- Trang Chủ
- Luận Văn - Báo Cáo
- Đề tài về 'ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP'
Xem mẫu
- Đề tài "ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CỦA
DOANH NGHIỆP
BẤT ĐỘNG SẢN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP"
- QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
TPHCM ĐẾN 2015
TS. ĐINH SƠN HÙNG & THS. CAO NGỌC THÀNH
I. Lời giới thiệu
Dịch vụ bất động sản là một trong những dịch vụ được xác định thuộc nhóm dịch
vụ cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007 cũng góp phần làm cho dịch
vụ bất động sản có cơ hội phát triển nhanh hơn. Kinh tế TP.HCM từ năm 2003 trở
lại đây luôn tăng trưởng ở mức hai con số (11,4% năm 2003; 11,7% năm 2004;
12,2% năm 2005; 12,2% năm 2006, và dự báo tăng khoảng 12,5% năm 2007) đã
giúp tạo ra sức cầu lớn từ nền kinh tế bởi do mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người gia tăng so với những năm trước
(559 USD/người năm 1995; 989 USD/người năm 2000; 1.670 USD năm 2005 và
1.855 USD/người năm 2006).
Mặt khác, với chủ trương ngày càng thông thoáng về việc sở hữu nhà và đất ở với
các đối tượng là kiều bào cũng góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển
của thị trường và dịch vụ bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian qua, thị trường
bất động sản cũng có những biểu hiện phát triển chưa ổn định qua việc cung cầu
chưa gặp nhau, làm tác động đến giá trị và giá của bất động sản. Bên cạnh đó, hiện
trạng về sự thiếu khả năng thanh toán của nhiều người dân Thành phố cũng góp
phần làm cho thị trường bất động sản phát triển chưa đồng bộ. Do đó, mục tiêu
của bài viết này là nhằm đánh giá các mặt của thị trường bất động sản và sự phát
triển dịch vụ bất động sản để có những định hướng phát triển toàn diện thị trường
- và dịch vụ bất động sản một cách ổn định và bền vững nhằm đảm bảo thúc đẩy
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM theo hướng tiến bộ và hiện đại đến năm
2015, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
II. Đánh giá về thị trường bất động sản TP.HCM đến năm 2007
1. Đánh giá về phía cung
Hiện nay, tại TP.HCM có khoảng 9.879 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh bất động sản. Trong số này, có 2.050 công ty thuộc loại hình công ty
cổ phần, 6.097 công ty trách nhiệm hữu hạn, khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước
và 16 doanh nghiệp nước ngoài.
Trong năm 2007, TP sẽ có thêm 7 dự án văn phòng cho thuê đã và chuẩn bị đi vào
hoạt động, cung ứng cho thị trường văn phòng cho thuê của TP.HCM thêm hơn
90.000 m2, như eTown 2 trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), tòa nhà
Petrovietnam Tower với khoảng 30.000 m2 (quận 1), Opera View (quận 1)… và
khoảng 10 dự án văn phòng cho thuê quy mô lớn được tiến hành xây dựng. Đó là
tòa nhà của Itaxa (quận 3), E Stars Building cao 12 tầng trên đường Võ Văn Tần
(quận 3), tòa nhà VFC Tower trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1), Anpha Tower
tại quận 3…. Khi các dự án này hoàn thành, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu
văn phòng cho thuê đang tăng cao tại TP.HCM.
Nhưng ở trên một khía cạnh khác, nhìn vào các dự án đang được triển khai sẽ
thấy, cơ cấu các nhà đầu tư đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây vài năm,
chủ đầu tư của các dự án BĐS đa phần là các nhà đầu tư nước ngoài thì nay trong
số 17 dự án nói trên, có 2 dự án có vốn nước ngoài, là dự án Times Square và
Asiana Plaza.
- 2. Đánh giá về phía cầu
a. Nhu cầu nhà ở
Tính đến cuối năm 2006, dân số của TP.HCM là 6.424.519 người, tăng khoảng
3% so với năm 2005. Thành phố hiện nay có hơn 80% nhà ở thương mại (tức là
nhà ở được mua đi bán lại để kiếm lời) và 10% là nhà cho thuê lại. Trong khi đó,
quỹ nhà ở thành phố hiện chỉ có thể thoả mãn khoảng 20% nhu cầu cho người thu
nhập thấp. Đây cũng được coi là yếu tố gây nên tình trạng thiếu nhà ở của người
dân thành phố. Mặt khác, theo chương trình chỉnh trang đô thị và xây dựng
TP.HCM thành đô thị văn minh hiện đại, trong đó có kế hoạch xây mới và cung
ứng 50.000 căn hộ cho nhu cầu nhà ở của người dân thành phố đến năm 2010.
Bảng 1. Dự báo dân số và nhu cầu nhà ở TP.HCM đến năm 2015
Năm 2005 2010 2015
Dân số (người) 6.239.938 7.230.742 8.382.431
Nhu cầu nhà ở 10,3 14 19
(m2/người)
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM và tính toán của tác giả
Với mức dân số và nhu cầu nhà ở như dự báo, thì diện tích nhà ở cho người dân tại
TP.HCM ước tính vào khoảng 101 triệu m2 vào năm 2010, và khoảng 160 triệu
m2 vào năm 2015. Bên cạnh đó, hiện trên địa bàn thành phố có 15 khu công
nghiệp, khu chế xuất với 185.000 công nhân, trong đó 60-70% đang có nhu cầu về
nhà ở, tương ứng với nhu cầu khoảng 1,3 triệu m2 nhà ở. Theo Phòng Dịch vụ
- Quản lý nhà ở và đất đai TP.HCM, hiện tại toàn Thành phố có 1.007.000 ngôi nhà
và căn hộ với tổng diện tích hơn 52,7 triệu m2. Như vậy, tính đến 2010, TP.HCM
cần xây thêm 48,5 triệu m2 và giai đoạn 2011-2015, cần xây thêm khoảng 58 triệu
m2 nhà ở.
b. Nhu cầu thuê văn phòng
Dự báo trong 5 năm tới đây, ước tính có khoảng 600.000 m² diện tích mặt bằng
văn phòng tại TP.HCM sẽ được đưa ra thị trường, qua đó tăng thêm khoảng 170%
so với nguồn cung mặt bằng văn phòng hiện hữu. Bên cạnh sự phát triển của đầu
tư nước ngoài, số lượng doanh nghiệp mới trong nước cũng đang tăng nhanh (gần
1.500 doanh nghiệp/tháng trên địa bàn TP.HCM) tạo ra nhu cầu rất lớn về văn
phòng cho thuê. Dự báo giá cho thuê văn phòng sẽ tiếp tục tăng từ đây đến năm
2010.
Theo thống kê của Công ty Chesterton Petty Việt Nam, giá cho thuê văn phòng tại
TP.HCM đã liên tục tăng lên từ năm 2000 đến nay, công suất thuê cũng ngày càng
cao và hiện đã đạt mức 99%, trong đó công suất cho thuê các cao ốc văn phòng
hạng A đạt 100%, hạng B đạt 99% và hạng C cũng đạt trên 95%. Năm 2005,
TP.HCM xếp thứ 5 trong số các thành phố tại châu Á có mức giá cho thuê văn
phòng cao nhất, chỉ sau Tokyo, Hồng Kông, Mumbai và Seoul. Tình hình tương tự
cũng đang diễn ra tại Hà Nội. Giá cho thuê văn phòng tại đây cũng tăng liên tục
trong những năm gần đây và tỷ lệ cho thuê cũng rất cao. Hiện nay, thị trường văn
phòng cho thuê tại TP.HCM đang diễn ra tình trạng cung không đủ cầu.
c. Nhu cầu khách sạn
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa để hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới, nhất là từ năm Du lịch Việt Nam 1990 đến nay, ngành du
lịch TP.HCM đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2001, Thành phố đón
tiếp hơn 1,2 triệu du khách quốc tế; trong đó, có khoảng 1 triệu khách đến bằng
- đường không, chiếm 86,9%; 12,5 nghìn du khách đến bằng đường biển, chiếm
khoảng 1%, và 147 nghìn du khách đến bằng đường bộ, chiếm khoảng 12% tổng
số du khách đến TP.HCM. Đến năm 2005, đã có khoảng 2 triệu du khách đến
TP.HCM, đạt mức tăng trưởng 27% so với năm trước. Trong số 2 triệu du khách
này thì có trên 1,7 triệu du khách quốc tế đến bằng đường không. Và đến năm
2007 thì Thành phố dự báo sẽ đón được 2,65 triệu lượt du khách quốc tế, tăng
12,7% so với năm 2006.
Bảng 2. Tình hình phát triển khách du lịch quốc tế tại TP.HCM
Năm Số lượt khách đến Tốc độ tăng trưởng (%)
TP.HCM
2001 1.226.400 11,5
2002 1.433.000 16.8
2003 1.302.000 - 9,0
2004 1.580.000 21
2005 2.000.000 27
2006 2.350.000 17,5
- 2007 2.650.000 12,7
Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM
Số liệu thống kê năm 2004-2005 của Sở Du lịch TP.HCM cho thấy hiệu suất
phòng sử dụng ở các khách sạn 3 đến 5 sao đạt từ 80% đến 90% trong mùa cao
điểm trong khi tỉ lệ trung bình của cả năm là 73,92% đối với khách sạn 5 sao và
77,43% với khách sạn 4 sao và 83,33% với khách sạn 3 sao.
3. Đánh giá về sản phẩm
a. Thị trường văn phòng
TP.HCM có tổng cộng 81 tòa nhà văn phòng trung và cao cấp cung cấp 351.727
m2 văn phòng. Hầu hết các tòa nhà nằm ở quận 1, trung tâm hành chính của thành
phố. Hiện tại thành phố có 5 tòa nhà văn phòng loại A (với 77.935 m2 cho thuê),
14 tòa nhà văn phòng hạng B (với 147.907 m2 diện tích văn phòng) và 62 tòa nhà
hạng C (với diện tích cho thuê là 125.885 m2).
Cao ốc loại A
Hầu hết những cao ốc loại A được những nhà đầu tư Hồng Kông và Singapore xây
dựng trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra năm 1997. Saigon Centre
là cao ốc loại A đầu tiên được hoàn thành vào năm 1996. Giá cho thuê văn phòng
tại cao ốc này vào khoảng 38 USD/m2 (đã bao gồm phí dịch vụ, trừ 10% thuế
VAT), với hiệu suất thuê là 100%. Hầu hết cao ốc loại A có diện tích sàn là hơn
1.000 m2 và có thể cung cấp diện tích sử dụng lên đến 10.000 m2.
Cao ốc loại B và loại C
- Hầu hết các cao ốc này được xây dựng giữa những năm 90 trước cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á. Giá thuê văn phòng loại B là 31 USD/m2 (đã bao gồm phí
dịch vụ, trừ thuế giá trị gia tăng), với hiệu suất thuê là 99%. Hầu hết các cao ốc
loại B có diện tích sàn dưới 1.000 m2 trừ Trung tâm thương mại Sài Gòn và Tháp
Mê Linh. Cao ốc loại C được xây dựng bởi các nhà đầu tư trong nước thường
không cao quá 8 tầng và diện tích sàn nhỏ hơn 5.000 m2. Giá thuê văn phòng loại
C là 25 USD/m2 (đã bao gồm phí dịch vụ, trừ 10% thuế GTGT), hiệu suất thuê là
95%.
Việc thiếu những khu cao ốc cao cấp và nhu cầu tăng sẽ khiến giá thuê có xu
hướng lên tới trên 40 USD/m2 cho đến khi những cao ốc loại A xuất hiện vào năm
2009. Cao ốc loại C và loại B sẽ vẫn đáp ứng nhu cầu trong năm 2007 và 2008.
b. Thị trường bán lẻ TP.HCM
Cuối năm 1995, Việt Nam có khoảng 10 siêu thị và 2 trung tâm mua sắm. Hiện tại
2 thành phố lớn đã có hơn 105 siêu thị chiếm 75% tổng số siêu thị cả nước.
TP.HCM có 5 siêu thị lớn trong chuỗi hơn 50 đại lý bán buôn, 2 bách hóa và 6
trung tâm mua sắm cung cấp 106.000 m2 sàn cho thuê. Giá cho thuê từ 30 USD
đến 170 USD tùy thuộc vào đại lý và vị trí với giá thuê trung bình là 80 USD/m2.
Thị trường bán lẻ TP.HCM có triển vọng rất lạc quan vì thị trường này vẫn chưa
thực sự phát triển tương ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế, đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của nhiều siêu thị cũng như các nhà bán lẻ nước ngoài.
Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thị
trường bán lẻ hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển do có sự góp mặt của các thương
hiệu nổi tiếng trên thế giới. Thực tế cho thấy có đến 65% dân số của Thành phố
thuộc độ tuổi dưới 35 do vậy thị trường bán lẻ tại đây được đánh giá là rất tiềm
năng.
- c. Thị trường khách sạn TP.HCM
TP.HCM có tổng cộng 10 khách sạn xếp hạng 5 sao. Phần lớn được xây dựng
trước năm 1999, trừ khách sạn Legend được xây dựng năm 2001, Sheraton năm
2003, Windsor năm 2004 và Park Hyatt năm 2005. Có 8 khách sạn 4 sao hầu hết
được xây trước năm 1999. Có 23 khách sạn 3 sao hoạt động độc lập hoặc của các
công ty nhà nước.
Hiện tại TP.HCM có thể hỗ trợ 3-4 khách sạn 5 sao khác cùng với các khách sạn 3
và 4 sao vì mức tăng trưởng của du lịch cũng như đối tượng khách là các doanh
nhân. Ngoài những dự tính phát triển đồng bộ giữa một bộ phận cấu thành khách
sạn và mở rộng đối với những khách sạn hiện có, ngành du lịch vẫn còn thiếu hệ
thống khách sạn chất lượng cao. Theo Sở Du lịch, TP.HCM cần 10.000 phòng đủ
loại trong vòng 5 năm tới để đáp ứng được chỗ ở cho phát triển du lịch và khách
doanh nhân đối với thị trường trong và ngoài nước.
d. Thị trường căn hộ cho thuê
Thành phố Hồ Chí Minh có 7 dự án khu căn hộ cho thuê loại A tại quận 1 và quận
3 với tổng số căn hộ là 521, mỗi căn hộ có từ 1 đến 5 phòng ngủ. Có 11 dự án khu
căn hộ cho thuê loại B với tổng số căn hộ là 1.200 và 36 khu căn hộ loại C với
tổng số căn hộ là 848 căn hộ. Hiệu suất thuê trung bình của căn hộ cho thuê tại
TP.HCM (cả loại A và loại B) là 95%. Giá thuê căn hộ loại A từ 28 USD đến 40
USD/m2/tháng, giá căn hộ loại B từ 24 USD đến 31 USD và giá căn hộ loại C từ
15 USD đến 23 USD (đã bao gồm phí dịch vụ và 10% GTGT).
Vì nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu thì lớn nên trong khoảng thời gian ngắn
tới (ít nhất là 5 năm) vẫn còn áp lực gia tăng đối với số lượng căn hộ cho thuê.
Tuy nhiên ngân sách cho nhà ở sẽ vẫn ở mức thấp với những người xa xứ để ngăn
chặn sự gia tăng đáng kể giá thuê .
- e. Thị trường căn hộ TP.HCM
Năm 1999, căn hộ cao cấp đầu tiên được biết đến ở TP.HCM là khu Mỹ Cảnh,
được xây dựng trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng phía Nam Sài Gòn. Từ năm
2004 những khu căn hộ cao cấp được xây dựng dày đặc ở khắp các quận, tuy
nhiên giá cả rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí và chất lượng căn hộ. Giá bán của khu
căn hộ Avalon và khu Lancaster ở quận 1 là 2.800 USD đến 3.600 USD/m2, khu
Manor và khu Saigon Pearl ở quận Bình Thạnh tiếp giáp với quận 1 có giá bán từ
1.200 USD đến 2.300 USD/m2. Giá đất ở quận 2 từ 530 USD đến 1.560 USD/m2,
giá ở quận 7, khu Phú Mỹ Hưng từ 900 USD đến 1.500 USD/m2, ở quận 3 giá từ
1.150 USD đến 2.200 USD/m2, ở các huyện xa trung tâm giá đất cũng lên đến 380
USD/m2.
Đối tượng khách hàng chủ yếu là người dân có thu nhập cao, người Việt Kiều
quay trở về đất nước tái định cư hoặc đa phần là những nhà đầu tư vốn lớn. Một
thực trạng cho thấy, đa phần người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có thể mua
được những căn hộ cao cấp này nhưng chỉ được mua dưới dạng thuê dài hạn 50
năm. Doanh thu rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí của từng khu chung cư, tuy nhiên
con số trung bình khoảng 53% dù thực tế con số này có thể lên đến tối đa là 100%
trong giai đoạn 1 năm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ngày
càng trở nên năng động hơn nữa trong thị trường bất động sản.
III. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường bất động sản
TP.HCM đến năm 2015
1. Quan điểm phát triển dịch vụ bất động sản
- Dịch vụ bất động sản là một trong những dịch vụ cao cấp mà Thành phố đang
có những chính sách khuyến khích phát triển nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong nền
kinh tế.
- - Phát triển dịch vụ bất động sản là nhằm thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở
hạ tầng như nhà ở, cao ốc, văn phòng… thông qua việc phát triển các hoạt động
xây dựng nhằm đảm bảo nơi cư trú và làm việc cho các công dân TP.HCM.
- Dịch vụ bất động sản có liên quan mật thiết đến các thành tố khác của nền
kinh tế như thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại tệ…. Do
đó, cần đảm bảo sự phát triển lành mạnh của dịch vụ bất động sản nhằm góp phần
thúc đẩy tăng trưởng một cách ổn định cho nền kinh tế.
- Sự phát triển thị trường bất động sản sẽ có tác dụng tạo một sức cầu lớn cho
các ngành kinh tế khác như sản xuất xi măng, thép, đồ dùng gia đình… bởi do
những liên kết xuôi và liên kết ngược của ngành bất động sản với các ngành kinh
tế khác.
2. Định hướng phát triển dịch vụ bất động sản
- Dịch vụ bất động sản sẽ chiếm khoảng 20% – 25% giá trị GDP khu vực dịch
vụ từ nay đến 2015.
- Tốc độ phát triển thị trường và dịch vụ bất động sản khoảng trên 50%/năm.
- Dịch vụ bất động sản sẽ được phát triển một cách đồng bộ toàn bộ các dịch vụ
cho thuê văn phòng, khách sạn, căn hộ, bán lẻ….
IV. Các mục tiêu và chính sách phát triển thị trường và dịch vụ bất động
sản TP.HCM đến năm 2015
1. Mục tiêu
- Về nhà ở và căn hộ, cần xây thêm 48,5 triệu m2 đến năm 2010 và 58 triệu m2
nhà ở giai đoạn 2011 – 2015.
- - Về văn phòng cho thuê, cần xây thêm 273 nghìn m2 đến năm 2010 và 469
nghìn m2 năm 2015.
- Về khách sạn, cần tăng thêm 10.000 phòng để đủ đáp ứng sự phát triển của du
khách quốc tế và trong nước.
2. Chính sách phát triển thị trường và dịch vụ bất động sản
- Thực hiện quy hoạch tổng thể thị trường và dịch vụ bất động sản trên địa bàn
TP.HCM. Việc xây dựng này cần tính đến sự liên kết Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam nhằm đảm bảo cho sự phát triển hài hòa và bền vững của TP.HCM.
Ngoài ra, Chính quyền Thành phố cũng cần đặc biệt tính đến quy mô dân số tối ưu
và bền vững cho Thành phố trong tương lai.
- Xây dựng các kế hoạch tài chính nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau để thực hiện các chương trình nhà ở, văn phòng, khách sạn….
- Thúc đẩy việc hình thành các công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản,
khuyến khích các công ty tham gia thị trường chứng khoán nhằm từng bước hình
thành các công ty đầu tư địa ốc và kinh doanh bất động sản lớn.
- Xây dựng các chính sách nhằm thu hút nguồn đầu tư của nước ngoài đầu tư
vào lĩnh vực bất động sản.
- Hoạch định các chương trình nhà ở phù hợp với các đối tượng trong xã hội,
khuyến khích các giao dịch bằng các chương trình cho vay, kích cầu về nhà ở.
- Đẩy nhanh tiến độ hình thành và thực hiện các khu đô thị mới.
- Thực hiện các chương trình xây mới các chung cư cho người dân, đặc biệt,
các dự án xây mới có thể được tiến hành trên nền của các chung cư cũ và xuống
- cấp. (theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM thì hiện nay có khoảng 155 chung
cư cũ, xuống cấp).
- Chính quyền Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và cơ quan tham mưu
thực hiện các điều chỉnh quy hoạch đô thị để đáp ứng những yêu cầu mới từ quá
trình cải thiện môi trường và điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, các điều
chỉnh này cần được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về địa chất công
trình.
V. Kết luận
Trong những năm sắp đến, thị trường và dịch vụ bất động sản sẽ phát triển rất
nhanh bởi do yêu cầu nội tại của Thành phố vươn lên trở thành một thành phố văn
minh hiện đại và đáp ứng nhu cầu rất lớn về nơi cư trú, sinh hoạt và làm việc của
người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Tuy nhiên, sự phát triển này đòi hỏi
những điều kiện đồng bộ từ thị trường (phía cung và phía cầu), cơ chế, chính
sách,…. Mặt khác, sự phát triển này còn đòi hỏi các hạ tầng và dịch vụ công khác
như hệ thống giao thông, hạ tầng điện nước… phải đáp ứng các yêu cầu về hoạt
động của người dân cũng như yêu cầu phát triển của thị trường và dịch vụ bất
động sản. Ngoài ra, việc có được nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ… đủ để
thực hiện các mục tiêu về phát triển thị trường và dịch vụ bất động sản là một yếu
tố rất quan trọng. Thành phố cần có những chính sách và biện pháp thích hợp để
một mặt huy động nguồn lực trong xã hội, và một mặt cũng cần có các biện pháp
thúc đẩy đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình này. Có như thế, TP.HCM mới
có thể thực hiện tốt được các mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú và làm việc
của người dân, doanh nghiệp, và nâng cao được tính văn minh hiện đại của
TP.HCM đến năm 2015.
nguon tai.lieu . vn