Xem mẫu
- ĐỘC CHIÊU VỚI MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ
Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
Trong nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân
dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Làm sao căn được những góc cạnh hài hòa, để
bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da
đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
Chọn lựa máy ảnh: Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải
máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng
chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh
càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên
là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp
từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "prồ" khác biệt ra sao thì bạn cần
tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng
amateur nhưng chức năng lại rất cao (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom
tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp
nhưng thường dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này
thường được gọi là bán chuyên nghiệp.
- Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x (4x, 7x,
9x..., 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Nếu muốn chụp
chân dung tốt nhất, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách
giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 nêu trên có zoom
7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng: Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không
chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái
đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban
ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh
hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân
khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn
sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những
nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng
cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách
khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một
miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của
bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy
bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như
hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ...đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của
con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của
con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong
ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên,
thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
- Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon
D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h
chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ
ông nổi bật trên nền phông phía sau là
người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi
râu. Ảnh: Trường Giang.
Kỹ thuật chụp : Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ và khẩu độ. Khi
đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc
độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với
việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số
này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt
nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím
chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình
chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng
giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với
tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu
- cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền
phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ
thuật. Chỉ với một đường vạch được kẻ bởi một sợi dây điện chạy ngang hay mép
của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi
hình ảnh quan trọng của bạn . Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi
nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại; chân dung bán thân và chân dung cả
người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình
bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được
nhìn thấy cả hai tai (trừ phi đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so
với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên
hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về
hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp
rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải
cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối
tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thế của
chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người
nghiệp dư
Đôi lúc bạn hay thắc mắc sao hình lại tối thế này, nhòe nhoẹt thế kia. Dù không phải
là thợ, bạn vẫn có thể có được những bức ảnh đẹp hơn với một chút hiểu biết thêm
về nguyên lý và kỹ thuật.
Mỗi một chiếc máy ảnh đều có menu cài đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt,
việc đầu tiên là chọn chế độ chụp. Thông thường những loại máy đời mới dù "xịn"
- hay không thì đều cần phải chọn kích cỡ và chất lượng ảnh. Có những loại máy dùng
ký hiệu là các dấu sao, càng nhiều sao chất lượng hình càng đẹp. Còn lại các dòng
máy khác hiển thị bằng chữ (S, M, L) hoặc số cỡ ảnh (pixel), số càng to sẽ cho ra tấm
ảnh đẹp hơn, có thể in ảnh khổ lớn.
Chỉnh ISO: Giống như khi chụp bằng máy ảnh truyền thống, bạn phải mua phim có
đội nhậy phù hợp với điều kiện ánh sáng thì với máy ảnh số cũng vậy, bạn nên để
ISO ( độ nhậy bắt sáng) làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhậy cao dễ dàng chụp
trong điều kiện trời sẩm tối, đêm, hay trong nhà, nhưng sẽ gây hiện tượng rạn ảnh, vỡ
hạt. Như vậy, bạn nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời sầm. Với 800
hoặc 1600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát
đèn chớp.
Trên nút điều khiển thường có 2 tới 3 chế độ lấy ánh sáng giúp bạn chọn theo ý
muốn :
Vị trí A (Aperture), không dùng đèn Flash: Cố định khẩu độ, tự động tốc độ. Bảng
khẩu độ trên tất cả các máy có các con số f2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 mm. Số càng cao thì
cửa điều sáng đóng càng nhỏ sẽ cho độ nét ảnh càng sâu. Chẳng hạn khi bạn chụp
một hàng dài người mà máy ảnh gần người đầu tiên nhất, máy ảnh đóng f22 mm, ảnh
sẽ nét rất sâu từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng (với điều kiện ống kính
không zoom tiêu cự lớn hơn 50 mm). Nếu để f4 hoặc f2.8 mm thì ảnh chỉ nét được
khoảng 1 đến 2 người đầu tiên. Tùy theo các con số trên mà độ nét nông, sâu cũng như
lưu lượng ánh sáng vào ảnh thay đổi. Để chế độ A này khi chụp chỉ phù hợp với
nguồn sáng mạnh, khoảng 8h sáng đến 6h chiều mùa hè (không áp dụng khi chụp
trong nhà). Nếu bạn cố tình để chế độ này khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong điều
kiện ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ tự động hạ xuống gây nên hiện tượng rung tay,
ảnh nhòe nét trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng.
- Ảnh chụp trong nhà có đèn neon, không phát đèn
chớp, hậu cảnh sáng đều với đối tượng chụp.
Chụp dùng Flash, hậu cảnh tối nhìn không rõ chi
tiết phía sau đối tượng.
Vị trí S (Speed), không dùng Flash: Cố định tốc độ, tự động khẩu độ. Chế độ này các
thợ ảnh chuyên nghiệp thường ít dùng vì rất khó chụp đối với máy ảnh số có độ nhạy
ánh sáng cao. Các con số tốc độ trên máy thường là từ 2" (2 giây) đến 1/2000" (một
phần 2000 giây). Để đảm bảo cho một tấm hình không bị mất nét khi chụp, ánh sáng
ngoài trời không sầm sì, một người hoặc vật đang chuyển động hoặc di chuyển với
tốc độ nhanh bạn nên để tốc độ từ 1/125'' cho đến 1/2000'' (số càng to thì tốc độ đóng
mở màn trập càng nhanh, ánh sáng vào càng yếu). Không như camera du lịch, các dòng
máy chuyên nghiệp tốc độ nhanh có thể lên tới 1/4000'', chậm là 32". Tuy nhiên tốc độ
càng cao, độ nét sâu của hình ảnh càng giảm.
- Vị trí Auto (Automatic): Chế độ này tự động hoàn toàn cả tốc độ lẫn khẩu độ. Trong
điều kiện ánh sáng yếu, máy sẽ tự động phát đèn Flash cho bạn đảm bảo một bức ảnh
chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí nào mà đèn
với tới. Thông thường, những tấm ảnh dùng đèn flash, hậu cảnh bị tối trừ khi bạn
chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Cái hay của chụp flash ngay cả khi có
nắng là các điểm khất của mặt người được chụp như hốc mắt, hốc mũi, vùng
cổ...không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn khuôn mặt.
Có đèn Flash phả nhẹ, mặt người đẹp và hài hòa
hơn, mắt không bị quầng tối.
Hình ảnh được chụp từ các loại máy du lịch với đèn flash tự động có thể sẽ xấu hơn
so với các thợ chuyên nghiệp bởi các đèn phát sáng tháo rời có chế độ Manual (chọn
mức xả nhẹ, trung bình hoặc phát hết năng lượng). Trong bất kỳ tình trạng ánh sáng
nào, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng chế độ xả đèn hợp lý vừa đủ sáng mà lại không tối
hậu cảnh, góc cạnh trên mặt hài hòa mà không bị bệt hay bị "lốp" sáng.
Vị trí M (Manual): Chọn tốc độ, khẩu độ theo ý muốn. Để dùng được chức năng này
đối với máy ảnh số ngay cả các phóng viên ảnh, thợ chuyên nghiệp cũng phải rất lúng
túng khi sử dụng, có khi không ai dám dùng. Tăng một khẩu độ hay giảm một tốc độ
chỉ cần chỉnh sai một con số tấm ảnh có thể thiếu sáng hoặc dư sáng đến mức tội
nghiệp. Có khi phải chỉnh đổi tốc độ đến ba bốn lần mới chụp được tấm ảnh vừa
sáng.
- Xử lý ảnh bằng Photoshop sau khi chụp
Thông thường, sau khi chụp bằng chế độ tự động, đổ ảnh từ card vào máy tính sẽ
thấy ảnh hơi tối đen. Bạn phải cần đến một chiếc máy tính có cài sẵn phần mềm
Photoshop để xử lý chúng. Chỉnh sửa những tấm hình đó sao cho đẹp mỗi người một
thủ thuật riêng. Sau đây là một bí quyết nhỏ cho bạn tham khảo.
Các thao tác chỉnh sửa sau khi mở một tấm hình vừa chụp :
Open\Image\Adjustment\Curves
Ở bảng Curves, bạn có thể kéo dây căng chéo sao cho vừa độ sáng ảnh hoặc đánh số
vào phần "Input", "Output".
Image\Adjustment\Autocolor . Đây là phần tự động chỉnh màu phù hợp. Phần này thao
tác xong mà bạn thấy màu xấu hơn có nghĩa là màu đã chuẩn bạn hãy bấm Ctr + Z
hoãn lại.
Chưa xong, bạn cần chỉnh contrast bằng cách : Image\Adjustment\Brightness/Contrast.
Kéo thanh contrast lên khoảng 10 đến 12, nếu chưa thấy ổn có thể tăng thêm chút nữa.
Bạn sẽ thấy độ tương phản cao hơn, màu đẹp hơn.
Image\Adjustment\Color Balance. Phương pháp chỉnh màu dư trên ảnh. Nếu hình thiên
về màu đỏ, bạn hãy tăng màu xanh hoặc giảm chính màu đó đi.
Image\Adjustment\Saturation. Ở bảng công cụ này bạn kéo thanh Saturation lên hoặc
đánh một con số hợp lý mà không nhiều quá. Lúc này màu sẽ tươi hơn, rực rỡ hơn,
bạn đã có một tấm ảnh tuyệt hảo.
Image\Adjustment\Selective Color. Cuối cùng bạn chỉnh những màu riêng biệt theo ý
muốn. Cần triệt tiêu hay thêm màu gì click vào màu đó rồi chỉnh. Bạn sẽ được tấm
hình như ý.
- 10 chiêu chụp ảnh kỹ thuật số
Bạn từng nghe nói rằng máy ảnh số càng tốt thì chất lượng ảnh càng cao.
Nhưng sự thật là bạn có thể làm nên những tấm hình tuyệt đẹp với chiếc máy
rất đơn giản, rẻ tiền và cũng có thể tạo ra bức ảnh xấu xí từ chiếc Nikon đắt
giá nhất. Tất cả nằm ở thao tác của người chụp.
Dưới đây là 10 bí quyết "nhà nghề" để bạn kiểm chứng:
1. Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân
bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng,
bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt
một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.
Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng tự động (auto) Hình này chụp ở chế
độ cân bằng sáng mù (cloudy
2. Dùng kính mát
Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng
kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu
không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu
trời.
Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát
ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
- Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai
phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào
vật thể.
Tấm ảnh này không được chụp qua bộ lọc. Tấm ảnh này dùng cặp
kính mát đặt trước ống kính,
3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng
Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả
cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc
đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một
bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn,
không bị nheo mắt.
Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng
3 m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode
Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần
nằm dài ra nền đất nhờ dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.
- 5. Chỉnh đường chân trời
Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng
trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ
cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng
6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn
sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3 Megapixel cần ít
- nhất thẻ 256 MB, 4 Megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6 Megapixel cần thẻ từ 1 GB
trở lên.
7. Chỉnh kích cỡ ảnh
Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau,
nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x
480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2.272 x 1.702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn
và sắc nét có thể in trên tạp chí.
8. Giá đỡ
Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại
nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh
bị rung tay do thấm mệt.
Giá đỡ Ultrapod II, sản phẩm của Pedco, nhỏ gọn, khoảng 20 USD.
9. Đặt giờ chụp
- Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi
bấm nút. Bạn có thể dùng "self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh
nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.
10. Chụp hình nước chảy chậm
Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng
nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố
định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy
ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ
giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
Bức ảnh dòng thác chảy chậm này được chụp bằng cách đặt máy ảnh lên giá đỡ, để
cửa trập đóng sau hơn 1 giây.
Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill
flash" hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một
bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để
phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp
đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
- 7 bí quyết nâng tính nghệ thuật cho ảnh số
Thế giới ảnh số ngày càng hấp dẫn vì được các hãng
sản xuất hỗ trợ bằng nhiều công cụ "trang điểm" khác
nhau. Những chế độ đặc biệt tích hợp ngay trên máy,
những phần mềm chuyên dụng do chính họ phát triển
sẽ tạo thêm nét quyến rũ cho từng pixel.
Tăng chiều sâu
Chế độ Slimming Mode trong phần mềm Design
Gallery của hãng HP sẽ làm cho đối tượng ở chính
giữa bức ảnh trở nên dài hơn, mảnh hơn. Điều này sẽ
tạo nên độ sâu cho không gian của ảnh. Đây là phần
mềm mà HP mới phát triển và đi kèm với sản phẩm
máy ảnh của hãng, hiện tương thích với dòng Photosmart M425, M525, M527,
Photosmart R725, R727, R927. Tham khảo thêm tại đây.
Tạo độ tương phản mờ ảo
Dùng chế độ Soft Glow Mode sẽ tạo ra sự tương phản đầy tính nghệ thuật.
- Cũng ở phần mềm nói trên, chế độ Soft Glow Mode như mang lại nét phun sơn mờ
cho tấm ảnh. Ánh sáng tương phản giữa các mảng sáng và tối sẽ gia tăng hiệu quả
nghệ thuật ho đối tượng.
Phong cách cổ điển
Từ tấm ảnh gốc, bạn có thể chuyển sang các tông màu khác nhau.Các công cụ trong
Design Gallery cũng có thể biến bức ảnh thông thường thành tấm hình nâu-đen, xanh-
trắng... mang đậm nét cổ xưa.
Thêm sắc độ cho bầu trời, mặt nước
Design Gallery với các công cụ hiệu chỉnh tông màu và đường biên sẽ giúp bạn làm
tươi mới không gian ảnh.
Biến ảnh thành tranh
Phần mềm của HP sẽ xử lý tấm hình thành tranh hoạt hình, poster dạng "cổ động" hay
những chấm mực.
Hình món ăn hấp dẫn hơn
Một số hãng sản xuất máy ảnh tích hợp các chế độ đặc biệt cho những hoạt động
chuyên dụng. Ví dụ Olympus đưa vào Cuisine Mode để chụp hình các món ăn. Bữa
tiệc trên ảnh sẽ nhiều sắc màu hơn thực tế.
"Nắng quái chiều hôm"
Chế độ Sunset Scene trong sản phẩm Olympus sẽ làm cho phong cảnh lúc mặt trời
sắp lặn huy hoàng hơn bằng gam màu ấm.
nguon tai.lieu . vn