Tài liệu miễn phí Sức khỏe trẻ em

Download Tài liệu học tập miễn phí Sức khỏe trẻ em

Kết quả ban đầu của chích tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm ở trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1

Đặt tĩnh mạch trung tâm là một kỹ năng quan trọng cho cấp cứu nhi khoa, tuy nhiên vẫn còn là thách thức với các phương pháp truyền thống. Siêu âm hướng dẫn là một phương pháp mới, nhằm tăng khả năng thành công và cải thiện tính an toàn của tiếp cận mạch máu ở trẻ em.

3/29/2020 6:02:16 PM +00:00

Nghiên cứu nồng độa Lbumin huyết thanh máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng

Bài viết mô tả nồng độ và một số yếu tố liên quan đến nồng độ albumin huyết thanh máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu gồm 68 trẻ sơ sinh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

3/29/2020 6:02:10 PM +00:00

Gãy xương hàm mặt và đội mũ bảo hiểm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Bài viết xác định nguyên nhân, đặc điểm vị trí gãy xương hàm mặt ở trẻ em. Tìm hiểu thực trạng đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và so sánh mức độ nghiêm trọng về gãy xương hàm mặt giữa nhóm có đội mũ bảo hiểm và nhóm không đội mũ bảo hiểm tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1.

3/29/2020 6:01:46 PM +00:00

Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị SGA bằng Growth Hormon tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2017-2018: Báo cáo trường hợp

Trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) được định nghĩa là trẻ sinh ra có cân nặng và hoặc chiều dài nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn (2sd) so với cân nặng và hoặc chiều cao trung bình theo tuổi và giới. Một phần nhỏ trẻ SGA sẽ không bắt kịp đà tăng trưởng và có chiều cao thấp lùn khi trưởng thành. Hormone tăng trưởng (GH) được chứng minh an toàn và có hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao ở những trẻ này và kết quả cuối cùng là cải thiện chiều cao lúc trưởng thành.

3/29/2020 6:01:34 PM +00:00

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức

Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức (BV ĐKMĐ), chúng tôi nghiên cứu mô tả cắt ngang 140 bệnh nhi nhập Đơn nguyên sơ sinh từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2018.

3/29/2020 6:01:22 PM +00:00

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, trong đó Mycoplasma pneumoniae là nguyên nhân của 10% tới 40% các trường hợp viêm phổi cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do M. pneumoniae tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

3/29/2020 6:01:10 PM +00:00

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Xác định tỷ lệ và các yếu tố quan đến nghe kém tiếp nhận-thần kinh trước ngôn ngữ mức độ nặng đến sâu ở trẻ khám thính lực tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Thu thập dữ liệu từ bệnh án của trẻ nghe kém được chẩn đoán nghe kém tiếp nhận - thần kinh trước ngôn ngữ từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2017. Phân tích hồi qui đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan với nghe kém từ nặng đến sâu.

3/29/2020 6:00:58 PM +00:00

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2017-2018

Tim bẩm sinh (TBS) nặng ở trẻ sơ sinh là một dị tật nặng có tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị cao. Tính toán chi phí điều trị, các yếu tố làm tăng chi phí điều trị giúp lượng hóa gánh nặng kinh tế đồng thời giúp đề ra biện pháp thích hợp làm giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị.

3/29/2020 6:00:52 PM +00:00

Can thiệp của dược sĩ lâm sàng đối với sử dụng kháng sinh trên bệnh nhi nhiễm khuẩn đa kháng tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nhi Đồng 1

Khảo sát tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhi nhiễm vi khuẩn đa kháng và (2) Đánh giá vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc nâng cao tỷ lệ kháng sinh hợp lý ở các bệnh nhi này tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) bệnh viện Nhi Đồng 1.

3/29/2020 6:00:40 PM +00:00

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do Staphylococcus Aureus ở một trẻ sinh non suy hô hấp nặng: Báo cáo trường hợp lâm sàng

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở trẻ nhũ nhi là một bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ sót. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, trẻ sinh non và viêm nội tâm mạc do Staphylococci là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ tử vong.

3/29/2020 6:00:28 PM +00:00

Tình hình nhiễm nấm máu ở trẻ sanh non - rất nhẹ cân tại khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1

Xác định tỷ lệ nhiễm nấm máu và các chủng nấm gây bệnh ở trẻ sanh non - rất nhẹ cân nhập khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả trẻ sanh non - rất nhẹ cân nhập viện từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2108 có kết quả cấy máu dương tính với nấm được đưa vào nghiên cứu.

3/29/2020 6:00:16 PM +00:00

Đặc điểm siêu âm dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em được can thiệp lấy dị vật tại bệnh viện Nhi Đồng 1: Báo cáo trường hợp

Dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em có bệnh sử không rõ ràng, không dễ chẩn đoán, nhất là những dị vật không cản quang, không khai thác được bệnh sử nuốt dị vật, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi xuất hiện biến chứng. Chúng tôi báo cáo các trường hợp dị vật tiêu hóa trên được siêu âm chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật hoặc nội soi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2018 đến 4/2019.

3/29/2020 5:59:33 PM +00:00

Đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2017 – 2018

Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân tử vong cao hàng thứ hai ở trẻ sơ sinh trong đó 21,3% do tim bẩm sinh nặng. Nhiều điểm mới, phức tạp về lâm sàng, điều trị, tiên lượng tim bẩm sinh (TBS) nặng ở trẻ sơ sinh nên việc nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc, tư vấn và điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh. Cắt ngang mô tả có phân tích tiến cứu trên 301 trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh nhập viện Nhi Đồng 1 từ 4/2017 – 4/2018.

3/29/2020 5:59:21 PM +00:00

Đặc điểm dịch tễ học - lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Việc xác định được các nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) nặng góp giảm tỉ lệ mắc và tử vong do NKHHCT. Nghiên cứu chúng tôi nhằm: khảo sát dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến NKHHCT nặng. Trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi có biểu hiện ho hoặc dấu hiệu nặng liên quan đến NKHHCT được điều trị tại khoa Nhi bao gồm hồi sức Nhi – bệnh viện Khánh Hòa từ 6/2015 - 12/2018. Việc phân tích để xác địch các yếu tố nguy cơ của NKHHCT nặng được so sánh giữa hai nhóm: đơn vị hồi sức (ICU) và không ICU dựa vào dịch tễ, lâm sàng và kết quả xét nghiệm.

3/29/2020 5:59:09 PM +00:00

Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai

Sốt xuất huyết Dengue là 1 gánh nặng toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, trong đó sốc là biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất. Uớc tính, có khoảng 390 triệu ca nhiễm mới và 20.000 ca tử vong do Dengue mỗi năm, chủ yếu ở trẻ em.

3/29/2020 5:58:45 PM +00:00

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2013 đến 2018

Trong vòng vài năm trở lại đây, có sự gia tăng tần suất trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mắc viêm màng não do E. coli tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, trong đó có nhiều trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Mặc khác, tuy đã có nhiều nghiên cứu về viêm màng não E. coli ở trẻ sơ sinh, nhưng số nghiên cứu về bệnh này trên dân số trẻ lớn hơn cho tới nay trên toàn thế giới là không nhiều. Đồng thời, tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào mô tả đầy đủ các khía cạnh của viêm màng não E. coli ở những trẻ ngoài tuổi sơ sinh. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và kết cục của viêm màng não do Escherichia coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi.

3/29/2020 5:58:10 PM +00:00

Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Albumin máu giảm trong sốc nhiễm khuẩn do thất thoát ra gian bào, do suy gan và do bù dịch. Giảm albumin máu ảnh hưởng trên tiên lượng của trẻ bị sốc nhiễm khuẩn. Ngưỡng albumin thấp đến mức nào cần phải bổ sung cho trẻ luôn là một vấn đề cần nghiên cứu. Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em Việt Nam còn rất nhiều, tuy vậy không có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, chúng tối tiến hành khảo sát nồng độ albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn. Tiến cứu, mô tả 45 trẻ sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của hội Hồi sức Tích cực Mỹ, được đều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018.

3/29/2020 5:57:58 PM +00:00

Tử vong, biến chứng và chi phí điều trị trẻ sơ sinh tuổi thai cực thấp tại khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1

Bài viết xác định tỉ lệ và nguyên nhân tử vong; tỉ lệ biến chứng trẻ non tháng; thời gian nằm viện và chi phí điều trị cho trẻ sơ sinh tuổi thai cực thấp tại khoa Hồi sức sơ sinh.

3/29/2020 5:57:46 PM +00:00

Hội chứng tán huyết tăng urê huyết ở trẻ em: Báo cáo hai trường hợp tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1

Hội chứng tán huyết tăng urê máu do nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận cấp ở trẻ em. Hàng năm ghi nhận chỉ một vài báo cáo những ca bệnh lẻ tẻ ở Việt Nam. Kết quả thống kê của đại dịch lớn năm 2011 tại Đức do vi trùng Escherichia coli O104:H4 cho thấy tỉ lệ tử vong cao nhất ở 2 nhóm bệnh nhân: trẻ nhỏ và người lớn trên 60 tuổi. Do đó, việc chẩn đoán sớm góp phần quan trọng trong việc can thiệp điều trị kịp thời và cải thiện tỷ lệ tử vong.

3/29/2020 5:57:40 PM +00:00

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Schonlein-Henoch ở trẻ em

Mô tả lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Schonlein-Henoch ở trẻ em. Tìm hiểu liên quan giữa tổn thương thận và các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 51 trẻ em.

3/29/2020 5:57:28 PM +00:00

Nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn đa kháng thuốc Elizabethkingia Meningoseptica

Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết và viêm màng não do E. meningoseptica tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1.

3/29/2020 5:57:16 PM +00:00

Động kinh ở trẻ sốt co giật: Chẩn đoán hội chứng động kinh

Nghiên cứu hàng loạt ca với cỡ mẫu thực tế là 103 bệnh nhi nhập viện khoa Thần kinh bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Các hội chứng động kinh được chẩn đoán theo phân loại động kinh của ILAE năm 2017. Các biến số được thu thập gồm đặc điểm lâm sàng, điện não, hình ảnh học não và xét nghiệm gen theo từng hội chứng.

3/29/2020 5:56:52 PM +00:00

Hội chứng thận hư nguyên phát kháng Steroid ở trẻ em: Theo dõi lâu dài và các yếu tố nguy cơ của bệnh thận giai đoạn cuối

Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này bao gồm 142 trẻ có HCTH nguyên phát kháng steroid được điều trị tại khoa Thận Nội tiết bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 2 năm 2019. Các biểu hiện lâm sàng lúc khởi bệnh, chẩn đoán mô bệnh học thận, điều trị và diễn tiến bệnh được hồi cứu. Kết cục được phân tích là tiến tới BTGĐC. Tỷ lệ khả năng sống không BTGĐC được tính theo Kaplan-Meier, kiểm định log-rank để so sánh các đường cong sống còn và phân tích tỷ lệ nguy cơ Cox để xác định các yếu tố khác nhau trên sống còn của thận.

3/29/2020 5:56:45 PM +00:00

Hội chứng thận hư khó điều trị ở trẻ em: Cập nhật và thực tiễn lâm sàng

Hội chứng thận hư kháng trị (Hội chứng thận hư lệ thuộc liều cao, hội chứng thận hư tái phát thường xuyên, hội chứng thận hư kháng steroid) là một bệnh lý phức tạp, có tỷ lệ dẫn đến bệnh thận mãn giai đoạn cuối cao nên là một thách thức cho các Bác sĩ thận Nhi trong việc tiếp cận chẩn đoán và chọn lựa phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các nghiên cứu cập nhật trên thế giới và các kinh nghiệm điều trị hiện nay của bệnh lý này tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cung cấp một số nhận định như sau: (a)Phác đồ điều trị prednisone cần từ 4-6 tuần mỗi ngày, sau đó là uống 6 tuần cách ngày; (b)Đối với các trường hợp hội chứng thận hư tái phát thường xuyên nên bắt đầu điều trị prednisone mỗi ngày từ 5-7 ngày khi có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên; (c) Đối với các hội chứng thận hư tái phát thường xuyên, các khuyến cáo và kinh nghiệm lâm sàng nên lựa chọn cyclosporine (có hiện tượng tái phát sau ngưng Cyclosporine) hoặc MMF (ít tác dụng phụ hơn).

3/29/2020 5:56:20 PM +00:00

Cập nhật chẩn đoán và điều trị táo bón

Táo bón chức năng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, với tỷ lệ mắc khoảng từ 0,7% đến 29,6%. Khoảng 17%- 40% trẻ em táo bón bắt đầu trong năm đầu đời. Trong những năm đầu đời, một đợt táo bón cấp do thay đổi chế độ ăn uống có thể dẫn đến đi tiêu phân khô và cứng, có thể gây ra tình trạng đau đớn. Táo bón chức năng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn chức năng đường tiểu dưới. Táo bón cũng thường có liên quan đến trào ngược bàng quang-niệu quản và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Điều trị bao gồm các can thiệp hành vi (giáo dục, huấn luyện đi vệ sinh, ghi lại nhật ký) và thuốc nhuận tràng. Ở nhiều quốc gia, polyethylen glycol (PEG) là thuốc nhuận tràng được lựa chọn đầu tiên trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, cả cho việc điều trị tháo phân và điều trị duy trì. PEG đã nhanh chóng trở thành là thuốc lựa chọn đầu tiên điều trị trẻ em bị táo bón chức năng trên toàn cầu. PEG có hiệu quả cao, an toàn và được trẻ em dung nạp tốt. Các cơ quan hữu quan cần đưa PEG 3350 (Miralax) vào danh sách các loại thuốc thiết yếu càng sớm càng tốt

3/29/2020 5:56:08 PM +00:00

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh

“Giờ vàng” của trẻ sơ sinh là giờ đầu tiên sau sanh. Các biện pháp can thiệp trong “giờ vàng” gồm tất cả thực hành dựa trên chứng cớ cho trẻ non tháng và đủ tháng, được thực hiện trong trong 60 phút đầu tiên ngay sau sanh cho dự hậu lâu dài tốt hơn. Các biện pháp gồm hồi sức sơ sinh, chăm sóc sau hồi sức, chuyển sơ sinh bệnh lý và trẻ sanh rất non đến đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn và các chăm sóc ban đầu tại khu dưỡng nhi. Các nghiên cứu lượng giá các biện pháp chăm sóc trong giờ vàng ở trẻ non tháng cho thấy giảm rõ hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, xuất huyết trong não thất, loạn sản phế quản phổi, và bệnh lý võng mạc. Mặc dù vẫn chưa đủ bằng chứng có lợi của giờ vàng áp dụng cho trẻ đủ tháng, nhưng các nhà sơ sinh trên thế giới đồng thuận về tầm quan trọng của giờ vàng cho cả trẻ non tháng và đủ tháng. Trong bài tổng quan nầy chúng tôi sẽ giới thiệu về các biện pháp can thiệp áp dụng trong “Giờ vàng” trong chăm sóc trẻ non tháng và trẻ đủ tháng.

3/29/2020 5:56:02 PM +00:00

Thực trạng đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019

Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện nhằm mô tả thực trạng đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019.

3/29/2020 5:52:31 PM +00:00

Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Bài viết xác định tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, tỉ lệ nhiễm cần điều trị và các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ.

3/29/2020 5:00:11 PM +00:00

Thời gian sử dụng màn hình và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, tp. Hồ Chí Minh

Xác định tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình (TGSDMH) cao và mối liên quan với các yếu tố bản thân và gia đình ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

3/29/2020 4:57:11 PM +00:00

Rối nhiễu tâm trí ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ 03/2017 đến 07/2017 trên các học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Tất cả học sinh trong các lớp được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền. Thông tin thu thập bao gồm bộ câu hỏi sàng lọc rối nhiễu tâm trí (SDQ25), các đặc điểm cá nhân, áp lực học tập, sự kiểm soát của gia đình, baọ lực, bắt nạt, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tự tử và tình bạn.

3/29/2020 4:56:53 PM +00:00