Xem mẫu
- NỌC RẮN
• Nọc độc của rắn là một hỗn hợp gồm nhiều
chất khác nhau (16 loại chất khác nhau), mỗi
loại chất có tác dụng riêng rẽ lên từng cơ quan
hoặc lên toàn bộ cơ thể người bị rắn cắn.
- NỌC RẮN
• Trong những chất này gồm:
- Chất độc tác dụng lên hệ thần kinh (neurotoxin):
hủy hoại các chức năng của trung tâm hô hấp
dẫn đến cái chết do ngưng hô hấp.
- Chất độc tác dụng lên hệ tuần hoàn (hemorragin)
phá hủy vách mao quản, gây xuất huyết, gây rối
loạn do vết thương bị viêm.
- NỌC RẮN
• Tất cả nọc độc của các loại rắn đều chứa đồng
thời neurotoxin và hemorragin, nhưng ở rắn hổ
nọc độc có nhiều neurotoxin còn ở rắn lục nọc
chứa nhiều hemorragin.
- NỌC RẮN
Ngoài hai chất chính trên nọc độc còn chứa các
chất:
- Chất làm tan máu (hemolysin) tác dụng thủy
phân hoà tan các hồng cầu và bạch cầu.
- Chất làm tiêu bào: phá hủy các tế bào của các cơ
quan khác nhau như gan, thận.
- Chất làm cho máu bị đông (Coagulin).
- NỌC RẮN/ Công dụng
1. Nọc rắn: là chất chống viêm mạnh, dùng chữa
tà thấp, đau nhức. Nhiều biệt dược chứa nọc
rắn dùng xoa bóp chống viêm khớp, dây thần
kinh.
2. Thuốc cầm máu
3. Dùng để điều trị cao huyết áp.
- NỌC RẮN/ Công dụng
4. Giảm đau cho người ung thư
5. Hạn chế sự phát triển của khối u
Hiện nay các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Nam
Australia đang tìm cách tách một hợp chất
trong nọc rắn có khả năng ngăn ngừa ung
thư.
- NỌC RẮN/ Công dụng
• Theo Tony Woods, nhà khoa học thuộc ĐH
Nam Australia, hợp chất này sẽ thúc đẩy quá
trình phá huỷ mạch máu cung cấp dưỡng chất
cho khối u. Khối u có những tế bào nhân đôi
cực nhanh, sống phụ thuộc vào nguồn dưỡng
chất và oxy mà máu cơ thể vật chủ cung cấp.
- NỌC RẮN/ Công dụng
• NC của Mỹ: nếu đường cung cấp máu cho khối
u không được hình thành, hoặc đã hình thành
nhưng lại bị phá huỷ, khối u sẽ không thể phát
triển được.
• Xác định được một hợp chất dùng với mật độ
thấp trong một số nọc độc, độc tố sẽ chỉ tác
động lên những tế bào quan tâm.
- NỌC RẮN/ Công dụng
• Các biện pháp điều trị ung thư truyền thống
(hóa liệu, phóng xạ) giết cả tế bào mạnh
khỏe lẫn tế bào ung thư.
• Hợp chất/ nọc rắn chỉ tấn công vào quá
trình tăng trưởng của tế bào màng trong tại
mạch máu của khối u, còn các tế bào khác
cứ phát triển.
- NỌC RẮN/ Công dụng
6. Bào chế huyết thanh kháng nọc rắn độc:
– Lấy nọc rắn rồi xử lý để cho nọc không còn độc
song vẫn giữ được tính kháng nguyên.
Tiếp đến, nọc được tiêm vào cơ thể ngựa để kích
thích hệ miễn dịch của ngựa tạo ra các kháng thể
theo quy trình đã định. Sau một thời gian, máu
ngựa được hút ra để lấy các kháng thể và cuối
cùng được tinh chế thành huyết thanh trung hoà
nọc rắn
nguon tai.lieu . vn