Xem mẫu
- 9 nguyên nhân khiến doanh nghiệp thất bại
1. Thiếu vốn.
Tiền không chỉ là căn nguyên của mọi điều ác, mà nó cũng là nguyên nhân
dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp nhỏ. Có nhiều chủ DN nhỏ đánh giá
thấp hay không dự kiến đúng rằng họ sẽ cần bao nhiêu tiền, không chỉ để
điều hành và tăng trưởng kinh doanh, mà còn để duy trì nó khi công ty đấu
tranh để giành lấy một chỗ đứng chăc chắn trên thương trường. Giáo sư
Norman Scarborough trường Ðại học Quản trị kinh doanh ở nam Carolina
nói: "Một khi bạn bắt đầu thiếu vốn thì có thể bắt đầu một vòng xoáy đi
xuống, và từ đó chẳng bao giờ bạn có thể đi lên được nữa".
2. Thu không đủ bù chi.
Ðây là người anh em kinh khủng của đồng vốn không phù hợp. Thậm chí
các DN đã trải qua giai đoạn phôi thai cũng thường sụp đổ khi mà thu nhập
tiền tệ chí ít đã không bù lại được chi phí và những phí tổn khác. Và tất
nhiên khi đã sắp phá sản thì tiền là cần đến trước tiên".
- 3. Lên kế hoạch không khả thi
Không ai ngạc nhiên vì đây là vấn đề có nguyên nhân giống như thiếu vốn
và lưu động tiền mặt kém. Nó rất quan trọng để bạn vạch ra một kế hoạch
kinh doanh càng toàn diện càng tốt, để trang trải cho các vấn đề tài chính,
marketing, tăng trưởng và một danh sách các yếu tố khác. Quả là nó có thể
mất nhiều thời gian, nhưng khi một kế hoạch được chuẩn bị tốt, thì có thể
cần thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên đó
chính là thời gian để phát hiện một ý tưởng mà bạn nhận thấy chúng không
có tác dụng gì, còn nếu như bạn không có kế hoạch và vẫn tiến lên phía
trước, thì chắc chắn bạn có thể kết thúc bằng cơn đau tim và hàng nghìn
USD biến theo mây khói.
4. Một lợi thế cạnh tranh.
Những ý tưởng chân thật duy nhất cũng hiếm như sự trung thực của các
Tổng Giám Ðốc ngày nay, nhưng nó vẫn quan trọng để cho DN của bạn
giành được một thế lợi trong một loại ngách thị trường đáng chú ý nào đó
mà bạn có thể khai thác. Nó sẽ là một sản phẩm hơi khác hoặc có sự hỗ trợ
của người tiêu dùng nên đã vượt qua được đối thủ của bạn, ghi dấu rằng có
- một yếu tố đã đặt DN của bạn đơn giản là từ những hoạt động mà về cơ bản
chỉ là sao chép một sản phẩm khác, thường là với các đặc điểm đơn giản hơn
và giá bán thấp hơn, đã trở thành DN phải "có gì đấy là duy nhất và khác".
5. Marketing kém cỏi.
Người thân của bạn biết rõ về bạn, nhưng còn những người tiêu dùng tương
lai của bạn? Và đó là thiết yếu để phát triển một chiến lược marketing,
không chỉ để nhận diện những ai có thể mua hàng của bạn, mà còn tại sao.
Hãy chắc chắn rằng chiến lược marketing của bạn đã tách bạnra do đó một
khách hàng có thể nhìn thấy rõ tại sao người ta sẽ đi đến với bạn còn hơn là
một đối thủ.
6. Không đủ linh hoạt.
Từ số lượng lớn tiền cho đến hàng tiểu đoàn những người làm theo mùa vụ,
mỗi người chủ DN nhỏ biết những lợi thế của một đối thủ lớn hơn gây ra trò
chơi này. Quả vậy, nhưng một điều mà ông ta không thể nhất thiết làm đó là
không tuỳ thuộc vào một đôla, các DN nhỏ có thể khai thác được điều này.
- Ðừng bao giờ quên sự linh hoạt. Nếu một sản phẩm không hoàn toàn đúng
hoặc một cuộc vận động marketing không thật sự bay bổng thì đừng có sợ
mình đã làm không tốt. Làm những việc đó là cần có những điều chỉnh trong
quá trình thực hiện và khó điều khiển hơn nhiều so với những việc khác.
7. Ôm đồm quá nhiều việc
Các chủ DN là người thông minh, rất tháo vát, nhưng điều hành một DN nhỏ
luôn có ẩn chứa một chất trơ. Ðừng cố gắng làm mọi điều đối với DN bạn.
Nếu bạn khép nép với suy nghĩ là cần phải duy trì sổ sách hoàn toàn, thì
đừng do dự mời một nhân viên kế toán giỏi. Khi một vấn đề pháp luật nổi
lên bất ngờ, cũng không nên dựa vào luật gia có học vị cao quen biết để
đánh giá sự phân nhánh luật pháp. Hãy thiết lập một mối quan hệ lâu dài tốt
nhất là với một luật sư nhạy cảm với DN nhỏ.
8. Ông chủ giỏi, nhân viên kém năng lực.
Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể
bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những người làm không có kinh nghiệm và
không có mục đích. Bởi vậy cần có những người làm được đâo tạo tốt, được
- trả lương xứng đáng và phần nào đó chia sẻ được những suy nghĩ trong kinh
doanh của bạn.
9. Tăng trưởng không kiểm soát được.
Có vẻ như đùa, nhưng một DN nhỏ đơn giản là thành công quá nhanh
thường thúc đẩy chính nó sớm đi vào con đường chết. Nếu sản xuất của bạn
không theo kịp được với nhịp độ đòi hỏi hoặc là sự mở rộng cần thiết lại
trùng khớp với không có đủ tiền, thì sự tăng trưởng bạn mơ ước có thể thật
sự bị đe doạ chính sự tồn tại của doanh nghiệp. Một lần nữa, sự tăng trưởng
có thể nhìn thấy được trong kế hoạch ban đầu của bạn và theo dõi nó một
cách phù hợp, thì chắc chắn không bao giờ bạn gặp nguy hiểm do không
kiểm soát được tình hình.
nguon tai.lieu . vn