Xem mẫu
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
Flash CS4 - bài 14: Sử dụng Color Effect (tiếp theo)
TTO - 6. Sử dụng Color Effect để đổi màu các bập bênh
6.1 Chọn Selection Tool từ thanh công cụ bên phải:
6.2 Chọn Property Inspector:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.3 Lúc này một bập bênh vẫn đang được chọn. Trong hình minh họa bạn thấy
nhiều nhóm tùy chọn để tinh chỉnh cho bập bênh. Nhóm tùy chọn nào được mở,
bạn thấy hình tam giác màu trắng bên trái nhóm đó hướng xuống dưới và có các
mục nhỏ phía dưới để tinh chỉnh. Nhóm nào chưa được mở, bạn thấy hình tam
giác màu trắng bên trái nhóm đó hướng sang phải và không có các mục nhỏ phía
dưới để tinh chỉnh. Để mở hoặc đóng một nhóm, bạn bấm chuột vào hình tam
giác màu trắng hoặc tên nhóm.
Trong hình minh họa, nhóm Color Effect đang đóng, bạn bấm vào Color Effect để
mở ra:
Bạn thu được các mục tinh chỉnh của nhóm Color Effect:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.4 Bạn bấm vào hình tam giác màu đen bên phải mục Style phía dưới vùng Color
Effect của Property Inspector. Chọn Brightness từ menu xổ xuống:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.5 Bạn có thể gõ giá trị vào ô bên phải hoặc kéo thanh trượt để thay đổi giá trị
Brightness để tinh chỉnh độ sáng. Trong hình minh họa, giá trị thiết lập là -25, màu
bập bênh tối đi một chút:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.6 Chọn bập bênh góc trên bên trái:
6.7 Bạn bấm vào hình tam giác màu đen bên phải mục Style phía dưới vùng Color
Effect của Property Inspector. Chọn Tint từ menu xổ xuống:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.8 Bấm vào ô Tint color để chọn màu từ bảng màu:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.9 Bảng màu xuất hiện, bạn chọn màu vàng:
6.10 Bạn có thể gõ giá trị vào các ô bên phải hoặc kéo thanh trượt để thay đổi các
giá trị này. Trong hình minh họa, mục Tint được thiết lập 33%:
6.11 Chọn bập bênh phía dưới bên phải:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.12 Bạn bấm vào hình tam giác màu đen bên phải mục Style phía dưới vùng
Color Effect của Property Inspector. Chọn Advanced từ menu xổ xuống:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.13 Bạn có thể bấm chọn các ô và gõ giá trị mới vào hoặc đưa chuột vào, khi
chuột chuyển thành bàn tay có mũi tên hai chiều ở ngón trỏ thì kéo chuột để thay
đổi giá trị. Trong hình minh họa, ô bên phải giá trị Red được gán giá trị 255:
6.14 Chọn bập bênh phía dưới bên trái:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.15 Bạn bấm vào hình tam giác màu đen bên phải mục Style phía dưới vùng
Color Effect của Property Inspector. Chọn Alpha từ menu xổ xuống:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
6.16 Bạn có thể gõ giá trị vào ô bên phải hoặc kéo thanh trượt để thay đổi giá trị
này. Trong hình minh họa, mục Alpha được thiết lập 70%:
Bạn có thể chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem
kết quả.
Nhận xét: cả bốn bập bênh đều hoạt động giống nhau, chỉ khác nhau về màu sắc.
Bước tiếp theo bạn sẽ điều chỉnh cho các bập bênh hoạt động lệch pha nhau.
7. Cho các bập bênh hoạt động lệch pha nhau.
7.1. Chọn bập bênh phía trên bên phải:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.2 Ở Property Inspector bấm vào hình tam giác màu đen bên phải chữ Movie
Clip, chọn Graphic từ menu xổ xuống:
7.3 Bấm chọn nhóm Looping để mở các mục tinh chỉnh:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.4 Chấp nhận thông số mặc định của Options là Loop, và First là 1 (Xem thêm
phần Tìm hiểu thêm về Symbol ở cuối bài):
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.5 Chọn bập bênh phía trên bên trái:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.6 Ở Property Inspector, bấm vào hình tam giác màu đen bên phải chữ Movie
Clip, chọn Graphic từ menu xổ xuống:
7.7 Chấp nhận thông số mặc định của Options là Loop, gõ giá trị 12 vào ô First.
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.8 Chọn bập bênh phía dưới bên phải:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.9 Ở Property Inspector, bấm vào hình tam giác màu đen bên phải chữ Movie
Clip, chọn Graphic từ menu xổ xuống:
7.10 Chấp nhận thông số mặc định của Options là Loop, gõ giá trị 24 vào ô First.
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.11 Chọn bập bênh phía dưới bên trái:
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
7.12 Ở Property Inspector, bấm vào hình tam giác màu đen bên phải chữ Movie
Clip, chọn Graphic từ menu xổ xuống:
7.13 Chấp nhận thông số mặc định của Options là Loop, gõ giá trị 36 vào ô First.
- Học Adobe Flash CS4 cơ bản
Lúc này, bạn có thể chọn Control>Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter)
để xem thử kết quả. Tuy nhiên bạn thấy các bập bênh không hoạt động. Lý do là
bạn đã chuyển các symbol từ Movie Clip sang Graphic. Sự khác nhau ở chỗ:
Movie Clip symbol có thể tự hoạt động, Graphic symbol hoạt động phụ thuộc vào
Timeline chính. Số frame ở Timeline chính phải bằng hoặc là bội số số frame của
Graphic symbol để có thể đảm bảo cho Graphic symbol hoạt động đúng theo số
frame đã tạo ra bên trong Graphic symbol.(Xem thêm phần Tìm hiểu thêm về
Symbol ở cuối bài)
Để giúp các bập bênh hoạt động đúng, bạn bổ sung thêm cho đủ 48 frame vào
Timeline chính (48 frame là số frame hoạt động của bập bênh mà bạn đã tạo ra
trước đó).
7.14 Bấm chọn frame 48 trên Layer 1:
nguon tai.lieu . vn