Xem mẫu
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5):
Chú ý khi sử dụng atapulgit chống tiêu chảy
Atapulgit là chất hấp phụ có tác dụng chống tiêu chảy. Trong hầu hết chế
phẩm có trên thị trường, hoạt chất là atapulgit hoạt hóa, được đốt nóng để tăng khả
năng hấp phụ. Thuốc có tác dụng bao phủ mạnh bảo vệ niêm mạc ruột bằng cách
trải thành một màng đồng đều trên khắp bề mặt niêm mạc được dùng trong các
trường hợp: điều trị triệu chứng các bệnh đại tràng không đặc hiệu cấp và mạn tính
có tiêu chảy (đặc biệt tiêu chảy kèm chướng bụng), hội chứng kích ứng ruột và có
thể thụt để điều trị hỗ trợ trong viêm loét đại tràng. Thuốc không hấp thu và được
đào thải theo phân.
Do tính chất hấp thụ của thuốc làm ảnh hưởng (gây cản trở) tới sự hấp thu
của một số thuốc ở đường ruột nên cần chú ý khi dùng atapulgit đồng thời với các
thuốc khác (nên uống cách nhau 2-3 giờ).
Không dùng quá hai ngày hoặc khi tiêu chảy kèm sốt, tiêu chảy phân có
máu và chất nhày, sốt cao. Nếu sau khi sử dụng quá hai ngày vẫn tiêu chảy cần hỏi
ý kiến bác sĩ điều trị. Không dùng cho trẻ bị tiêu chảy kèm theo mất nước. Trong
trường hợp này trước tiên cần bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống. Không
dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ trường hợp có sự theo dõi của bác sĩ vì nguy cơ
mất nước do tiêu chảy. Dùng thận trọng ở người to đại tràng do suy giảm trương
- lực. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là táo bón. Do nhôm được hấp thụ
vào cơ thể gây thiếu hụt phospho khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
Móng chọc thịt - dùng thuốc gì?
Móng chọc thịt là một bệnh không rõ nguyên nhân. Bình thường thì hai
cạnh móng mọc thuôn ra hai bên và không gây nên bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào,
nhưng ở một số người thì lại có dấu hiệu bất thường. Hai cạnh móng khi mọc ra cứ
quặp vào phía bên trong móng (chọc vào thịt dưới nền móng) làm cho móng bị
cong vồng lên, bề ngang của móng bị thu hẹp lại.
Lúc đầu, móng có màu sắc bình thường nhưng sau một thời gian móng trở
nên xỉn màu, xám hoặc đen. Cạnh móng luôn bị kích thích nên bệnh nhân hay gãi,
cạo vào cạnh móng làm xây xước. Qua các vết xây xước móng sẽ bị nhiễm trùng.
Lúc đầu rỉ dịch vàng, sau đó sẽ có mủ. Nếu quá trình viêm kéo dài thì cạnh móng
sẽ bị sùi lên tổ chức viêm màu đỏ tươi. Có dịch hoặc mủ chảy ra khi ấn vào. Móng
luôn có mùi hôi rất khó chịu. Do viêm và do móng chọc vào thịt nên bệnh nhân
đau nhất là khi đi giày.
- Điều trị: Khi có nhiễm trùng thì phải sử dụng một đợt kháng sinh theo chỉ
định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tại chỗ: ngâm bằng nước muối loãng ngày 2
lần, mỗi lần 10 phút. Bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ
phối hợp với kháng sinh như: fucicort, fobancort... Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần.
Nếu tổ chức viêm sùi nhiều thì phải lấy đi bằng tia laser CO2. Nếu móng chọc vào
trong nhiều và gây đau làm trở ngại sinh hoạt thường xuyên thì phải phẫu thuật lấy
hết cả chân móng đi. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật lấy móng thì vẫn có tỷ lệ móng
chọc thịt tái phát ở 20-30% các trường hợp. Các trường hợp tái phát thường nhẹ
hơn tình trạng bệnh lúc ban đầu.
Đừng tưởng tôi vô hại!
Từ khi betamethason tôi được tổng hợp ra và đưa vào chữa bệnh cho con
người, các thầy thuốc đã coi tôi như một thần dược. Nói vắn tắt công dụng của tôi
chỉ vẻn vẹn có mấy chữ: chống viêm và chống dị ứng. Thế nhưng nếu liệt kê ra
các bệnh mà con người cần đến tôi thì có đến hàng trang giấy chưa hết: từ các
bệnh về khớp, các trạng thái dị ứng (cơn hen, viêm phế quản mạn, viêm mũi dị
ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phản
ứng quá mẫn với thuốc và vết côn trùng đốt, cắn) đến các bệnh da, nội tiết, mắt, hô
hấp, các bệnh máu, tiêu hóa, ung thư, hội chứng thận hư... Tôi trở thành vũ khí sắc
- bén cho bác sĩ và có mặt trong nhiều chuyên khoa. Điều này làm cho tôi rất đỗi tự
hào.
Trong thực tế, các bạn có thể thấy tôi với nhiều ngoại hình như viên nén,
thuốc tiêm, dạng kem, thuốc mỡ, gel, siro, dung dịch (để thụt). Có được điều này,
các bạn phải cảm ơn các nhà dược học. Họ đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu,
sản xuất tôi ở nhiều dạng như vậy cho các bạn tiện và dễ sử dụng đấy. Những
người bị đái tháo đường, tâm thần, loét dạ dày và hành tá tràng, những người
nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm nấm toàn thân và ở người bệnh quá mẫn với tôi
thì tuyệt đối không được dùng tôi nhé.
Tuy nhiên, khi dùng tôi các bạn phải rất thận trọng bởi tài của tôi nhiều
nhưng tật tôi cũng đâu có nhỏ, nếu thống kê ra cũng ngang ngửa vài trang giấy
đấy. Điều nguy hiểm là tôi có thể gây ra những tác dụng ngoại ý trầm trọng. Các
tác dụng không mong muốn liên quan cả đến liều và thời gian điều trị như: các rối
loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển
hóa và tâm thần. Tần suất thường gặp làm mất kali, giữ natri, giữ nước; làm kinh
nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của
thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường
tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường;
làm yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp-xe vô khuẩn.
Ngoài ra, tôi còn gây nên bệnh glôcôm, đục thủy tinh thể cho mắt, gây loét dạ dày
- và sau đó có thể bị thủng và chảy máu, viêm tuỵ, trướng bụng, viêm loét thực
quản...
Đa số các tác dụng không mong muốn có thể phục hồi hoặc giảm thiểu
bằng cách giảm liều. Cách này thường ưa dùng hơn là ngừng thuốc. Các bạn có
thể dùng tôi dạng uống kèm với thức ăn để hạn chế chứng khó tiêu hoặc kích ứng
đường tiêu hóa có thể xảy ra. Đối với người bệnh điều trị kéo dài, ở liều điều trị có
thể phải hạn chế dùng natri và bổ sung kali trong quá trình điều trị, dùng thêm
canxi và vitamin D (có thể giảm nguy cơ loãng xương do tôi gây nên). Những
người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được chăm sóc bằng
thuốc chống loét (thuốc kháng acid, đối kháng thụ thể H2, hoặc ức chế bơm
proton). Người bệnh đang dùng tôi mà bị thiếu máu thì cần nghĩ ngay đến tình
huống có thể bị chảy máu dạ dày do tai biến của tôi gây ra đấy. Phải dùng tôi với
liều thấp nhất có thể được để kiểm soát bệnh đang điều trị và khi giảm liều phải
giảm dần từ từ.
Một vài "bí quyết" tôi có thể chia sẻ cùng các bạn để giúp dùng tôi sao cho
an toàn hơn.
- Trị chứng tăng lipid máu
Tôi năm nay 55 tuổi. Vừa qua, tôi đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Xét nghiệm
mỡ máu cho biết, triglycerides thấy tăng cao gấp đôi mức bình thường. Như vậy
có phải gan tôi bị nhiễm mỡ không? Nguyên nhân dẫn đến tăng mỡ máu? Cách
chữa trị và phòng ngừa.
Đặng Văn Đông (Hà Nội)
Mỡ máu, như cách gọi thông thường để chỉ mức cholesterol và triglycerid
máu. Mỡ máu có liên quan đến bệnh vữa xơ động mạch, do vậy đây là chỉ tiêu cần
quan tâm. Triglycerid máu tăng, không có nghĩa là gan bị nhiễm mỡ mà đây là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tốt hơn là bác nên làm thêm xét nghiệm về HDL
cholesterol và LDL cholesterol là 2 lipoprotein rất quan trọng liên quan trực tiếp
đến bệnh vữa xơ động mạch.
Không thể biết một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng mỡ
máu, tuy nhiên có thể biết một số yếu tố thuận lợi cho tăng mỡ máu, đó là: ăn quá
nhiều mỡ động vật; ăn nhiều chất giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật,
lòng đỏ trứng; uống nhiều bia rượu; béo phì; tình trạng ít vận động và cuối cùng là
bệnh tăng cholesterol mang tính gia đình (di truyền).
Điều trị và phòng ngừa gồm 2 bước:
- Bước đầu tiên là không dùng thuốc mà chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống; tập
luyện thể lực; giảm cân nếu có béo phì. Thực hiện ít nhất trong 2-3 tháng, nếu
không có kết quả thì mới dùng thuốc.
- Chế độ ăn: Giảm mỡ động vật, tăng dầu thực vật, ăn nhiều cá; giảm các
thức ăn chứa nhiều cholesterol (bầu dục, óc, tim, lòng đỏ trứng, gan...); tăng rau,
quả tươi, uống sữa đậu nành. Hạn chế bia, rượu nhất là khi có tăng triglycerid như
trường hợp của bác...
- Tăng cường hoạt động thể lực: Tập ít nhất 30 phút/ngày; tập hàng ngày
hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Bước thứ 2 là điều trị bằng thuốc: Khi chế độ ăn không có kết quả. Nhưng
phải luôn nhớ trong khi dùng thuốc, vẫn duy trì chế độ ăn và 2-3 tháng một lần
nên kiểm tra lại các thông số lipid để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
nguon tai.lieu . vn