Xem mẫu

NHỮNG DÒNG SÔNG
MANG DẤU ẤN RIÊNG
Mỗi dòng sông trên đất nước ta, dù lớn, dù nhỏ đều
có những nét riêng biệt về cảnh sắc thiên nhiên, chảy qua
những vùng văn hóa giàu bản sắc và mang trong mình
những dấu ấn lịch sử riêng.
HAI CON SÔNG CHẢY NGƯỢC
Trong khi các sông ngòi nước ta đều tìm đường ra
biển Đông, thì hai dòng sông này lại chảy ngược sang đất
Trung Quốc.
•S"-

y C^Bẳng^'
*
V
*

ĩ

7

ị TRUNG QUỐC
Lart^Sdnrè
n-

' :

t.

N.._

i : ^

Mốogci^'

J

Hệ thống sông Bằng và sông Kì Cùng (Trích Tập bản đổ Địa lí 8)

129

Sông Bằng
Sông Bằng bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc,
chảy vào nước ta tại cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng.
Người Cao Bằng còn gọi nó là sông Mãng, gắn với hình
tượng con mãng xà trong truyện Thạch Sanh.
Có truyền thuyết cho rằng vùng đất Cao Bằng hiện nay
là địa bàn nhà nước Nam Cương của Thục Chế, cha của
Thục Phán An Dương Vương. Đây cũng chính là đất của bộ
tộc Tây Âu. Sau này An Dương Vương hợp nhất hai bộ tộc
Tây Âu và Lạc Việt thành nhà nước Âu Lạc.
Dòng sông Bằng chảy đến hợp dòng với sông Hiến và
sông Củn bao quanh một thung lũng rộng, bốn bề là đồi
núi. Đó là thành phố Cao Bằng.
Cao Bằng, như tên gọi, là một vùng đất bằng trên cao,
đất đai màu mỡ, địa thế hiểm trở. Sau khi bị Lê - Trịnh
đánh đuổi, nhà Mạc chạy lên đây tồn tại được gần tám

V
í,

'

Cá sông Bằng Giang

Thác Bản Giốc - Cao Bằng

chục năm nữa. Trải qua ba đời vua, vương triều Mạc ở Cao
Bằng duy trì một nhà nước có kỉ cương, có sách lược đối
nội, đối ngoại kịp thời, linh hoạt, đã biến một miền núi heo
hút thành nơi có nền văn hóa, văn minh phát triển.
Sông Bằng có các phụ lưu chính là sông Hiến, sông Tả
Lềnh (Trà Lĩnh) và sông Bắc Vọng.
Ngoài ra, Cao Bằng còn có sông Quây Sơn, chảy nơi
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại huyện Trùng
Khánh. Trên dòng sông này có một con thác đẹp nổi tiếng
là thác Bản Giốc.
131

Thác Bản G iấc
Thác Bản G iấc ià thác nước tự nhiên dẹp nhất nước ta,
cách thị trấn Trùng Khánh 20 km. Thác rộng 208 m, chia làm
hai phần, phần phụ ồ phía nam cổ độ cao 70 m, nhưng lượng
nước ít; phần chính ỏ phía bắc thấp hưn, nhưng nước chảy
ào ào rất mạnh. Theo sự phân định hiện nay, thác Bản G iấc
thuộc về hai nước Việt • Trung, ranh giới nằm ở giữa tâm dòng
chảy chính.

Sông Kì Cùng
Khởi nguồn ở Đình Lập, sông Kì Cùng chỉ là một khúc
suối nhỏ, sau khi hợp lưu với sông Ba Thín ở gần thị trấn
Lộc Bình thì mở rộng thêm với nhiều đoạn sông rộng gần
trăm mét.
Sông Kì Cùng chảy giữa thành phố Lạng Sơn, chia ra
"bên Kì Lừa" và "bên tỉnh". Bắc ngang qua dòng sông Kì
Cùng giữa lòng thành phố, có ba chiếc cầu là cầu Kì Lừa,
cầu Đông Kinh và cầu Ngầm. Trong đó, cầu Kì Lừa được coi
như chiếc đòn gánh, gánh bên Kì Lừa và bên tỉnh.
Lạng Sơn là cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc. Vào thời
phong kiến, các cánh quân Tống, quân Nguyên Mông,
quân Minh và quân Thanh đã từng kéo quân qua đây để
xâm lược Đại Việt, và nơi đây cũng chứng kiến sự thảm bại
của chúng khi phải rút quân về nước.
Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc gây ra cuộc chiến
132

tranh biên giới phía Bắc. cầ u Kì Lừa bị quân Trung Quốc
phá sập.
Sông Kì Cùng chảy ngoắt ngoéo, đổi hướng nhiều lần
đến thị trấn Thất Khê. Từ đây, dòng Kì Cùng chảy gần như
theo đường vòng cung, vượt biên giới sang Trung Quốc để
hợp lưu với sông Bằng tại thị trấn Long Châu của tỉnh Quảng
Tây, thành sông Tả Giang. Đây là chi lưu phía nam của
sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang.
Vì sao sông Kì Cùng chảy ngược chiều là một bí ẩn của
thiên nhiên chưa được giải thích thấu đáo.
Có giả thuyết cho rằng, xa xưa sông Bằng nối với sông
Kì Cùng, băng qua Tiên Yên để đổ nước vào vịnh Hạ Long.
Sau đó vùng Đình Lập, Tiên Yên được nâng lên, làm cho
con sông bị đổi dòng chảy ngược lại. Nhưng hiện chưa có
gì chứng minh cho giả thuyết này.

Cá lăng sông Kì Cùng

nguon tai.lieu . vn