Xem mẫu
- Bí quyết 6P khi săn việc
- Săn việc (job hunting) có rất nhiều điểm tương đồng với việc tiếp thị một sản
phẩm. Và bí quyết 6P - được lấy từ chữ cái đầu tiên của 6 chữ đầu của 6 yếu tố then
chốt nhất cho một chiến dịch thành công chính là Positioning (Định vị), Process (Tiến
trình), Persistence (Kiên trì) tiếp theo là Performance (Hành động), Personality (Đặc
tính) và Pricing (Định giá). Ở đây sản phẩm là một ứng viên như bạn.
Đối với một ứng viên săn việc, để có cơ hội “bán” những giá trị bản thân tới
người mua/nhà tuyển dụng, chiến lược định hướng, tìm kiếm công việc phải thực sự
hiệu quả, có nghĩa rằng lựa trọng những trọng tâm chuẩn xác và phát triển được các
phương pháp thích hợp. Kế hoạch tìm kiếm công việc của bạn có thể là một trong
những chiến dịch khắt khe nhưng chắc sẽ được đền đáp lớn.
Dưới đây là sáu yếu tố trong bí quyết 6P giúp bạn cải thiện kiến thức cũng như
các kỹ năng săn việc hiệu quả nhất:
1. Positioning - Định vị
Bước đầu tiên để thực thi một chiến dịch săn việc thành công là nhận ra những
gì khiến bạn trở thành một ứng viên độc nhất vô nhị. Với sức ép cạnh tranh không nhỏ
từ các ứng viên khác, sẽ rất cần thiết với việc ứng viên nhận ra những tính cách của
bản thân mình.
Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một thông điệp hay yếu tố nhận dạng thực
sự nổi bật và đáng nhớ, qua đó giúp bạn trở nên khác biệt so với các bản sơ yếu lý lịch
khác trên bàn nhà tuyển dụng. Đôi lúc công việc này không dễ dàng để thực hiện. Bạn
có thể muốn tìm kiếm một lời khuyên nào đó giúp mình biết được những giá trị của
bản thân một cách khách quan nhất.
- Bạn có những điểm gì tốt đẹp hơn những người khác? Bạn có những yếu tố gì
mà người khác không có? Kiến thức, nền tảng học vấn của bạn có điều gì khiến người
khác dễ nhớ?
Chính một chút ít dữ liệu cá nhân, được chuyên môn hoá này sẽ là khẩu hiệu
tiếp thị của bạn. Nếu bạn định vị mục tiêu chuẩn xác nhất, chiến dịch săn việc của bạn
sẽ hướng đến những nhà tuyển dụng thích hợp với một thông điệp mà “người mua”
đánh giá cao, hay nói cách khác là nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới.
Một khi bạn đã thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, hãy tìm kiếm cơ hội
để giải thích rõ hơn năng lực của mình để rồi cuối cùng có được một lời mời công việc
- mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch săn việc.
2. Process - Tiến trình
Những hành động mau lẹ nắm bắt các cơ hội mới là để nhận ra các nhà tuyển
dụng mục tiêu của bạn và sau đó định hình rõ nhu cầu của họ trên phương diện làm thế
nào bạn có thể chứng tỏ mình nổi bật hơn những người khác. Đừng chờ đợi đến khi có
một công ty đăng tải thông báo tuyển dụng thích hợp với bạn. Tốt hơn hết, hãy tìm
kiếm một công ty, nơi mà bạn tự tin rằng mình có thể tạo ra những tác động tích cực
lên họ.
Bạn cần chắc chắn rằng nhu cầu của các nhà tuyển dụng mục tiêu phải nhất
quán với tất cả các khả năng nổi bật của bạn. Nói cách khác, sự thích hợp càng lớn bao
- nhiêu, bạn càng có khả năng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bấy nhiêu, thoả mãn
các nhu cầu và thậm chí vượt mọi mong đợi của họ.
Nếu bạn hiểu rõ yếu tố năng động giữa việc thoả mãn các nhu cầu của nhà
tuyển dụng trước tiên và sau đó đẩy mạnh các kỹ năng của mình trên cơ sở những nhu
cầu này, cơ hội săn việc thành công của bạn sẽ lớn hơn nhiều.
3. Persistence and Perseverance - Bền bỉ và kiên trì
Ứng viên đầu tiên nào gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sẽ có một lới
thế cạnh tranh rõ nét. Vậy bạn hãy là người đầu tiên như thế bằng việc giới thiệu tốt
bản thân tới nhà tuyển dụng bạn đang mong muốn làm việc.
Để đạt được một kết quả công việc tốt đòi hỏi ở bạn một chuỗi các hành động
tổng thể chứ không đơn thuần nộp bộ hồ sơ hay gửi trực tuyến. Sẽ tốt nhất nếu bạn chủ
động tìm hiểu các nhà quản lý tuyển dụng và trực tiếp nói chuyện với họ. Hành động
này sẽ được một chú ý nhiều hơn và bạn sẽ có được những ấn tượng tốt, tin cậy hơn so
với việc chỉ gửi những bản sơ yếu lý lịch được viết cẩn thận.
4. Performance and Presentation – Hành động và Giới thiệu
Hãy đảm bảo rằng bản sơ yếu lý lịch thể hiện rõ những điểm mạnh, sở trường
và kỹ năng của bạn. Nếu có thể chứng minh các năng lực của mình thông qua những
thông tin, tài liệu cụ thể, bạn đã thể hiện được sự sáng tạo của mình cũng như một gia
tài kiến thức tuyệt vời.
- Liệu có ý nghĩa khi bạn biểu lộ sự sẵn lòng và niềm mong muốn được đóng góp
cho công ty, được làm việc để tạo ra sự khác biệt, được tham gia vào một tập thể gắn
kết, được phấn đấu để trở thành một nhà quản lý tài năng và được nỗ lực để vượt xa
mọi mong đợi?
Thay vì sử dụng quá nhiều từ ngữ diễn giải, bạn hãy cho nhà tuyển dụng tiềm
năng thấy những gì cấu thành nên năng lực của bạn! .
5. Personality - Đặc tính cá nhân
Để chứng minh năng lực và tạo ra sự tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng không
phải là công việc dễ. Những mối quan hệ cá nhân, sự tìm hiểu qua người khác góp
phần tạo dựng cảm giác tin tưởng luôn đóng vai trò quan trọng trong các quyết định
tuyển dụng.
Nếu bạn may mắn có những liên lạc trực tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng,
hãy làm cho họ có thể biết về bạn nhiều nhất và tạo lòng tin từ phía họ. Hãy lắng nghe
thay vì nói và bạn có thể biết những gì quan trọng với họ và sau đó nhấn mạnh vào các
nhu cầu của họ cũng như giải toả các mối quan tâm chung.
Điều này là rất quan trọng để một nhà tuyển dụng thực sự thoải mái lựa chọn
bạn gia nhập vào tập thể của họ. Việc có được lòng tin thậm chí có thể quan trọng hơn
nhiều so với những kỹ năng và nền tảng học vấn tuyệt vời của bạn. Hãy tập trung vào
những cuộc hội thoại, các mối quan hệ, hiểu biết chung, nếu có, và cùng nhau chia sẻ
các kinh nghiệm và trải nghiệm về tình cảm.
- 6. Pricing - Định giá
Nếu nhà tuyển dụng chưa hỏi mức lương mong muốn, bạn đừng đề cập đến vấn
đề này vội. Đến khi nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng với năng lực làm việc của bạn,
vấn đề lương sẽ rất dễ đàm phán.
Khi bắt đầu đề cập đến tiền lương, bạn nên đưa ra một khoảng nhất định về
lương chứ không phải những con số cụ thể nào đó. Đồng thời, hãy cho nhà tuyển dụng
thấy đây là một vấn đề có thể thoả thuận không khó khăn.
Để có một kết cục tốt, bạn nên chứng mình cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình
xứng đáng với khoản lương mà họ sắp phải trả (bạn có thể tạo ra cho công ty những
khoản thu mới ví như khoản chi phí được tiết kiệm, những khách hàng mới có được và
cả việc gia tăng lòng trung thành của khách hàng,…).
Tổng kết lại,
Mục tiêu của chiến dịch săn việc là tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới - đối
với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên xin việc. Việc thu hút được sự chú ý của một nhà
tuyển dụng tiềm năng đòi hỏi bạn phải có một chiến lược tiếp thị thích hợp được thực
thi chuẩn xác nhất.
- Săn việc luôn đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn. Nếu sử dụng bí quyết
6P ở trên, bạn dễ dàng có được những kết quả tốt đẹp hơn và nhanh chóng hơn so với
bất cứ kỹ thuật nào khác.
nguon tai.lieu . vn