Xem mẫu
- Đừng để giọt nước làm tràn ly
Trong một doanh nghiệp, việc nảy sinh những mâu thuẫn
trong công việc giữa những cá nhân với nhau là điều
không thể tránh khỏi. Và nếu người quản lý không có
những can thiệp đúng lúc hoặc đúng cách, những mâu
thuẫn này sẽ tích tụ, lớn dần lên và chỉ cần thêm một sự việc bình thường
sẽ là rất nhỏ nhưng cũng đủ làm cho mọi việc trở nên hết sức rối ren, lộn
xộn.
Một chủ doanh nghiệp tâm sự, anh đã từng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười
khi chuẩn bị quyết toán thuế thì cô Kế toán Trưởng nộp đơn xin nghỉ. Sau
này, khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn, ngồi bình tâm phân tích lại anh
mới thấy mình đã phạm sai lầm khi không giải quyết mâu thuẫn giữa
phòng kinh doanh và phòng kế toán ngay từ khi nó phát sinh.
Mâu thuẫn ban đầu chỉ là hục hặc nhỏ giữa nhân viên kinh doanh và nhân
viên kế toán thanh toán. Bị sức ép chỉ tiêu, đôi lúc nhân viên kinh doanh có
những khoản chi hoa hồng lớn hơn quy định và thiếu chứng từ hợp lệ, bên
kế toán thì nhất định không chịu dù khi không đầy đủ thủ tục. Và cứ như
vậy mâu thuẫn từ hai nhân viên chuyển thành mâu thuẫn giữa hai phòng
ban. Xuất phát ban đầu từ công việc, nhưng càng về sau nó càng nhuốm
màu tính cách và quyền lực cá nhân. Cả hai sếp đều không ai muốn chịu
"lép vế” trước mặt nhân viên mình. Và rồi chuyện gì đến phải đến, sau
nhiều lần "bị" phòng kế toán làm khó dễ, phòng kinh doanh quyết tìm dịp
"chơi" lại để trả đũa.
- Lần đó khi bị mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh Giám đốc hỏi lý
do, họ bèn đổ là do phòng kế toán nguyên tắc quá cứng nhắc, không linh
động nên kinh doanh không bán được hàng. Vậy là Giám đốc nổi nóng và
có vài lời lẽ không nhẹ nhàng với Kế toán trưởng. Và rồi ngay sáng hôm
sau, anh nhận được đơn xin thôi việc để trên bàn với thời hạn bàn giao
vỏn vẹn chưa đầy tuần. Cô tự ái vì thấy Sếp la không đúng, cô nguyên tắc
cũng là chỉ lo cho việc chung của Công ty được tốt đẹp mà sếp không hề
hiểu và quan tâm đến phòng kế toán, Sếp chỉ quan tâm đến kinh doanh
vậy thì để Trưởng phòng kinh doanh tự đi mà quyết toán thuế!
Thường trong một Công ty, mục đích từng phòng ban có khác nhau, đôi
khi có phần đối nghịch nhau. Kinh doanh chỉ quan tâm đến bán được nhiều
hàng, không chú ý đến về chứng từ và công nợ, kế toán lại muốn chứng từ
phải đầy đủ, hợp lệ, quy trình thanh toán, thu tiền phải đơn giản. Sales
muốn có nhiều ngân sách cho khuyến mãi để bán được nhiều hàng ngay,
marketing lại muốn dành ngân sách nhiều hơn cho quảng cáo và đầu tu
nhãn hiệu. Sản xuất muốn làm được nhiều hàng để công nhân có thu nhập
cao, bên chất lượng lại muốn kiểm thật chặt cho an toàn, để không bị
khách hàng khiếu nại... Tất cả những mâu thuẫn trong công việc này sẽ
luôn tồn tại trong doanh nghiệp và cũng nhờ chúng mà doanh nghiệp phát
triển.
Thế nhưng nếu lãnh đạo không hài hòa, xử lý được các mâu thuẫn công
việc này chúng sẽ chuyển thành các mâu thuẫn cá nhân mang màu sắc
ganh đua thể hiện quyền lực theo kiểu ai mạnh hơn ai, hay bộ phận nào
cần hơn bộ phận nào... Nếu để chúng chuyển hóa như vậy thực sự sẽ là
một mối nguy cho tổ chức. Nhà lãnh đạo cần phải có các biện pháp hóa
giải ngay. Anh cần nhắc lại mục tiêu chung của Công ty là gì.
Nên nhớ rằng, mục tiêu của bất kỳ phòng, ban, cá nhân nào trong tổ chức
đều phải phù hợp với mục tiêu chung của Công ty và tất cả mọi điều đi
- ngược lại hay nguy hại đến mục tiêu chung đều phải được điều chỉnh
ngay. Ngoài ra, anh cũng cần tỏ rõ thái độ và quan điểm của mình đối với
những hành động làm tổn hại mục tiêu của Công ty, đừng giữ thái độ
chung chung không rõ ràng, dứt khoát theo kiểu thế nào cũng được. Điều
này sẽ càng làm cho các mâu thuẫn cá nhân có điều kiện phát triển.
Một trong những biện pháp phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng phải
làm quan tòa phân giải là làm thế nào để tất cả các bộ phận không chỉ
hiểu biết về mục tiêu của Công ty, mà còn hiểu biết về công việc và mục
tiêu của nhau để thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm
vụ. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để mọi người thấm nhuần mục tiêu của
Công ty.
Không phải là ngẫu nhiên mà một trong những yêu cầu đầu tiên của Hệ
thống quản lý chất lượng ISO: 9001 là mục tiêu chất lượng của các phòng
ban phải nhất quán với mục tiêu chung của toàn Công ty và mục tiêu
chung này phải được phổ biến đến từng thành viên trong Công ty. Hãy tạo
điều kiện cho các phòng ban trong Công ty giao lưu, hiểu biết về công việc
của nhau, hiểu về cả những thuận lợi lẫn những khó khăn của nhau. Thực
tế cho thấy, ở một tập thể có sự gắn kết và chia sẻ cao giữa các phòng
ban trong Công ty thì tính hợp tác sẽ tăng lên, sẽ có ít đi những mâu thuẫn
mang màu sắc cá nhân.
nguon tai.lieu . vn