến tuyệt đại đa
số người dân ở Việt nam. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, đã xuất
hiện một số dịch vụ truyền hình có trả tiền mới như: truyền hình cáp vô
tuyến MMDS và truyền hình qua vệ tinh.
Truyền hình cáp vô tuyến MMDS được triển khai từ năm 1997 tại Hà
nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ MMDS đ ươc cung cấp bởi hãng
Truyền hình cáp Việt nam, cung cấp 13 kênh truyền hình cho khoảng 10.000
thuê bao tại mỗi thành phố. Các chương trình doMMDS cung cấp khá phong
phú và hấp dẫn, tuy nhiên MMDS cũng gặp hạn chế lớn về vấn đề phủ sóng
trong nội thành, chất lượng tín hiệu và khả năng cung cấp dịch vụ.
V iệt nam hiện nay chưa có vệ tinh riêng và cũng chưa có các kênh
truyền hình trả tiền qua vệ tinh riêng. Các chương trình truyền hình qua vệ
tinh được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngo ài và thông qua
7
- các vệ tinh nước ngo ài. Người dân muốn đăng kí dịch vụ truyền hình qua vệ
tinh cần phải được sự cho phép của Bộ Văn Hoá Thông Tin. Vì vậy, truyền
hình trả tiền qua vệ tinh của Việt Nam gặp nhiều hạn chế: không có kênh
truyền hình và ngôn ngữ tiếng Việt, đăng ký dịch vụ phức tạp, chi phí thuê
bao cao. Chính vì những lý do này mà số lượng người xem truyền hình qua
vệ tinh ở Việt nam là rất ít.
N goài hai loại dịch vụ trên, ở Việt nam hiên nay vẫn chưa có một
mạng truyền hình cáp hưu tuyến công cộng chính thức. Truyền hình hữu
tuyến vẫn còn quá xa lạ với mọi người.
III. Kết luận.
Q ua một số những thông tin về thị trường truyền hình cáp hữu tuyến ở
trên thế giới và ở V iệt nam đã cho ta thấy được rằng so với các nước khác
trên thế giới cũng như một số nước trong khu vực, chúng ta vẫn còn lạc hậu
xa so với họ. Ngày nay đang là thời đại thông tin, xong chúng ta lại chưa thể
triển khai đ ược những công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để có thể
khai thác các nguồn thông tin nhanh nhất trên thế giới.
Đ iều này cũng có thể thấy được cho các công ty cung cấp dịch vụ
truyền thanh truyền hình một thị trường tiềm năng đầy bí ẩn và cũng không
ít thử thách này. điều đặt ra cho các công ty này là phải làm sao đưa vào
công nghệ phù hợp nhất so với thế giới để khai thác tốt nhất thông tin hiện
tại những cũng không để lạc hậu trong một thời gian dài.
8
- CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ
TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI
I. Khái quát chung về Công ty dịch vụ truyền thanh –
truyền hình Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty: Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội
Tên tiếng Anh: HaNoi Broadcasting and Television Service Company
Tên viết tắt: BROTESCO (BTS)
Trụ sở: Số 30- Phố Trung Liệt- Đống Đa-Hà Nội
Đ iện thoại: 5.735374- Fax: 04-5.735374
Website: www.hcatv.com
WWW.TRUYENHINHCAPHANOI.COM
WWW.BTSVIETNAM.COM
Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.
Tiền thân của Công ty là phòng “K ỹ thuật truyền thanh” thuộc Đài
Truyền thanh Hà Nội (nay là Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội) được
thành lập từ năm 1954.
N ăm 1978 được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 5292/
QĐ-TC ngày 13/12/1978 thành lập “Xí nghiệp quản lý và khai thác
9
- truyền thanh” với chức năng, nhiệm vụ: Quản lý hệ thống truyền thanh nội
thành, quản lý loa các gia đình.
N gày 03/04/1993, thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ nước Cộng ho à xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
U BND thành phố ra Quyết định số 1393/QĐ-UB thành lập lại Xí nghiệp với
tên gọi “Xí nghiệp Truyền thanh Hà Nội”.
Sau đó một thời gian, vào ngày 07/07/1995, UBND Thành phố Hà
Nội ra quyết định số 2066/QĐ-UB đổi tên “ Xí nghiệp Truyền thanh Hà
Nội” thành “Công ty truyền thanh Hà Nội” đặt trụ sở giao dịch tại 47
H àng Dầu –Quận Hoàn Kiếm –TP Hà Nội và bổ sung thêm nhiệm vụ: trang
âm thanh, trang thiết bị nội thất, đại lý tiêu thụ sản phẩm, sửa chữa lắp đặt
hệ thống đồ điện gia dụng, nhận thầu và thiết kế các công trình truyền thanh,
xây dựng và lắp đặt, sửa chữa các đài truyền thanh x ã, phường...
Sau một thời gian hoạt động, Công ty Truyền thanh Hà Nội đã trải
qua một quá trình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, mở rộng, phát triển hệ
thống loa truyền thanh cơ sở khắp toàn Thành phố phục vụ hoạt động tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,
các quyết định và đường lối chính sách của Đảng bộ, chính quyền nhân dân
các cấp ở Thủ đô.
Do những khó khăn khách quan và chủ quan, sau một thời gian chững
lại Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội gặp trở ngại lớn trên
bước đường chuyển đ ổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ, cônh
nhân không được đào tạo, bồi d ưỡng theo kịp yêu cầu phát triển của cả nước
và Thủ đô. Do vậy, tình thế “ tiến thoái lưỡng nan” đặt Công ty trước những
lựa chọn không mấy sáng sủa: “ hoặc là giải thể, hoặc là sát nhập với các
đơn vị khác”. Trước tình hình đ ó tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty
D ịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội đã đồng tâm nhất trí khẳng định
quyết tâm xây dựng lại Công ty. Nguyện vọng đó đã được Đảng uỷ, Giám
10
- đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội quan tâm, tạo điều kiện và quyết
tâm đưa Công ty vượt lên khó khăn để phát triển.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và
thực trạng phát triển của nền kinh tế, ngày 03/10/2000, UBND Thành phố
H à Nội đã ra quyết định 81/2000/QĐ-UB đổi tên “Công ty Truyền thanh
Hà Nội” thành “Công ty Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội”(BTS) và
quy định lại chức năng nhiệm vụ cho Công ty, đặt trụ sở giao dịch mới tại
Số 30-Phố Trung Liệt- Đống Đa-Hà Nội.
Từ tháng 11/2000 Công ty đã bắt tay vào việc củng cố tổ chức bộ
máy, tăng cường bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt, nâng cao nhận thức và giác
ngộ về tư tưởng đổi mới cách làm quyết tâm đầu tư có lựa chọn từng lĩnh
vực, từ nhỏ đi lên, từ địa bàn hẹp để phát triển.
V ới những chức năng nhiệm vụ m ới được giao, bước đầu đ ã tạo ra
được không khí phấn khởi và sự thống nhất trong tuyệt đại đa số cán bộ, kỹ
sư trẻ được bổ sung đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Công ty Dịch vụ
Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội (BTS). Tháng 5/2004 Công ty đ ược
thành phố H à Nội xếp vào doanh nghiệp hạng hai.
1.1 . Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
11
- MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ
TRUYỀN THANH -TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI
Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Phó Giám ốc
Thường trực Kinh doanh
Xí
Phòng Xí Phòng Phòng
nghiệp
Ngiệp Dịch vụ
Hành Kinh
Xây
Xây
chính - CATV & doanh
lắ p &
lắp &
Tổ tổng
CSKH
Quản
quản
chức hợ p
Phòng Kỹ
Phòng Trung Trung
Phòng
thuật-
tâm tâm
Kế
Kế Công
Chuyể
Khai
nghệ
hoạch- thác & n giao
toán-
thông tin
Sản Công
Đầu tư
Tài xu t ngh
12
- Công ty Dịch vụ Truyền thanh- Truyền hình Hà N ội tổ chức bộ máy
ho ạt động theo mô hình trực tuyến chức năng.
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm 3 người:
Một giám đốc
-
H ai phó giám đốc
-
+ G iám đốc:
Quyết định về phướng hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh
-
doanh dịch vụ và các chủ trương lớn của công ty.
- Quyết định các vấn đề về tổ chức điều hành hoạt động đảm bảo
hiệu quả cao, quyết định phân phối lợi nhuận.
- Quyết định về việc sáp nhập, giải thể, thành lập đ ơn vị mới.
- Quản lý và điều hành hoạt động tài chính và là chủ tài khoản của
công ty.
- Chịu trách nhiệm trong việc quản lao động, tiền lương, khen
thưởng trong toàn công ty.
- Quyết định trong việc bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng phòng, phó
phòng và các chức danh lãnh đạo đối với các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm nội quy, quy chế lao động.
- Là người chịu trách nhiệm toàn diện, cao nhất về mọi hoạt động
của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên, UBND thành phố và trước pháp luật.
+ Phó Giám đốc thường trực:
13
- - Đ ược phân công giúp Giám đốc phụ trách khối Hành chính- Tổ chức
và Xí nghiệp Xây lắp & Quản lý truyền thanh, là chủ tài khoản uỷ quyền thứ
nhất (trừ tài kho ản ngoại tệ).
- Ngoài trách nhiêm thường trực và phụ trách khối hành chính, sẽ
trực tiếp theo dõi, quản lý và giải quyết công tác thi đua khen thưởng; chế
độ chính sách chung; lao động, tiền lương, mua sắm thiết bị văn phòng,
phương tiện làm việc và xây dựng cơ sở vật chất của Công ty.
+ Phó Giám đốc kinh doanh:
Được phân công giúp Giám đốc phụ trách khối sản xuất kinh
-
doanh, dịch vụ của Công ty
Phụ trách và theo dõi tình hình hoạt động vốn của Công ty, phối
-
hợp với các tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên của Công ty trong các
ho ạt động quần chúng
Làm chủ tài khoản uỷ quyền tại ngân hàng về tài khoản ngoại tệ.
-
Phòng Hành chính-Tổ chức:
- Tham mưu đề suất với Giám đốc và tổ chức triển khai thực hiện
các quyết định của Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền
lương, chính sách chế độ quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng kỷ luật và chấp
hành luật pháp trong Công ty.
- Thực hiện quản lý con dấu, hồ sơ cán bộ công nhân viên, công
văn, giấy tờ đi đến công tác văn thư lưu trữ, bảo vệ và giữ trật tự, nội vụ, vệ
sinh cơ quan.
Phòng kế hoạch đầu tư:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh –
dịch vụ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, ngành nghề hoạt động và kế hoạch
cho các đơn vị thuộc Công ty.
14
- - Kiểm tra thẩm định kết quả khảo sát thiết kế, hồ sơ hoàn công
công trình
- Tham mưu đề xuất với giám đốc các giải về quản lý kỹ thuật các
công trình truyền hình, truyền thanh có dây, truyền thanh không dây và quản
lý mạng truyền hình cáp hữu tuyến (CATV).
- Làm các thủ tục nhập hàng hoá thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Lập kế hoạch tài chính, vật tư và thực hiện các tác nghiệp cung
-
cấp vật tư phục các dự án sản xuất kinh doanh theo quy định của giám đốc
Công ty.
- Nghiên cứu đề xuất trình Giám đốc các dự án khả thi nhằm mở
rộng lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Phòng Kế Toán -Tài Chính.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thống kê
trong công ty một cách hợp lý khoa học.
- Tổ chức lưu giữ và b ảo đảm hồ sơ, chứng từ các tài liệu kế toán
của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của
mình.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể
hiện tài chính, kê toán theo đúng quy định pháp luật.
Phòng Kỹ Thật-Công Nghệ Thông Tin (KT-CNTT)
Phòng KT-CNTT là m ột đ ơn vị trực thuộc Công ty, do Giám đốc
Công ty điều hành. Phòng bao gồm:
+ Trạm máy trung tâm:
15
- - Quản lý và đảm bảo chất lượng tín hiệu từ anten vệ tinh đến máy
phát quang.
- Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng chương trình phát sóng kênh
H CATV.
- Quản lý, vận hành và b ảo dưỡng trang thiết bị, to àn bộ các trang
thiết bị tại trạm máy trung tâm và các màn hình đặt tại cổng Đài Phát Thanh-
Truyền H ình Hà Nội.
+Tổ Thẩm định chất lượng công trình:
- Thẩm định chất lượng vật tư thiết bị phục vụ cho các dự án của
Công ty như: Truyền hình cáp hữu tuyến (CATV), Truyền thanh không dây.
Nghiệm thu chất lượng, khối lượng các công trình xây lắp truyền
-
thanh và công trình truyền hình cáp hữu tuyến.
Thẩm định các công trình, dự án truyền thanh, phát thanh truyền hình.
-
Quản lý mạng Lan toàn Công ty.
-
Phòng Dịch vụ CATV & Chăm sóc khách hàng
- Dịch vụ tư vấn, thông tin, tiếp thị để ký Hợp đồng lắp đặt CATV.
- Khai thác thị trường và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ- kinh
doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.
Phòng chia làm hai tổ:
+ Tổ Dịch vụ - Khai thác thị trường.
+ Tổ Thu ngân và Chăm sóc khách hàng.
Phòng Kinh Doanh-Tổng Hợp
- Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư thiết bị
các ngành nghề trong đăng ký kinh doanh, phục vụ mục tiêu kinh doanh của
16
- Công ty. Nhận uỷ thác nhập khẩu theo quy định (Không tham gia các nhiệm
vụ xuất khẩu, giao nhận hàng hoá thuộc các dự án đầu tư của Công ty).
- Khai thác các dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì,
bảo dưỡng mạng nội bộ, mạng CATV...cho các cá nhân và đơn vị có nhu
cầu.
- Mở rộng hệ thống bán hàng qua cửa hàng, đại lý ký gửi hàng hoá
cho các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo qui định của pháp
luật.
Xí nghiệp Quản Lý Truyền Thanh
N hận thầu, thiết kế và thi công các công trình truyền thanh có dây
như: xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các đài phát thanh cơ sở phường, xã và xây
dựng các công trình truyền thanh không dây. Phòng chia làm ba tổ:
+ Tổ quản lý số 1.
+ Tổ quản lý số 2.
+ Tổ Quản lý Tổng hợp.
Trung tâm Khai Thác & Sản xuất chương trình
- Sản xuất các chương trình truyền hình phục vụ phát kênh HCATV
khi được Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội giao. Nguồn đầu tư
từ ngân sách nhà nước.
- Sản xuất các chương trình truyền hình, các sản phẩm nghe nhìn
theo đơn đặt hàng của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước.
- Phát hành, in, sao băng đĩa các loại.
- Cho thuê phương tiện, thiết bị sản xuất chương trình truyền hình.
- Dịch vụ phát quảng cáo trên các đài Phát thanh-Truyền hình cả nước.
- Tiếp nhận quảng cáo trên các kênh HCATV.
17
- - Biên tập, biên d ịch các chương trình truyền hình.
Trung tâm D ịch vụ kỹ thuật & Chuyển giao Công nghệ
- Sản xuất và kinh doanh thiết bị vật tư, hàng tiêu dùng, thiết bị
truyền thanh, phát thanh truyền hình, văn hoá viễn thông.
- Tư vấn thiết kế, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật truyền thanh, truyền hình.
Xí nghiệp xây lắp quản lý truyền hình cáp
- Lắp đặt, bảo dưỡng mạng truyền hình cáp của Công ty trên toàn
thành phố H à Nội.
N hư vậy, bộ máy tổ chức Công ty được chia thành nhiều bộ phận
chuyên môn hoá, tổ chức sản xuất theo cơ cấu công việc được giải quyết
theo kênh liên hệ thẳng. Người thi hành nhiệm vụ chỉ phải thực hiện theo
lệnh của cấp trên phụ trách mình. Cán bộ quản lý tại mỗi bộ phận phải thực
hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn công việc
của người dưới quyền. Công ty tổ chức theo cơ cấu này đặt ra yêu cầu cao
đối với bộ máy quản lý. Cán bộ phải có kiến thức to àn diện nhiều lĩnh vực
khác nhau.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh của
Công ty.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển, trong từng thời kỳ khác
nhau công ty đã thực hiện những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhằm đáp
ứng một cách tốt nhất sự biến đổi không ngừng của cuộc sống. Năm 1995,
với tên là “Công ty Truyền thanh Hà Nội”, công ty đã thực hiện chức năng
nhiệm vụ: Quản lý và khai thác hệ thống truyền thanh bằng dây trong địa
bàn thành phố Hà Nội.
Q uyết định số 81/2000 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên
Công ty Dịch vụ Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội và quy định lại chức
18
- năng nhiệm vụ lại cho công ty, đã biến thời cơ và đ ộng lực quan trọng
thành sức mạnh vật chất để chi bộ và ban lãnh đạo công ty đề ra mục tiêu kế
ho ạch sản xuất – kinh doanh. Ngày 25/7/2001, UBND Thành phố tiếp tục
ban hành quyết định số 4259/QD -UB giao cho công ty nhiệm vụ triển khai
thực hiện dự án “ Xây dựng hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến ở thủ đô”
với mức đầu tư trong giai đoạn I là 95.912.057.474 đồng. Ngày 25/12/2001
U BND Thành phố tiếp tục ban hành quyết định 8126/QD-UB bổ sung chức
năng nhiệm vụ cho công ty tạo thành một mô hình doanh nghiệp nhà nước
ho ạt động với nhiều chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề sản xuất – kinh
doanh – dịch vụ có thị trường rộng lớn và phong phú. Do vậy hiện nay công
ty BTS Hà Nội có những chức năng nhiệm vụ chính như sau:
Nhận thầu thiết kế thi công các công trình truyền thanh gồm:
- Xây lắp, lắp đặt sửa chữa các Đài truyền thanh cơ sở x ã, phường,
thị trấn.
- Nghiên cứu dự án và triển khai xây dựng hệ thống truyền thanh
không dây (TTKD)
Kinh doanh thiết bị truyền thanh, phát thanh, truyền hình, vật tư
ngành văn hoá, viễn thông, vật tư phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng; phương
tiện vận tải và dịchvụ vận tải. Liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân
trong và ngoài nước để sản xuất – kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành
phát thanh – truyền hình
- Dịch vụ sao băng, trao đổi chương trình phát thanh truyền hình đối
với các địa phương trong nước
- Tham gia sản xuất chương trình quảng cáo, dịch vụ quảng cáo trên
Đ ài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
Tổ chức triển khai thực hiện các dự án truyền thanh, truyền hình
do cấp có thẩm quyền giao.
19
- Tư vấn thiết kế thi công công trình, xây dựng các mạng nội bộ,
mạng truyền hình cáp
V ới trách nhiệm là chủ dự án truyền hình cáp hữu tuyến (CATV) của
H à Nội, Công ty đã đồng thời triển khai các hoạt động xây dựng, phát triển
lực lượng, bổ sung cán bộ, công nhân kỹ thuật lao động, lao động và kiện
toàn mô hình tổ chức bộ máy vừa đủ khả năng, quản lý điều hành hoạt động
của Công ty và tổ chức triển khai thực hiện dự án có hiệu quả.
1.3. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường kinh doanh
Công ty đ ã tiến hành kinh doanh những ngành nghề bao gồm: Kinh
doanh khai thác hệ thống truyền thanh bằng dây, trang thiết bị nội thất cho
cơ quan và nhân dân có nhu cầu; Mở cửa hàng mua bán các thiết bị điện
truyền thanh, đồ điện dân dụng, liên doanh, liên kết với các đ ơn vị, cá nhân
để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, làm đại lý tiêu thụ cho các đơn
vị cá nhân có nhu cầu; Kinh doanh thiết bị vật tư ngành văn hoá viễn thông,
vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, phương tiện vận tải và dịch vụ
vận tải; Tư vấn thiết kế thi công công trình, xây dựng các mạng nội bộ,
mạng truyền hình cáp. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh nên tính đến
thời điểm hiện này thì chưa có một doanh nghiệp nào cạnh tranh với Công
ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình, vì vậy tiềm năng để mở rộng sản xuất
là rất lớn.
Thị trường hoạt động của Công ty không chỉ được mở rộng ở trong
nước mà còn phát triển ra nước ngoài. Đến nay Công ty đ ã có 06 đối tác
nước ngoài (03 đối tác Trung Quốc, 01 đối tác Cộng hoà Séc, 01 Hàn Quốc,
01 của Mỹ) đã thảo luận và xây dựng chương trình hợp tác phát triển mạng
CATV của Hà Nội. Cụ thể, trong năm 2003 Công ty đã ký hợp đồng liên
doanh, liên kết với các tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn Pacific Network
(Hàn Quốc), Công ty Nhuận Bang (Hồng Kông), Công ty Quốc An (Trung
20
nguon tai.lieu . vn