Xem mẫu
- Clorothiazid lợi tiểu và những
chú ý khi dùng
Clorothiazid và các thuốc lợi tiểu thiazid là một trong những thuốc được
dùng điều trị bệnh tăng huyết áp (dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ
huyết áp khác như thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (ACE-1) hoặc
thuốc chẹn bêta).
- Thuốc có tác dụng làm tăng sự bài tiết natri clorid và nước do cơ chế ức chế
sự tái hấp thu các ion Na+ và Cl- ở đầu ống lượn xa.
Tác dụng lợi tiểu của các thiazid ở mức trung bình vì gần 90% lượng các
chất đã lọc qua thận được tái hấp thu, trước khi đến ống lượn xa là nơi tác dụng
của những thuốc này.
Tác dụng hạ huyết áp của thuốc, trước hết là do giảm thể tích huyết tương
và dịch ngoại bào liên quan đến bài tiết niệu natri, quá trình này rất ngắn.
Sau đó trong quá trình dùng thuốc tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự
giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình
trạng giảm nồng độ Na+.
Vì vậy tác dụng hạ huyết áp của các thiazid thể hiện chậm sau 1 - 2 tuần,
nhưng tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh có thể thấy ngay sau vài giờ.
- Ngoài ra thuốc còn được dùng trong các trường hợp: phù do suy tim, phù
do các căn nguyên khác (gan, thận), do corticosteroid, oestrogen; đái tháo nhạt. Để
điều trị phù phổi cấp, furosemid là thuốc lợi tiểu mạnh được chọn lựa ưu tiên chứ
không phải các thiazid.
Sau khi uống, thuốc hấp thu tương đối nhanh. Tuy nhiên các thiazid nói
chung và clorothiazid nói riêng, tác dụng lợi tiểu kém ở người suy thận. Không có
hiện tượng quen thuốc khi dùng lâu dài.
Các hướng dẫn điều trị đều nhấn mạnh cần dùng liều thấp nhất và tối ưu sẽ
giảm được nguy cơ tác dụng có hại.
Khi dùng để điều trị tăng huyết áp, vấn đề quan trọng là phải chờ đủ thời
gian để đánh giá sự đáp ứng của cơ thể đối với tác dụng hạ huyết áp của
clorothiazid vì tác dụng trên sức cản ngoại vi cần phải có thời gian mới thể hiện
rõ.
- Không dùng thuốc trong các trường hợp suy gan, suy thận (vô niệu), biểu
hiện bệnh gút, mẫn cảm với các thiazid và các dẫn chất sulfonamid.
Tất cả những người bệnh dùng clorothiazid phải được theo dõi định kỳ chất
điện giải trong huyết thanh và nước tiểu (Na, Cl, K, Ca, Mg) nhất là người dùng
corticosteroid, ACTH, digitalis, quinidin. Bệnh gút (làm bệnh nặng thêm), đái tháo
đường (chú ý đến việc điều chỉnh thuốc insulin, thuốc hạ glucose huyết... vì
clorothiazid có thể gây tăng đường huyết)...
Khi sử dụng clorothiazid có thể gây mất nhiều kali. Tác dụng này phụ thuộc
vào liều lượng. Sử dụng liều thấp 125mg/ngày thường là liều thích hợp cho điều
trị chống tăng huyết áp, giảm được nguy cơ mất quá mức kali cũng như giảm nguy
cơ tăng acid uric máu và giảm nguy cơ tác dụng có hại trong chuyển hóa glucid.
Những tác dụng không mong muốn này hay gặp ở người bệnh suy chức
năng gan, suy tim nặng và người cao tuổi.
- Để khắc phục tác dụng phụ này, điều quan trọng là cung cấp đầy đủ kali
trong chế độ ăn hàng ngày hoặc bổ sung bằng thuốc (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).
nguon tai.lieu . vn