Tài liệu miễn phí Kĩ thuật Viễn thông

Download Tài liệu học tập miễn phí Kĩ thuật Viễn thông

Giải pháp điều khiển động dựa vào chất lượng truyền dẫn sử dụng cơ chế đặt trước tài nguyên linh hoạt cho mạng EON định nghĩa bằng phần mềm

Bài báo này đề xuất giải pháp điều khiển động đa miền cho mạng quang lưới bước sóng linh hoạt định nghĩa bằng phần mềm (SD-EON) sử dụng kỹ thuật định tuyến dựa trên các tham số phản ánh chất lượng truyền dẫn (QoT) và cơ chế đặt trước tài nguyên linh hoạt. Trong giải pháp được đề xuất này, các bộ điều khiển SDN của các mạng quang lưới bước sóng linh hoạt phối hợp hoạt động với nhau theo cơ chế điều khiển phân tán trong đó, các bộ điều khiển SDN của các vùng chỉ trao đổi thông tin định tuyến với các bộ điều khiển lân cận (có liên kết điều khiển trực tiếp) khi có yêu cầu thiết lập/giải phóng kết nối quang. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:09:57 AM +00:00

SDN-WISE-Trickle: giải pháp tối ưu hóa hiệu năng mạng cảm biến không dây dựa trên công nghệ mạng định nghĩa bằng phần mềm

Bài viết đề xuất giải pháp định tuyến tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây dựa trên hai giải pháp là mạng định nghĩa bằng phần mềm - Software Defined Networking, và Trickle timing. Giải pháp đề xuất cho thấy đã đạt được tiêu chí tối ưu năng lượng tiêu thụ của mạng, đồng thời vẫn đảm bảo độ tin cậy (trễ, tỉ lệ mất gói, etc). Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:09:49 AM +00:00

Định tuyến dựa vào vị trí của Gateway trong mạng hình lưới không dây lai

Bài viết đề xuất giao thức định tuyến IMP-AODV cho mạng hình lưới không dây lai (HMN). Ý tưởng cơ bản của bài báo là đề xuất giải pháp nhằm giới hạn phạm vi quảng bá của các thông điệp tìm đường tới các nút mạng gần với vị trí của gateway ở Lớp 1 trong HMN, điều này sẽ làm giảm các thông điệp dư thừa và do vậy dẫn đến tăng hiệu năng của mạng HMN. Kết quả mô phỏng sử dụng phần mềm NS-2 đã cho thấy hiệu quả của giao thức IMP-AODV qua các độ đo hiệu năng về dư thừa số bản tin định tuyến và hiệu quả truyền dữ liệu (throughput). Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:09:25 AM +00:00

Xây dựng hệ thống xác định độ cao bên trong nhà và công trình sử dụng đa cảm biên áp suất

Bài viết đề xuất thuật toán xác định vị trí theo độ cao hỗ trợ cho các hệ thống định vị trong nhà và công trình. Bên cạnh đó, những tác động của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ đến áp suất cũng được xem xét và loại bỏ. Bài báo đề xuất hệ thống sử dụng đa cảm biến áp suất kết hợp thuật toán căn chỉnh “Standard Deviation” để hạn chế nhiễu do môi trường tác động lên độ chính xác của kết quả đo. Phương pháp đề xuất đã được thử nghiệm nhiều lần ở các khu vực khác nhau và đạt kết quả rất tốt. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:09:18 AM +00:00

Đánh giá hiệu năng truyền thông D2D sử dụng vùng hạn chế nhiễu dưới ảnh hưởng của pha-đinh Rayleigh

Bài viết đề xuất một phương pháp quản lý nhiễu giữa người dùng D2D và người dùng di động (khi chia sẻ tài nguyên) bằng cách tính toán và xây dựng một khu vực hạn chế nhiễu khi xem xét dưới ảnh hưởng của suy hao qua không gian tự do và pha-đinh Rayleigh. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:09:08 AM +00:00

Phương pháp tăng độ rộng băng tần ghép giữa hai hốc cộng hưởng

Bài báo này mở rộng các nghiên cứu trước đó về việc cải thiện các đặc tính của bộ lọc hốc cộng hưởng ứng dụng trong các trạm thu phát sóng của hệ thống LTE-A. Chúng tôi đề xuất phương pháp cải thiện độ rộng băng tần ghép giữa hai hốc cộng hưởng siêu cao tần độc lập. Việc cải thiện đạt được bằng cách sử dụng một dải kim loại hình chữ nhật đặt tại trung tâm của cửa sổ nối giữa hai hốc. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:08:54 AM +00:00

Đánh giá ảnh hưởng của phần cứng không lý tưởng lên hệ thống thông tin vô tuyến mmWave

Bài viết mô hình hóa và đánh giá ảnh hưởng của các thành phần phần cứng không lý tưởng lên hiệu năng của hệ thống. Xây dựng biểu thức toán học thể hiện sự phụ thuộc của hiệu suất sử dụng phổ lên các tham số phần cứng không lý tưởng như số bit lượng tử hóa, phương sai tạp âm pha. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:08:35 AM +00:00

Phương pháp thiết kế anten mảng răng lược công nghệ vi dải cho hệ thống di động thế hệ mới hoạt động ở dải tần 28 GHz

Bài báo trình bày phương pháp thiết kế một anten mảng cấu trúc răng lược, công nghệ vi dải hoạt động trong vùng tần số 28 GHz. Trong bài báo này, lý thuyết, quy trình thiết kế cho loại anten kể trên và kết quả mô phỏng được trình bày cụ thể, chi tiết. Việc mô phỏng được thực hiện trên phần mềm CST đối với một mảng 8 phần tử răng lược, kích thước khoảng 15 mm x 60 mm x 0.2 mm đạt được hệ số phản xạ ngược S11 = - 45 dB, độ tăng ích G = 15.8 dB tại tần số cộng hưởng. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:08:29 AM +00:00

Thiết kế, mô phỏng mạch khuếch đại tạp âm thấp sử dụng cho bộ thu tín hiệu vệ tinh

Bài viết đề xuất thực hiện thiết kế và mô phỏng một mạch khuếch đại tạp âm thấp hoạt động ở bằng tần X với mục đích sử dụng cho bộ thu tín hiệu thông tin từ vệ tinh. Mạch được thiết kế với phương pháp phối hợp trở kháng dải rộng thay đổi thang trở kháng đặc trưng. Mạch hoạt động ở tần số 11 GHz với hệ số khuếch đại lớn đạt trên 12,8 dB và hệ số tạp âm NF nhỏ hơn 0,9 dB. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:07:53 AM +00:00

Đề xuất giao thức MAC ưu tiên mới đảm bảo QoS cho mạng cảm biến không dây đa sự kiện

Bài viết đề xuất giao thức MAC ưu tiên sử dụng beacon tránh đầu cuối ẩn và cơ chế CSMA/CA dựa trên mức ưu tiên để giảm xung đột cho các sự kiện yêu cầu mức độ ưu tiên khác nhau trong mạng cảm biến không dây đa sự kiện. Kết quả mô phỏng cho thấy mạng cảm biến sử dụng giao thức đề xuất đáp ứng được yêu cầu đa sự kiện đa mức ưu tiên, cụ thể là giảm được thời gian trễ cho các loại gói tin, đảm bảo tỷ lệ truyền gói thành công tốt hơn và giảm năng lượng tiêu thụ trung bình khi có nhiều sự kiện đồng thời xuất hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:07:46 AM +00:00

Kỹ thuật tái sử dụng tần số mềm trong mạng LTE

Mô hình kênh chuyển mạch hai trạng tháicơ chế mã hóa mã chập ghép nối nối tiếpTrong bài báo này, kỹ thuật tái sử dụng tần số mềm được mô hình hóa và phân tích dựa theo các khuyến nghị của 3GPP cho mạng LTE. Trong đó, hoạt động của kỹ thuật tái sử dụng tần số được chia thành 2 pha riêng biệt: pha thiết lập và pha truyền tin. Trong pha thiết lập, người dùng sẽ được phân chia dựa trên công suất của tín hiệu nhận được. Trong pha truyền tin, việc truyền tin giữa người truyền và các trạm phát được thực hiện. Đại lượng đặc trưng của hệ thống là xác suất phủ sóng của người dùng sẽ được phân tích bằng các biểu thức toán học và kiểm chứng bằng mô phỏng Monte Carlo. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:07:28 AM +00:00

Thiết kế và chế tạo vệ tinh FIMO CANSAT

Bài viết trình bày phương pháp thiết kế và chế tạo vệ tinh FIMO CANSAT, quá trình kiểm thử và phóng vệ tinh. Vệ tinh FIMO CANSAT được chế tạo với mục đích giám sát chất lượng không khí, một trong những vấn đề cấp thiết và đang được quan tâm hiện nay. Các cảm biến trong vệ tinh được kiểm thử trong các điều kiện môi trường khác nhau. Vệ tinh có khả năng đo nhiệt độ , độ ẩm, bụi mịn (PM1/2.5/10), CO và truyền thông tốt với trạm mặt đất trong khoảng cách 300m. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:06:30 AM +00:00

Thiết kế anten lưỡng cực đặt vuông góc có khả năng cấu hình loại phân cực tròn

Một phương pháp đơn giản sử dụng PIN diode nhằm tăng tính ứng dụng và loại bỏ đi nhược điểm của anten phân cực tròn được đề xuất trong bài báo. Phương pháp này được kiểm chứng bằng anten lưỡng cực đặt vuông góc tạo nên phân cực tròn và ứng dụng PIN diode giúp thay đổi phân cực tròn trái hoặc phải tùy theo mong muốn. Thiết kế cuối cùng cho băng thông S11 trải từ 2 GHz đến 2.6 GHz với tỷ số trục AR đạt 0.52dB tại tần số 2.4 GHz tạo nên phân cực tròn tốt tại tần số đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:06:24 AM +00:00

Kênh truyền sóng trong truyền hình số mặt đất và tác động đến chất lượng truyền dẫn

Nhằm mục đích tìm giải pháp nâng cao chất lượng truyền dẫn trong truyền hình số mặt đất, bài báo này tập trung nghiên cứu kênh truyền sóng vô tuyến trong truyền hình số mặt đất, các ảnh hưởng của kênh truyền lên chất lượng truyền dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:06:14 AM +00:00

Ứng dụng mạng cảm biến không dây và điện toán đám mây để giám sát môi trường và điều khiển các thiết bị điện trong nhà

Bài báo trình bày phương pháp kết hợp mạng cảm biến không dây và điện toán đám mây để thiết lập hệ thống giám sát theo thời gian thực môi trường sống kèm theo chức năng điều khiển các thiết bị điện bên trong một tòa nhà. Hệ thống, được thiết kế theo kiến trúc đa tầng, được sử dụng để giám sát môi trường, quản lý hệ thống chiếu sáng, điều hòa không khí trong các lớp học ở đại học Hoa Sen. Mục tiêu là tạo ra môi trường học tập, làm việc phù hợp đồng thời giảm tiêu thụ điện năng. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:06:06 AM +00:00

Cơ chế lập lịch tài nguyên trong mạng truyền thông ánh sáng nhìn thấy sử dụng trạm phát đa chùm sáng

Bài viết đề xuất một cơ chế lập lịch tài nguyên nhằm nâng cao hiệu năng hệ thống đa chùm sáng. Cơ chế lập lịch đề xuất bao gồm thuật toán lựa chọn chùm sáng truyền dữ liệu và thuật toán phân bổ tài nguyên kênh con cho người dùng nhằm giảm thiểu nhiễu đồng kênh CCI (Co-channel interference) và dẫn tới nâng cao hiệu năng hệ thống. Các kết quả mô phỏng trong nghiên cứu cho thấy sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm (SINR), thông lượng hệ thống và thông lượng người dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:05:40 AM +00:00

Kỹ thuật truyền dẫn đa điểm phối hợp trong mạng truyền thông ánh sáng nhìn thấy

Bài viết áp dụng cơ chế lựa chọn điểm truyền động (Dynamic Point Selection - DPS) của truyền dẫn đa điểm phối hợp (Coordinated Multipoint Transmission - CoMP) vào mạng truyền thông ánh sáng nhìn thấy. Đây là cơ chế có thể giải quyết vấn đề cân bằng tải hiệu quả bằng cách thực hiện việc lựa chọn điểm truyền dựa vào chất lượng kênh truyền và lượng tải của các điểm truy cập (Access Point – AP). Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:05:34 AM +00:00

Giao thức chuyển giao liên kết trong mạng truyền thông ánh sáng nhìn thấy

Bài viết nghiên cứu và đề xuất các giao thức chuyển giao liên kết cho mạng truyền thông ánh sáng nhìn thấy được sử dụng trong các khu vực có diện tích lớn với nhiều điểm truy cập VLC. Cụ thể, hai giao thức chuyển giao liên kết được đề xuất trong bài báo này gồm giao thức chuyển giao nội vùng và giao thức chuyển giao liên vùng. Trong đó, phương pháp chuyển giao nội vùng dựa trên ngưỡng tải của điểm truy cập VLC và phương pháp chuyển giao liên vùng được thực hiện dựa trên cơ chế chuyển giao chủ động. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:05:26 AM +00:00

Hệ thống giám sát đa điểm MLAT – Các tính toán cơ bản về trạm thu

Bài báo trình bày về hệ thống đa điểm (MLAT-Mutilateration) dùng để giám sát các phương tiện trên sân bay theo nguyên lý TDOA, các tiêu chuẩn cơ bản khi triển khai hệ thống như: số lượng các trạm, vị trí các trạm nằm trong vùng phủ sóng, tối ưu hóa vị trí các trạm để đạt được sai số cần thiết... Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:05:12 AM +00:00

Phân tích hiệu năng của hệ thống truyền thông chuyển tiếp đường lên với thu thập năng lượng và kết hợp lựa chọn tại nút đích

Bài viết đề xuất mô hình truyền thông hai chặng đường lên với phương thức giải mã và chuyển tiếp (Decode and Forward-DF), ở đó nút chuyển tiếp hoạt động dựa trên cơ sở thu thập năng lượng bức xạ từ tần vô tuyến (RF) để cấp nguồn sử dụng cấu trúc chuyển mạch thời gian (TS). Nút đích được cấu hình nhiều anten và sử dụng kỹ thuật kết hợp lựa chọn (Selection Combining - SC) để nâng cao hiệu năng của hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:59 AM +00:00

Nâng cao hiệu năng bảo mật mạng thứ cấp với kỹ thuật chọn nhiều nút chuyển tiếp đơn phần

Bài viết đề xuất mô hình chuyển tiếp hai chặng, sử dụng kỹ thuật chọn lựa nhiều nút chuyển tiếp đơn phần (Partial Relay Selection) để nâng cao hiệu năng bảo mật ở lớp vật lý (Physical Layer Security) cho mạng thứ cấp (secondary network) trong môi trường vô tuyến nhận thức dạng nền (Underlay Cogntive Radio). Các biểu thức dạng tường minh chính xác của xác suất dừng bảo mật trên kênh truyền fading Rayleigh đã được đưa ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:47 AM +00:00

Đánh giá hiệu năng mạng vô tuyến nhận thức dạng nền với TAS/SC và suy hao phần cứng

Bài viết đề xuất phương pháp lựa chọn cặp anten thu-phát tối ưu trong mạng MIMO vô tuyến nhận thức dạng nền (Multiple Input Multiple Output underlay cognitive radio) kết hợp kỹ thuật lựa chọn anten phát TAS (Transmit Antenna Selection) ở nút nguồn và kỹ thuật kết hợp chọn lựa SC (Selection Combining) ở nút đích dưới sự tác động của phần cứng không hoàn hảo. Hiệu năng của hệ thống khảo sát được đánh giá thông qua tham số xác suất dừng của hệ thống thứ cấp (secondary system) hoạt động trên kênh truyền fading Rayleigh. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:41 AM +00:00

Khảo sát sự ảnh hưởng của phần cứng không hoàn hảo lên mạng chuyển tiếp đa chặng trong các môi trường Fading khác nhau

Bài viết khảo sát hệ thống mạng vô tuyến chuyển tiếp đa chặng với sự ảnh hưởng của phần cứng không hoàn hảo. Thông tin trong hệ thống truyền thông đa chặng được truyền từ nguồn tới đích thông qua các nút chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật giải mã-chuyển tiếp DF (Decodeand-Forward). Hiệu năng của hệ thống khảo sát được phân tích và đáng giá thông qua tham số xác suất dừng OP và dung lượng kênh Shannon trung bình trong mô hình kênh truyền Nakagamim và kênh truyền Rician. Kết quả mô phỏng Monte-Carlo cho thấy phù hợp chính xác với kết quả phân tích lý thuyết. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:30 AM +00:00

Đánh giá hiệu năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức chuyển tiếp đa chặng

Bài viết đánh giá hiệu năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức chuyển tiếp đa chặng sử dụng kỹ thuật lựa chọn nút chuyển tiếp tốt nhất tại mỗi chặng. Cụ thể, chúng tôi đưa ra các biểu thức xác suất dừng bảo mật - Secure Outage Probability (SOP) và dung lượng bảo mật khác không - Probability of Non-zero Secrecy Capacity (PrNZ) cho giao thức chuyển tiếp ngẫu nhiên-và-chuyển tiếp - Randomize-and-Forward (RF) sử dụng kỹ thuật lựa chọn nút chuyển tiếp tốt nhất ở mỗi chặng. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:24 AM +00:00

Kiến trúc vi mạch FFT cơ số hai với số điểm linh động và độ chính xác cao với công nghệ 130nm

Bài viết bàn về thuật toán biến đổi FFT (Fast Fourier Transform) được áp dụng một cách rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm phân tích phổ tín hiệu trong các hệ thống OFDM (Orthogonal Frequency Division Multi-plexing), trích đặc trưng âm thanh MFCC (Mel Frequency Cepstral Coefficients) trong hệ thống nhận dạng giọng nói hay trong các hệ thống xử lý số tín hiệu cần phân tích trên miền tần số nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:04:17 AM +00:00

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về truyền dữ liệu thời gian thực sử dụng ánh sáng đèn LED

Bài viết đề xuất và thực thi một mô hình thực nghiệm truyền thông dữ liệu song công qua kênh truyền ánh sáng trắng giữa hai thiết bị đầu cuối như PC/Embedded Computer, smartphone/tablet. Các thiết bị này được kết nối với các Front-End qua cổng Universal Serial Bus (USB) 2.0 và một bộ chuyển đổi từ chuẩn USB sang RS232. Ở phân lớp ứng dụng, chúng tôi phát triển một phần mềm được cài trên thiết bị đầu cuối cho phép cấu hình các tham số và truyền các dữ liệu (gồm chuỗi văn bản, ảnh) tới front-end. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:03:48 AM +00:00

Mô hình tính toán và Kiến trúc mảng tái cấu hình cấu trúc thô cho các ứng dụng điều khiển hiệu năng cao

Bài viết đề xuất mô hình tính toán và kiến trúc một mảng tái cấu hình cấu trúc thô CGRA (Coarse-Grained Reconfigurable Architecture) cho các ứng dụng điều khiển đòi hỏi hiệu năng tính toán cao. Đây là một mô hình tính toán mới nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới thông lượng tính toán lớn trong khi vẫn phải cân bằng các yếu tố: độ phức tạp, tính mềm dẻo và hiệu năng hoạt động của hệ thống. Mảng CGRA được đề xuất trong bài báo có thể được tích hợp như một phần tử tính toán trong các hệ thống SoC (System-onchip) có khả năng cấu hình động ứng dụng trong kỹ thuật điều khiển. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:03:42 AM +00:00

Phân tích ảnh hưởng của góc truyền, đường phản xạ và sự phân bố nguồn sáng trong truyền thông ánh sáng khả kiến dùng LED

Bài viết đề xuất giải quyết ba vấn đề. Thứ nhất phân bố công suất nguồn sáng, thứ hai phân tích ảnh hưởng của góc truyền, cuối cùng là tính toán nguồn phản xạ ảnh hưởng lên năng lượng thu của photodiode. Kết quả mô phỏng cho thấy năng lượng thu của máy thu bị tác động rất lớn bởi góc truyền và sự phản xạ ánh sáng, ngoài ra nếu phân bố nguồn sáng hợp lí sẽ cải thiện đáng kể năng lượng thu. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:03:23 AM +00:00

Kỹ thuật điều chế QPSK cho hệ thống thông tin quang vô tuyến DWDM

Bài viết kỹ thuật điều chế trực tiếp IM/DD (RZ và NRZ) thì kỹ thuật điều chế quang coherent QPSK khoảng cách truyền đi xa hơn khi ứng dụng trong hệ thống DWDM quang vô tuyến FSO. Bởi vì, thông tin truyền đi của nó được chứa trong pha của sóng mang từ kỹ thuật điều chế quang coherent QPSK tạo ra và do đó nó có khả năng chịu những biến động từ môi trường khí quyển tốt hơn so với kỹ thuật điều chế trực tiếp IM/DD. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:03:16 AM +00:00

Những ảnh hưởng của thời tiết đối với kết nối mạng quang vô tuyến

Bài viết xem xét một mạng FSO nhiều nút, các nút được phân phối tại các vị trí cố định trên một đường truyền nhất định. Tôi tính đến các hiện tượng thời tiết quan trọng nhất như là: sương mù, mưa và tuyết, và rút ra biểu thức giải tích xác suất nút cách ly. Tiếp theo, chúng ta tìm thấy số lượng trạm thu phát cho một chiều dài kết nối nhất định để đạt được hiệu suất đáng tin cậy. Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 4:03:10 AM +00:00