Xem mẫu
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Hổ còn cung cấp cho chúng ta nhiều vị thuốc
khác từ những cơ quan, phủ tạng của nó như
thịt, huyết, dạ dày, óc, mật, gân, mắt, răng, da,
lông, tinh hoàn, dương vật...
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
Thịt hổ: Vị ngọt hơi chua, tính ấm, không độc, có
công dụng bổ tỳ vị, ích khí lực, tráng gân cốt; được
dùng để trừ tà, bổ dưỡng, làm mạnh tinh thần,
phòng chống sốt rét, nôn mửa...
Sách Thọ tân dưỡng lão tân thư đã dùng thịt hổ
nửa cân thái miếng ướp ngũ vị, xào chín rồi cho
thêm nửa nắm hành tươi cắt nhỏ, ăn nguội khi đói
bụng để chữa chứng chán ăn, hay nôn mửa do tỳ vị
hư nhược ở người có tuổi.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh viết: “Hổ
nhục (thịt hổ) vị mặn, tính bình, không độc, trừ
được âm tà, ích khí và trừ bệnh sốt rét, nôn
oẹ”.
• Trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông
viết: “Hổ nhục tức là thịt con hùm, tính bình,
không độc, đuổi tà âm, ích khí, trừ ngược, lợm
giọng”.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Dạ dày hổ: Thường được dùng để chữa chứng
phản vị thổ thực (chứng bệnh ăn vào thì bụng
đầy trướng, sáng ăn chiều nôn, chiều ăn sáng
nôn, nôn ra thức ăn không tiêu) cũng được gọi
là chứng “phiên vị”. Cách dùng: (1) dạ dày hổ 1
cái, rửa sạch, thái miếng, đặt lên viên ngói mới
đốt tồn tính rồi tán thành bột, trộn đều với 30-
40g.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Bình vị tán (một loại thuốc tán của Đông y có
công thức: thương truật 5 phần, hậu phác 3
phần, trần bì 3 phần và chích thảo 3 phần),
uống mỗi ngày 10g với nước chín; (2) dạ dày
hổ 1 cái, rửa qua, sấy khô, thái miếng, đinh
hương 10g, trầm hương 25g, tất cả sấy khô,
tán bột, uống mỗi ngày 8g với rượu nhạt.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Mật hổ: Có công dụng trị trẻ em kinh giản (co
giật, động kinh), cam lỵ (kiết lỵ do bệnh cam
sinh ra), tổn thương do trật đả. Dùng dưới
dạng sấy khô tán bột, mỗi ngày 3-5g.
• Sách Cương mục thập di dùng bột mật hổ
khô 5g, bột bạch phục linh 7g, hai thứ hòa
với rượu vàng lâu năm cho uống để cấp cứu
những trường hợp ngất lịm do chấn thương.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Mỡ hổ: Có tác dụng chữa trị chứng phản vị,
chốc đầu, trĩ xuất huyết.
• Sách Thọ vực thần phương dùng mỡ hổ 200g
thái miếng, ngâm với dầu vừng trong 1 tháng
(chú ý bịt kín miệng để tránh thoát khí), uống
mỗi ngày 30ml dầu với rượu ấm để chữa chứng
phản vị;
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Sách Phổ tế phương dùng mỡ hổ bôi để trị
bệnh chốc đầu;
• Sách Biệt lục dùng mỡ hổ để chữa trĩ hạ xuất
huyết...
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Mắt hổ: Con ngươi mắt hổ có công dụng
trấn kinh (chống co giật), minh mục (làm
sáng mắt), được dùng để chữa các
chứng co giật, động kinh, mắt mờ...
• Sách Kinh nghiệm hậu phương dùng mắt
hổ để trị chứng kinh giản (co giật) ở trẻ
em; sách Đào hòa chúng dùng mắt hổ
chữa chứng khóc dạ đề ở nhũ nhi...
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Sách Dương thị gia tàng phương dùng mắt
hổ 1 đôi sấy khô, bột tê giác 30g, bột viễn trí
30g, bột bá tử nhân 30g, bột đại hoàng 30g
tất cả luyện với mật ong làm hoàn, mỗi viên
to bằng hạt đậu xanh, cho uống mỗi ngày 20
viên với rượu ấm để trị chứng co giật có rối
loạn ý thức, rối loạn ngôn ngữ, môi miệng
khô nứt, khát nhiều.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Thận hổ phối hợp với hùng hoàng và
thược dược chế thành thuốc hoàn để
chữa chứng tràng nhạc (lao hạch) (Thiên
kim phương).
• Gân hổ hầm nhừ hoặc xào với trứng gà
ăn có tác dụng trị viêm khớp do phong
thấp.
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Tinh hoàn hổ chữa lao;
• Da hổ chữa bệnh tâm thần;
• óc hổ chữa mụn nhọt và chứng mỏi mệt;
• Sỏi thận hổ chữa suy nhược cơ thể lâu
ngày;
• Đuôi hổ chữa các bệnh da liễu
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Huyết hổ tăng cường tinh thần và thể lực;
• Răng hổ sát lao trùng, chữa chứng cuồng
điên, hen suyễn;
• Mũi hổ chữa chứng động kinh và co giật
ở trẻ em;
• Lông hổ đốt khói xua đuổi rắn rết;
• Râu mép hổ chữa đau răng...
- HỔ - Panthera tigris L. Felidae
• Hiện nay số lượng hổ trên thế giới và ở
Việt Nam ngày càng giảm dần, được đưa
vào Sách Đỏ của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam -
“Cấm săn bắt hổ”
nguon tai.lieu . vn