Xem mẫu
- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
MỘT NGÀY TÍCH HỢP
Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu
Luyện tập có chủ đích: Trò chuyện một số con vật sống trong rừng
( con Gấu, con Thỏ )
Nhóm 24 – 36 tháng, số cháu 25 cháu
Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh + Nguyễn Thị Hồng Phương
Trường MN Hòa Tiến 1, Hòa Vang, Đà Nẵng.
I. Mục đích yêu cầu:
II. - Trẻ gọi tên và nhận biết một số con vật sống trong rừng
( con Thỏ, con Gấu )
III. - Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của Thỏ - Gấu như:
( Thỏ có tai dài, đuôi ngắn, thích ăn cà rốt, có tài chạy nhanh.
Gấu thích ăn mật ong, Gấu to đi chậm )
IV. - Trẻ chọn những con vật mà trẻ thích như ( Gấu, Thỏ để to
màu theo ý thích của mình…)
V. - Trẻ chơi tháo lắp vòng, xâu hạt theo ý thích
VI. - Xem tranh một số con vật sống trong rừng và gọi tên các con
vật đó
II/ Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh:
* Trò chuyện với trẻ về tên gọi của một số con vật sống trong
rừng và thức ăn của chúng ( Trẻ quan sát các con vật trang trí trên
mảng tường)
Cô hỏi trẻ những bạn vắng ngày hôm nay. Sau đó ghi vào sổ theo
dõi học tập của lớp
* Thể dục buổi sáng: Tập bài “ Gà trống ”
. Gà gáy: đứng 2 chân ngang vai, 2 bàn tay khum lại để trước
miệng. Sau đó làm động tác gà trống gáy ò…ó…o…o…o
. Gà vỗ cánh: đứng thoải mái, tay thả xuôi. Sau đó giơ thẳng 2 tay
sang ngang cao bằng vai, về tư thế chuẩn bị
. Gà mổ thóc: chân đứng ngang vai, tay thả xuôi. Sau đó trẻ cuối
xuống 2 tay gỏ vào đầu gối, kết hợp nói tốc…tốc…tốc…
. Gà bới đất: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay chống vào hông, sau đó cho
trẻ dậm chân tại chỗ, kết hợp nói “ gà bới đất ”
- . Kết thúc cho trẻ đi nhẹ nhàng
2. Hoạt động chơi tập có chủ đích:
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
a. Không gian tổ chức:
- Trong lớp, ngoài sân
b. Đồ dùng phương tiện:
- Các con vật sống trong rừng: gấu, thỏ.
- Hai tấm tranh về 2 con vật ( gấu, thỏ )
- Băng nhạc, máy cassette
2.2. Phương pháp hình thức: Trò chuyện, đàm thoại, trò chơi
2.3. Tiến hành tổ chức:
* Lớp được chia ra 2 nhóm:
- Nhóm 1: Cô Cúc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời ( trò chuyện
xem tranh về các con vật sống trong rừng )
- Nhóm 2: Cô Hạnh tổ chức chơi tập có chủ đích qua hoạt động gọi
tên các con vật sống trong rừng như: ( gấu, thỏ )
a. Hoạt động chơi tập có chủ đích
* Mở đầu hoạt động:
Trẻ vừa nghe nhạc vừa đi, các con ơi ở góc chơi lớp mình có rất
nhiều con vật các con hãy đi đến đó và chọn con vật mà mình thích (
trẻ chọn các con vật )
- Cô hỏi: Con thấy những con vật này ở đâu ( trẻ trả lời)
* Hoạt động trọng tâm:
- Các con đã chọn những con vật gì ?
+ Trẻ: Con Gấu, con Thỏ
- Cô hỏi, để trẻ gọi tên các con vật có trên tay của trẻ ( Mời 4 – 5
trẻ )
- Các con đã biết tên của con vật sống trong rừng như: con Gấu, con
Thỏ. Cô cháu mình cùng xem một số hoạt động của Thỏ, Gấu qua
tranh.
- Chơi giải câu đố:
“Con gì đuôi ngắn tai dài. Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh. ”
+ Trẻ: Con Thỏ
- Trẻ xem tranh, gọi tên và nêu một số đặc điểm nổi bật của con
thỏ
+ Cái gì của con thỏ đây ?
+ Trẻ: Tai thỏ
- Tai thỏ như thế nào ?
+ Trẻ: tai thỏ dài
- Thỏ thích ăn gì ?
+ Trẻ: thỏ thích ăn cà rốt, rau, củ cải, cỏ
- Còn cái gì đây ?
+ Trẻ: đuôi thỏ
- Đuôi thỏ như thế nào ?
+ Trẻ: đuôi ngắn
- Đây là con gì ?
+ Trẻ: thỏ mẹ
- Vì sao con biết đây là thỏ mẹ ?
+ Trẻ: thỏ mẹ lớn hơn
- Con gì đây ?
+ Trẻ: thỏ con
- Vì sao con biết đây là thỏ con ?
+ Trẻ: thỏ con nhỏ hơn
- Thỏ có tài gì ?
+ Trẻ: tài chạy nhanh
- Trò chơi “ con thỏ ”
- Con gì xuất hiện đây con ?
+ Trẻ: con gấu
- Gấu thích ăn gì nhất ?
+ Trẻ: ăn mật ong
- Con thấy con gấu như thế nào ?
+ Trẻ: Gấu thỏ
- Gấu đi như thế nào ?
+ Trẻ: gấu to nên đi chậm
- Tổ chức trò chơi: bắt chước tạo dáng
+ Vậy con sẽ bắt chước dáng đi của con vật ( gấu tìm mật ong, thỏ
tìm cà rốt để ăn ) và kết hợp làm tiếng động của các con vật.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô mời các chú thỏ cùng đi tắm nắng buổi sáng với cô nào ( trẻ đi
ra sân để chuyển sang hoạt động tiếp theo)
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hát vận động bài: “ Trời nắng, trời mưa ”
- Bắt chước dáng đi của Thỏ, Gấu
- Chơi theo ý thích
- 4. Hoạt động góc:
* Góc tạo hình: Tô màu một số con vật sống trong rừng
+ Mục đích yêu cầu:
. Trẻ làm quen với cách cầm bút và luyện kỹ năng tô màu và gọi tên
một số con vật sống trong rừng.
+ Chuẩn bị:
. Giấy A4 vẽ một số con vật sống trong rừng, bút màu
+ Tiến hành:
. Trẻ vào góc chơi chọn 1 số tranh về con vật và tô màu
* Góc xem sách: xem sách, tranh một số con vật sống trong rừng
+ Mục đích yêu cầu:
.Trẻ nhận biết , gọi tên một số con vật sống trong rừng .
.Trẻ tập lật từng trang sách để xem va gọi tên con vật co trong sách
+Chuẩn bị :
.Một số tranh ảnh , sách về các con vật sống trong rừng .
+ Tiến hành :
.Trẻ vào góc chơi chọn sách , tranh theo ý thích của trẻ , lật từng
trang sách
.Trẻ gọi tên , nêu 1 số đặt điểm của con vật sống trong rừng
*Hoạt động với đồ vật :
-Xếp vườn sở thú – chơi tháo lắp vòng , xâu hạt …….
+ Mục đích yêu cấu :
. Trẻ biết xếp các khối xốp cạnh nhau tạo thành vườn thú , xếp các
con thú vào trong vườn thú và gọi tên những con vật trẻ vừa xếp vào .
. Tháo lắp vòng từ to đến nhỏ dần
. Xâu hạt theo màu xanh đỏ
+ Chuẩn bị :
. Khối xốp xây dựng , con vật bằng đồ chơi (Gấu , thỏ , khỉ…)
. Cây xanh , hoa ,cỏ lá ….
+Tiến hành :
.Trẻ thao tác vai chú công nhân xây dựng sở thú , xếp các khối xốp
thành hàng rào . Sau đó xếp các con vật vào , trồng cây cỏ , hoa, lá
. Trẻ tháo lắp vòng , xâu hạt theo yêu cầu của cô .
5/Vệ sinh , ăn trưa , ăn phụ chiều :
-Giáo dục trẻ vệ sinh trong khi ăn (ăn cơm không đổ ra bàn )
-Giới thiệu món ăn cho trẻ (lồng nội dung giáo dục dinh dưỡng phù
hợp )
-Vệ sinh cá nhân cho trẻ
-Theo dõi và động viên trẻ ăn hết xuất .
6/Hoạt động chiều :
- +Chuẩn bị :
. Tranh một số con vật sống trong rừng
. Rối bàn tay ( thỏ gấu )
+Tiến hành :
- Ôn lại những kiến thức đã học trong ngày ( gọi tên một số con vật
sống trong rừng …)
- Cho trẻ làm quen các con vật trong truyện kể “ thỏ ngoan ”
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
7/ Trả trẻ:
Trao đổi phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ, những hoạt động
vui chơi của các cháu sau 1 ngày.
8/ Nhận xét:
( Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ, những thái độ hành
vi của trẻ trong các hoạt động, kỹ năng trẻ đạt được, những sản phẩm
trẻ tạo ra trong quá trình hoạt động, mức độ đạt được của trẻ so với
mục đích yêu cầu đặt ra )
......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Những vấn đề giáo viên cần lưu ý ( GV đưa ra những vấn đề cần lưu
ý trong việc tổ chức các hoạt động tiếp theo)
…............................................................................................................................
…............................................................................................................................
nguon tai.lieu . vn