Xem mẫu
- Luận văn
Hoàn thiện các hình thức trả
lương ở Xí nghiệp Công
nghiệp vật tư thiết bị cơ điện
- MỞ ĐẦU
Tiền lương là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội. Nó tác động lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện
đời sống của người lao động. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế xã hội, mọi Nhà
nước và mọi tầng lớp đều quan tâm đến vấn đề tiền lương. Các chính sách tiền
lương phải luôn đổi mới cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội
của mỗi nước trong từng thời kỳ, đây là một nhiệm vụ quan trọng.
Đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đến nay chúng ta đ ã thu đ ược một số thành tựu đáng kể về kinh tế, đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Các
thành phần kinh tế ngày càng đổi mới và phát triển theo cơ chế mới.
Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp được hoàn toàn tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi m ới có thể tồn tại và phát
triển đ ược. Trước yêu cầu đó các doanh nghiệp ra sức phấn đấu đổi mới cơ chế
quản lý, đổi mới máy móc thiết bị,... để làm giảm giá thành sản phẩm, để có thể
cạnh tranh được trên thị trường. Một trong những vấn đề mà hiện nay các doanh
nghiệp thường quan tâm là việc sử dụng hiệu quả các phương pháp kinh tế trong
quản lý doanh nghiệp.
Một trong những phương pháp kinh tế quan trọng trong quản lý kinh tế là
tổ chức trả lương hợp lý cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động trên cơ sở thực
hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhà nước cho phép các doanh
nghiệp lựa chọn các hình thức trả lương cho người lao động sao cho phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và sao cho có lợi nhất, phát huy tốt nhất
tác dụng đòn bẩy của tiền lương.
- Ở nước ta hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo
thời gian đang đ ược áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Tuy vậy các hình
thức trả lương phải luôn kèm theo một số điều kiện nhất định để có thể trả lương
một cách hợp lý, đúng đắn và có hiệu quả. Chúng ta cần phải hoàn thiện các
hình thức đó thì mới phát huy hết tác dụng của tiền lương, nếu không sẽ có tác
dụng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh mâu thuẫn về lợi ích
giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa công nhân và cán bộ quản
lý, làm suy giảm động lực lao động và sự sáng tạo của họ. Do đó vấn đề lựa
chọn các hình thức trả lương như thế nào là m ột nhiệm vụ quan trọng của một
doanh nghiệp. Làm sao phải chọn được các hình thức trả lương một cách hợp lý,
trả lương cho người lao động phải đúng với công sức mà họ bỏ ra, lại vừa đảm
bảo được hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện,
qua sự tìm hiểu và qua sự trao đổi với các cán bộ quản lý của xí nghiệp, em đi
sâu nghiên cứu và phân tích các hình thức trả lương cho người lao động ở xí
nghiệp, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của
các phương pháp trả lương và đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện các hình
thức trả lương của xí nghiệp.
Chuyên đề thực tập:
"Hoàn thiện các hình thức trả lương
ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện"
Cơ cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về vấn đề trả lương cho người lao động.
Phần II: Phân tích tình hình trả lương cho người lao động tại Xí
nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện.
Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương
ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện
- PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm về tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thị trường hàng hoá khác nhau,
bao gồm cả thị trường lao động, thị trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi mua bán sức lao động. Sức lao động cũng là một hàng hoá và nó cũng
có giá cả. Như vậy, tiền lương chính là giá cả của hàng hoá sức lao động. Khi
nói về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nơi mà các quan hệ thị trường thống trị chi
phối mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác Các Mác viết: "Tiền công không phải là
giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một h ình thái cải trang của giá trị hay
giá cả sức lao động".
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương là
số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Hay tiền lương là số
tiền m à người mua sức lao động trả cho người sở hữu sức lao động (người bán
sức lao động). Tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một
vấn đề x ã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội do đó tiền
lương còn là quan hệ x ã hội.
Theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay để chính sách
tiền lương phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 "Cải
- cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc, tiền lương và
tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động - đảm bảo tái sản xuất
sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương, xoá bỏ mọi chế độ bao cấp ngoài lương
dưới mọi hình th ức hiện vật. Thực hiện mối tương quan hợp lý giữa tiền lương
và thu nhập của các bộ phận lao động xã hội" - (Trích trang 74 - V ăn kiện Đại
hội Đảng 7).
Tiền lương đóng vai trò đặc biệt trong đời sống của người lao động, nó
quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế gia đình họ. Tiền lương là nguồn
để tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Do đó nó tác động rất lớn đến
thái đ ộ của họ đối với sản xuất và xã hội. Tiền lương cao họ sẽ nhiệt tình hăng
say làm việc, làm việc với năng suất, chất lượng cao, ngược lại nếu tiền lương
thấp sẽ làm cho họ chán nản không quan tâm đến công việc của doanh nghiệp.
Vì vậy tiền lương và tiền công không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố
hàng đầu của chính sách xã hội. Xét trên góc độ q uản lý kinh doanh, quản lý xã
hội vì tiền lương là nguồn sống của người lao động nên nó là một đòn bẩy kinh
tế quan trọng. Thông qua chính sách tiền lương Nhà nước có thể điều chỉnh
nguồn lao động giữa các vùng theo yêu c ầu phát triển kinh tế x ã hội của đất
nước.
Xét trên phạm vi doanh nghiệp tiền lương đóng vai trò quan trọng trong
việc kích thích người lao động phát huy mọi khả năng lao động sáng tạo của họ,
làm việc tận tuỵ có trách nhiệm cao đối với công việc. Tiền lương cao hay thấp
sẽ là yếu tố quyết định đến tình cảm và ý thức công việc của họ đối với doanh
nghiệp. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, phần lớn lao động được tuyển
dụng trên cơ sở hợp đồng lao động người lao động được tự do bán sức lao động
của mình cho nơi nào mà họ coi là hợp lý nhất. Đồng thời tiền lương không
mánh tính chất bình quân chủ nghĩa có nghĩa là: có thể cùng một trình độ
chuyên môn, cùng một bậc thợ nhưng thu nhập lại khác nhau do giá trị sức lao
- động khác nhau và có như vậy, tiền lương mới thực sự là m ột đòn b ảy kinh tế
kích thích sản xuất phát triển.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền
lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức của Nhà
nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và đ ược
thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi
phối rất lớn của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Tiền
lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp và theo những
chính sách của Chính phủ, nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ,
những mặc cả cụ thể giữa một b ên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp
đồng lao động này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nó không
chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động cho họ mà
còn là một công cụ để quản lý doanh nghiệp, một đòn bẩy kinh tế đầy hiệu lực.
Tuy nhiên chỉ trên cơ sở áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các
nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực và ngược lại sẽ ảnh hưởng
xấu đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
2.1. Tiền lương danh nghĩa:
Được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số
tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào năng suất và hiệu quả làm việc của người lao
động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm,... ngay trong quá trình lao động.
2.2. Tiền lương thực tế:
Được hiểu là số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà
người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
- Tiền lương thực tế phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa và giá cả của
các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Điều
này được biểu hiện qua công thức:
Itltt = Error!
Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể xảy ra
ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên. Trong xã hội tiền lương thực tế là
mục đích trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản
lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
3. Tiền lương và lạm phát
Mối quan hệ giữa tiền lương và lạm phát được nói đến trong quan hệ giữa
tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa qua giá cả và sự biến động của giá
cả trong nhóm các loại hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ cần thiết trong xã hội.
Lạm phát làm cho tình trạng giá cả của hàng hoá tăng lên dẫn đến tiền
lương thực tế giảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng có một
nguyên nhân do tăng lương tạo ra. Khi tiền lương tăng lên làm cho tổng cầu
trong xã hội tăng làm cho giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Tiền lương tăng
làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm do đó giá thành cũng tăng lên, dẫn đến giá
cả tăng và gây ra lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì tiền lương thực tế giảm, điều
này đòi hỏi tăng tiền lương trong xã hội. Tiền lương tăng do lạm phát không gắn
với tăng năng suất lao động, nhưng lại làm tăng chi phí sản xuất. Đây là trường
hợp lạm phát kéo theo tăng lương. Vì vậy việc ổn định và đảm bảo tiền lương
không tách rời kiểm soát lạm phát rong x ã hội và ngược lại. Tiền lương và lạm
phát là một trong những mối quan tâm hàng đ ầu trong xã hội.
- II. CÁC NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG.
1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
Để phát huy tác dụng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp thì tổ chức tiền lương cho người lao
động phải đạt được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và
vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội:
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu.
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một
chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và
thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất
là quản lý về tiền lương.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo 3
nguyên tắc cơ b ản sau:
2.1. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động ngang
nhau.
Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động.
Nội dung của nguyên tắc này là trong mọi điều kiện, mọi công việc của quá
trình sản xuất cũng như việc hao phí như nhau phải đ ược trả lương như nhau.
Ngược lại, những lao động khác nhau phải trả lương khác nhau. Nguyên tắc đòi
hỏi trả lương cho lao đ ộng không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, dân tộc,... mà phải
căn cứ vào đóng góp của họ để trả lương.
- 2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Thực ra nguyên tắc này nêu lên quan hệ giữa làm và ăn, không thể tiêu
dùng vượt quá những gì đ ã làm ra. Mặt khác yêu cầu của phát triển xã hội là
phải có tái sản xuất mở rộng, phải có tích luỹ ngày càng tăng cũng không cho
phép vi phạm nguyên tắc này.
2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa
những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động vì sức lao động là năng
lực lao động của con người là toàn bộ thể lực, trí tuệ của con người. Sức lao
động thể hiện ở trạng thái thể lực, tinh thần, trạng thái tâm lý, sinh lý, thể hiện ở
trình đ ộ nhận thức, kỹ năng lao động, phương pháp lao động.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản của chính sách tiền lương đối với toàn
xã hội. Còn đối với việc trả lương, trả công ở các đơn vị cơ sở được dựa vào
năng suất chất lượng và hiệu quả công tác của từng người lao động và không
được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
1. Chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1.1. Khái niệm:
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn b ộ những quy định của Nhà nước m à các
xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động căn
cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất
định. Chế độ này áp dụng với công nhân, người lao động trực tiếp và trả lương
theo kết quả lao động của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng.
1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc.
- Thực hiện chế độ tiền lương cấp bậc có các ý nghĩa sau:
- Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề một cách
hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương.
- Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng làm cho việc bố trí và sử dụng
công nhân thích hợp với khả năng về sức khoẻ, trình độ lành nghề của họ, tạo cơ
sở để xây dựng kế hoạch lao động, nhất là kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng
cao trình độ lành nghề cho người lao động.
- K huyến khích và thu hút người lao động làm việc trong những ngành
nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn độc hại,...
1.2. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc.
1.2.1. Thang lương:
Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong
cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình đ ộ lành nghề (xác
định theo bậc) của họ. Những ngành nghề khác nhau sẽ có những thang lương
khác nhau.
Mỗi một thang lương gồm một số bậc lương và hệ số phù hợp với bậc
tương ứng.
Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được
xếp từ thấp đến cao.
Hệ số lương chỉ rõ lao đ ộng của công nhân ở một bậc nào đó được trả
lương cao hơn công nhân b ậc I trong nghề bao nhiêu lần.
Bội số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương.
Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc
thấp nhất, hoặc so với mức lương tối thiểu.
Trình tự xây dựng một thang lương như sau:
- Xây dựng chức danh nghề của các nhóm công nhân.
- Chức danh nghề của nhóm công nhân là chức danh cho công nhân trong
cùng một nghề hay một nhóm nghề.
- Xác định bội số của thang lương thực hiện qua phân tích thời gian và các
yêu cầu về phát triển nghề nghiệp cần thiết để một công nhân có thể đạt tới bậc
cao nhất trong nghề.
- Xác định số bậc của thang lương.
Xác định số bậc của một thang lương căn cứ vào bội số của một thang
lương, tính chất phức tạp của sản xuất và trình đ ộ trang bị kỹ thuật cho lao động
và trình độ tự phát triển trình độ lành nghề.
- Xác định hệ số lương của các bậc.
Dựa vào bội số của thang lương, số bậc trong thang lương và tính chất
trong hệ số tăng tương đối m à xác định hệ số lương tương ứng cho từng bậc
lương.
1.2.2. Mức tiền lương
Mức tiền lương là số tiền dùng đ ể tra công lao động trong một đơn vị thời
gian (giờ, ngày hay tháng) phù hợp các bậc trong thang lương.
Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho
bậc 1 hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại thì được tính dựa vào suất lương
bậc một và hệ số lương tương ứng với bậc đó, theo công thức sau:
Si = S1 x k
Trong đó:
Si : Suất lương (mức lương) bậc i
S1 : Suất lương (mức lương) bậc 1 hay mức lương tối thiểu.
ki : hệ số lương bậc i.
- 2. Chế độ tiền lương chức vụ
2.1. Khái niệm và điều kiện áp dụng
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các
tổ chức quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp
dụng để trả lương cho lao động quản lý.
Lao đ ộng quản lý ở doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:
1. Lãnh đạo sản xuất kinh doanh;
2. Thiết kế sản phẩm công việc;
3. Chuẩn bị công nghệ sản xuất;
4. Trang bị và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh;
5. Đ ịnh mức lao động vật tư;
6. Tổ chức và điều hành quản lý;
7. Tổ chức lao động tiền lương;
8. Phục vụ năng lượng, sửa chữa;
9. Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
10. Điều độ và tác nghiệp sản xuất;
11. Lập kế hoạch và kiểm soát;
12. Marketing.
2.2. Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ.
Tiền lương trong chế độ tiền lương chức vụ trả theo thời gian, thường trả
theo tháng và dựa vào các bảng lương chức vụ.
2.2.1. Xây dựng chức danh
- Chức danh lãnh đạo quản lý;
- Chức danh chuyên môn kỹ thuật;
- - Chức danh thực hành, phục vụ, dịch vụ.
2.2.2. Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh.
Thường được thực hiện trên cơ sở của việc phân tích nội dung công việc và
xác định mức độ phức tạp của từng nội dung đó qua phương p háp cho điểm.
2.2.3. Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay ngạch lương.
Một bảng lương có thể có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch ứng với một chức
danh và trong ngạch có nhiều bậc lương.
Bội số của bảng ngạch lương thường được xác định tương tự như phương
pháp được áp dụng khi xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, cấp bậc công việc
của công nhân.
Số bậc lương trong ngạch lương, bảng lương được xác định dựa vào mức
độ phức tạp của lao động và số chức danh nghề đ ược áp dụng.
2.2.4. Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng lương.
Xác định mức lương bậc một bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với
hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Hệ số của mức lương
bậc một so với mức lương tối thiểu được xác định căn cứ vào các yếu tố như
mức độ phức tạp của lao động quản lý tại bậc đó, điều kiện lao động liên quan
đến hao phí lao động yếu tố trách nhiệm,...
Các mức lương của các bậc khác nhau được xác định bằng cách lấy mức
lương bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng.
- PH ẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG
TẠI XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VẬT TƯ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA XÍ NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế
nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau do đó tồn tại nhiều thành phần
kinh tế khác nhau.
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vai trò vị trí của kinh tế Nhà
nước và kinh tế tập thể HTX. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định
phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao từ tổ
nhóm hợp tác đến HTX tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có
lợi, quản lý dân chủ.
Như vậy ta thấy tầm quan trọng của kinh tế hợp tác xã trong công cuộc xây
dựng CNXH.
Đảng và Nhà nước đã và đ ang tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về cơ chế
chính sách như vốn ưu đãi, thuế, mặt bằng,... để khuyến khích kinh tế HTX phát
triển.
Hiện nay cùng với tiến trình đ ổi mới đất nước, kinh tế HTX và phong trào
HTX đã có những chuyển biến sâu sắc, có bước phát triển mới và đạt được
- những thành tựu quan trọng, kinh tế HTX đã đặt trở lại đúng vị trí, theo yêu cầu
phát triển tự nhiên khách quan của nó.
Đó là HTX được hình thành trên cơ sở ng ười lao động, các thành viên tự
nguyện góp vốn, góp công góp sức và quản lý dân chủ, phát huy vai trò tự chủ
của hộ xã viên, thành viên, hợp tác xã chủ yếu tập trung vào các ho ạt động phục
vụ cho sản xuất kinh doanh của các thành viên, xã viên. Kinh tế HTX phát triển
tuân thủ theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất nên không hề gượng ép mà được tổ chức tuỳ nhu cầu và điều
kiện từng nơi với nhiều loại hình, quy mô và trình độ hợp tác phong phú, đa
dạng từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ một ngành đến liên
ngành. Nhiều HTX đã phấn đấu vươn lên đổi mới tổ chức, nội dung kinh doanh,
phương thức hoạt động, đã đứng vững và tiếp tục phát triển. Nhiều cơ sở kinh tế
hợp tác và HTX trong các ngành, lĩnh vực đang từng bước đ ược khôi phục và
chuyển đổi theo luật HTX. Nhiều đơn vị kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới đã
được thành lập. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn, một số đ ơn vị
làm ăn ổn định và có hiệu quả ngày càng tăng. Khu vực kinh tế hợp tác và HTX
đã và đang làm ra ngày càng nhiều sản phẩm cho x ã hội tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho xã viên và người lao động góp phần ổn
định phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hợp tác xã Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện là một HTX công
nghiệp. Được thành lập vào năm 1994 căn cứ vào Luật HTX do Quốc hội ban
hành, và căn cứ tình hình thực tế của các HTX. HTX đã lấy tên là Xí nghiệp
Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện. HTX thành lập trên cơ sở từ các tổ nhóm
hợp tác dịch vụ sửa chữa thiết bị điện, ô tô, máy công cụ,...
Các thành viên đã kêu gọi các xã viên góp sức, góp vốn để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển từ hình thức kinh doanh cá thể
sang hình thức kinh doanh tập thể.
- HTX - Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện (XNCNVTTBCĐ)
trực thuộc liên minh:
- Liên minh HTX thành phố H à Nội.
- Liên minh HTX Việt Nam.
Khi tham gia vào liên minh các HTX thì xí nghiệp sẽ đ ược hỗ trợ rất nhiều
về vốn, lãi suất, đất đai, thông tin, thuế,...
Năm 1994 xí nghiệp có 50 thành viên bình quân mỗi xã viên đóng góp 180
triệu đồng. Sự đóng góp ở đây bao gồm: sự đóng góp bằng cả tiền mặt và bằng
cả các tài sản khác như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Khi mới thành lập,
hoạt động chủ yếu của xí nghiệp là dịch vụ sửa chữa và lắp đặt các công trình về
điện lưới phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp và các đ ịa phương, xử lý các sự cố
về điện lưới, các loại máy cắt điện 110KV, 35KV, 10KV và các tủ điện phân
phối 1000 A, 1500A, 2500A; máy biến thế được xí nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa,
đại tu.
Năm 1995 xí nghiệp có 62 x ã viên bình quân mỗi xã viên đ óng góp 205
triệu đồng.
Năm 1996 xí nghiệp có 71 x ã viên bình quân mỗi xã viên đ óng góp 203
triệu đồng.
Nhận thấy nền kinh tế ngày càng phát triển, nhất là các ngành công nghiệp,
đặc biệt là ngành điện lực, nhu cầu sử dụng điện cho các nhà máy, xí nghiệp
ngày càng tăng, Nhà nước ngày càng đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy điện,
nhu cầu sử dụng điện ở các địa phương cũng ngày một tăng, do đó nhu cầu về
các thiết bị điện lưới cao thế ngày một nhiều. Đoán trước được nhu cầu thị
trường về các thiết bị điện, xí nghiệp đã tiến hành kêu gọi thêm xã viên góp vốn,
sức để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất. Tập trung xây dựng nhà
xưởng, lắp đặt dây chuyền công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân để tiến
- hành sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu
của thị trường.
Từ năm 1997 đến năm 2000 xí nghiệp đ ã có 98 xã viên bình quân mỗi xã
viên đóng góp vào HTX là 300 triệu đồng. Tổng số vốn điều lệ của HTX lên tới
29,4 tỷ đồng. Ngoài việc xây dựng nhà xưởng lắp đặt dây chuyền sản xuất, xí
nghiệp còn trang bị các phòng thí nghiệm điện, mua sắm các thiết bị vận tải như
ô tô, máy kéo, xe nâng hàng, xây dựng các lò sấy sứ cách điện,...
Hoạt động chủ yếu lúc này của xí nghiệp là ngoài dịch vụ sửa chữa lắp đặt
các công trình về điện cho các nhà máy xí nghiệp và các địa phương thì xí
nghiệp còn tiến hành sản xuất các thiết bị điện cao thế khác phục vụ cho ngành
điện lực và các ngành kinh tế quốc dân khác.
Khác với các thành phần kinh tế khác, xí nghiệp hoạt động không chỉ vì
mục đích duy nhất là lợi nhuận mà còn vì mục đích xã hội giúp đỡ nhau trong
phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm cho các xã viên và người lao động.
Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở tự nguyện, quản lý dân chủ và bình đẳng, tự
chịu trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và
sự phát triển chung của HTX, hợp tác và phát triển cộng đồng. Qua 6 năm hình
thành và phát triển HTX đã chứng tỏ là một đơn vị kinh tế làm ăn tương đ ối có
hiệu quả, số lượng xã viên vào HTX ngày càng nhiều với lượng vốn góp ngày
càng tăng.
Hiện nay xí nghiệp có 98 xã viên và 425 lao động hợp đồng, các xã viên
vừa là người lao động vừa là người chủ của xí nghiệp. Tổng số xí nghiệp có 523
lao động.
- 2. Chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1. Chức năng nhiệm vụ
- Sản xuất kéo dây cáp nhôm, cáp đồng các loại, cáp AGDC,... các sản
phẩm cáp điện chủ yếu phục vụ cho ngành điện lực và các nhà máy cần sử dụng
điện cao thế.
- D ịch vụ sửa chữa, tư vấn thiết kế lắp đặt các trạm điện kéo lưới điện, xử
lý các sự cố điện trong thành phố H à Nội và các địa phương.
Dịch vụ sửa chữa máy cắt điện cao thế C35M, máy cắt 110KV, máy biến
áp, cầu chì tự rơi, van chống sét, ty biến đổi dòng điện, máy ổn áp,...
Dịch vụ sấy sứ cách điện từ 10KV đến 110KV. Hiện nay xí nghiệp có 20 lò
sấy sứ cách điện với công nghệ sấy của Liên Xô.
- Sản xuất cung cấp các tủ điện phân phối, tủ điều khiển tự đồng từ 1500A
đến 2500A. Các sản phẩm này chủ yếu cung cấp cho các nhà máy xí nghiệp và
các trạm điện ở các địa phương.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy mới chỉ có 6 năm thành lập nhưng xí nghiệp ngày càng đứng vững, tồn
tại và phát triển trên thương trường. Uy tín của xí nghiệp ngày càng được nâng
cao nhờ chất lượng và dịch vụ sửa chữa nhanh chóng thuận tiện và chính xác
đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Các sản phẩm dây cáp điện các loại tủ điện
phân phối ngày càng được các nhà máy xí nghiệp và các địa phương ưa chuộng.
Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đi đúng hướng trên mặt trận sản xuất kinh
doanh. Xí nghiệp đã bảo toàn được vốn làm ăn có lãi đảm bảo được đời sống
của các x ã viên và người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động ngày
một tăng cùng với sự phát triển của xí nghiệp. Điều đó được biểu hiện qua kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 1998, 1999 và 2000
như sau:
- Năm
1998 1999 2000
Đ ơn vị
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu Triệu đồng 45.320 48.500 50.120
Tổng quỹ lương Triệu đ ồng 5 .909 6 .508 7.523
Thu nhập bình quân đồng 940.000 1 .306.000 1 .198.600
Qua biểu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm ngày một tăng, năm 1998
tổng doanh thu là 45,32 tỷ đồng đến năm 1999 tổng doanh thu là 48,5 tỉ đồng
tăng 3,18 tỷ đồng tức là tăng kho ảng 7% so với năm 1998; năm 2000 tổng doanh
thu là 50,12 tỷ đồng tăng 10% so với năm 1998 và tăng khoảng 3,3%. Như vậy
tổng doanh thu bình quân mỗi năm tăng khoảng 8,8%.
Tổng quỹ lương qua các năm cũng tăng lên cùng với tổng doanh thu, năm
1999 tổng quỹ lương tăng lên khoảng 10% so với năm 1998; năm 2000 tổng quỹ
lương tăng lên khoảng 15,5% so với năm 1999.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao đời sống của
người lao động ngày càng được cải thiện.
Nguyên nhân đạt được kết quả là:
- D o tổ chức sản xuất của xí nghiệp ổn định - công ăn việc làm ổn
định, do đó mà sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được duy trì và phát triển.
- D o mở rộng hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác khác nhau, ký kết
nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị cao.
- Do sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp bố trí lực lượng lao động một cách
hợp lý.
- vv....
- 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Đ HXV
Ban Ban
Quản trị Kiểm soát
Phòng Phòng Phòng Phòng
TC-HC KT-TC KT-KT KH-KD
Phân xưởng
Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng
sản xuất, dây
DV, sửa ch ữa cơ khí lắp ráp
chuyên cáp điện
2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Cũng như các thành phần kinh tế khác, Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết
bị cơ điện cũng như một đ ơn vị kinh tế từ hạch toán kinh doanh, tự tổ chức quản
lý, việc tổ chức phân công lao động và quản lý lao động hết sức phức tạp. Song,
Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện đ ã có phương án tổ chức cơ cấu bộ
máy sao cho thích hợp nhất hiệu quả nhất.
Theo Luật hợp tác xã: Hợp tác xã XNCNVTTBCĐ có mô hình tổ chức như sau:
1. Đ ại hội đại biểu xã viên: gồm tất cả 98 thành viên của HTX.
Đại hội xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất của xí nghiệp. Đại hội xã
viên có quyền thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của xí nghiệp
như các vấn đề về tổ chức quản lý, về tài chính kế toán, phân phối thu nhập, về
hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
2. Ban quản trị hợp tác xã:
nguon tai.lieu . vn