Tài liệu miễn phí Triết học

Download Tài liệu học tập miễn phí Triết học

Bàn về mô hình Giáo hội theo tư tưởng Giáo hội học Công giáo

Trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu về mô hình Giáo hội Công giáo, bài viết đặt ra cơ sở lý thuyết, phương pháp và định nghĩa khái niệm để hướng đến một nghiên cứu khác với cách tiếp cận thần học về chủ đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Quan điểm của Giáo hội Công giáo về Dòng tu

Trên cơ sở khảo cứu các văn kiện của Giáo hội Công giáo từ Công đồng Vatican II đến nay liên quan đến dòng tu và đời sống tu trì, tiêu biểu như Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Sắc lệnh về canh tân đời sống tu trì, Tông huấn về đời sống thánh hiến,… nội dung bài viết này sẽ phân tích một số quan điểm thần học của Giáo hội Công giáo về dòng tu.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam

Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI. Sau nhiều thăng trầm, Công giáo đã có được chỗ đứng trong một bộ phận dân cư, ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Việt Nam, trong đó có phương diện hôn nhân và gia đình. Bài viết này bước đầu tìm hiểu một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Ảnh hưởng của Islam giáo tới việc giáo dục tiếng Chăm ở Nam bộ

Dựa vào kết quả khảo sát năm 2012 tại An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích đặc điểm của người Chăm và tiếng Chăm ở Nam Bộ dưới ảnh hưởng của Islam giáo, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng tiếng Chăm trong giáo dục ở Nam Bộ; đưa ra một số lưu ý khi thực thi chính sách ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Vai trò của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong đời sống tinh thần đồng bào Nam Bộ

Sự dung hợp giữa văn hóa dân tộc, lòng yêu nước và sự kế thừa giáo lý của các tôn giáo ngoại nhập, nhất là Phật giáo và Nho giáo, là cơ sở cho sự ra đời một số tôn giáo nội sinh tại Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Về khái niệm Giáo phận Công giáo

Giáo phận là một cấp hành chính đạo của Giáo hội Công giáo, có vị trí và vai trò đặc biệt đối với tôn giáo này. Dựa trên cơ sở “Bộ Giáo luật 1983”, một số văn kiện của Công đồng Vatican II và nhận thức thực tiễn ở Việt Nam của tác giả, bài viết này bàn thêm về khái niệm giáo phận Công giáo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Vấn đề tôn giáo trong tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế” của Friedrich Wilhelm Nietzsche

Trong tác phẩm Zarathustra đã nói như thế, Friedrich Wilhelm Nietzsch đã bàn đến một vấn đề mà cho đến hôm nay vẫn còn mang tính thời sự, đó là giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Để làm rõ chủ đề này, ông đã phải lý giải các vấn đề lên quan đến tôn giáo. Bài viết này xin được giới thiệu quan niệm của F. W. Nietzsche về vấn đề tôn giáo trong tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế”.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Quan niệm của Paul Tillich về tôn giáo và văn hóa

Bài viết này nêu và phân tích quan niệm của Paul Tillich về tôn giáo và văn hóa ở một số phương diện như: Các khái niệm tôn giáo và văn hóa, mối quan hệ tôn giáo và văn hóa, sự thống nhất giữa tôn giáo và văn hóa, sự xung đột giữa tôn giáo và văn hóa, thần học văn hóa, v.v... Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Giá trị tôn giáo từ phương diện triết học

Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về giá trị từ phương diện triết học, bài viết này bước đầu nhận diện giá trị tôn giáo, phân biệt giá trị tôn giáo với giá trị nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Lễ hội Yên Tử cuộc hành hương về cõi Phật

Yên Tử vừa là một khu di tích nổi tiếng, vừa là một vùng sinh thái lý tưởng đối với con người hiện đại. Sau lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô lẫn thời gian trẩy hội. Bài viết này tập trung phân tích những tiềm năng để lễ hội Yên Tử trở thành một lễ hội trọng điểm trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam trong thời gian tới.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Lễ hội Quán Thế Âm trong một số ngôi chùa ở Bắc Bộ

Bài viết này đề cập đến lễ hội Quán Thế Âm ở Chùa Hương (thành phố Hà Nội) và chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang), hai đạo tràng Quán Thế Âm nổi tiếng nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, nội dung bài viết góp phần tìm hiểu thêm về tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Việt Nam nói chung, ở Miền Bắc nói riêng.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Giá trị đạo đức của Tin lành đối với việc xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích giá trị đạo đức của Tin Lành ở các phương diện, bài viết này đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy giá trị đạo đức của Tin Lành đối với việc xây dựng đạo đức và lối sống con người Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Về một ngộ nhận liên quan đến “Tứ bất tử”: Soạn giả Thanh Hòa Tử và cuốn Hội Chân Biên

Bài viết này, từ việc đối sánh văn bản viết liên quan đến các đấng bất tử được phụng thờ trước nay trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trung tâm là cuốn “Hội Chân Biên” bằng Hán văn được hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XIX và một số công trình phái sinh từ nó được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt sau này, đi đến nhận định rằng, đã có một sự ngộ nhận, hơn thế đó là sự ngộ nhận dây chuyền, trong học giới nói chung và chuyên ngành văn hóa dân gian nói riêng, về Tứ Bất Tử (bốn vị bất tử) trong mối quan hệ của nó với cuốn “Hội Chân Biên”.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Thờ nữ thần ở đảo Phú Quốc từ tín ngưỡng thờ Bà Thủy đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu

Đảo Phú Quốc, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, địa hình đa dạng. Để bám trụ lại hòn đảo này, dù không hành nghề chài lưới, người dân nơi đây cũng phải thường xuyên đối diện với biển, thích ứng với biển, nương tựa vào biển để sống. Mời các bạn cùng tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng nơi đây qua bài viết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ táo quân của người Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc

Bài viết này thông qua việc nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và người Hán ở Trung Quốc để làm rõ chức năng xã hội và các yếu tố giống nhau, khác nhau của loại hình tín ngưỡng này của hai tộc người Việt - Hán

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, môi trường ở Việt Nam đang bị suy thoái. Bảo vệ môi trường là công việc của toàn dân, toàn xã hội, trong đó có các tổ chức tôn giáo. Bài viết này đề cập đến công tác truyền thông môi trường trong tôn giáo, cũng như đóng góp của giới tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Tôn giáo: Thiêng hay tục phân tích tôn giáo từ góc độ hiện tượng học

ài viết này phân tích cặp phạm trù hết sức cơ bản của tôn giáo là cái Thiêng và cái Tục từ góc độ hiện tượng học. Liên quan đến chủ đề này, khi bàn về ý nghĩa hiện đại và ý nghĩa cổ điển của cái Thiêng, tác giả chú trọng thảo luận về vấn đề thế tục hóa của tôn giáo và các chức năng xã hội của tôn giáo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Quan niệm của Paul Tillich về tôn giáo và văn hóa (Phần tiếp theo)

Bài viết này nêu và phân tích quan niệm của Paul Tillich về tôn giáo và văn hóa ở một số phương diện như: Các khái niệm tôn giáo và văn hóa, mối quan hệ tôn giáo và văn hóa, sự thống nhất giữa tôn giáo và văn hóa, sự xung đột giữa tôn giáo và văn hóa, thần học văn hóa, v.v... Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam

Bài viết này bước đầu luận giải một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam như: nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam có sự hòa quyện với văn hóa và các hình thức thờ cúng bản địa; sự tương đồng giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với quan niệm nhân sinh người Việt Nam; tinh thần nhập thế của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Quá trình hình thành đường hướng “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào” của hội đồng giám mục Việt Nam

“Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào” là đường hướng mục vụ của Hội đồng Giáo mục Việt Nam đề ra trong Thư chung 1980, thể hiện sự hợp tác của Hội đồng Giám mục Việt Nam với Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, đường hướng này được người Công giáo Việt Nam thực hiện khá lâu trước năm 1980. Bài viết này sẽ góp phần tìm hiểu về vấn đề đó.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Islam giáo Shia với chính quyền và chính trị ở Iran

Ít có nơi nào trên thế giới, hoạt động tôn giáo trở thành lễ nghi nhà nước và được tôn trọng như ở Iran. Tất cả các sự kiện lớn nhỏ, kể cả các sự kiện mang tính chất quốc tế đều được bắt đầu bằng nghi thức đọc “Kinh Koran”. Mời các bạn cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của Islam giáo Shia đối với chính trị Iran qua bài viết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Vài nét về Kinh Dịch

Bài viết giới thiệu khái quát về “Kinh Dịch”, một “thiên cổ kỳ thư”, nhưng không dễ dàng đọc hiểu. Theo tác giả, muốn hiểu được cuốn sách này cần đọc nó với tư duy hệ thống và cấu trúc. Bên cạnh đó, để giải mã được “Kinh Dịch” cũng phải đọc một số nghiên cứu và chú giải về tác phẩm này của các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Về một ngộ nhận liên quan đến “Tứ bất tử”: Soạn giả Thanh Hòa Tử và cuốn Hội Chân Biên (Tiếp theo)

Nối tiếp nội dung phần trước, bài viết trình bày quá trình tìm ra cuốn Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử và những kết luận của tác giả sau quá trình nghiên cứu vấn đề này. Bài viết này sẽ góp phần giúp chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trong tương lai về lịch phả hay con đường của sự hình thành thuật ngữ Tứ Bất Tử trong học giới và trong dân gian,

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Sự biến đổi của người thầy cúng ở người Tày và người Nùng tại Việt Nam

Người Tày và người Nùng ở Việt Nam là hai tộc người cùng nằm trong ngữ hệ Tày - Thái có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán. Do hai tộc người này có mối quan hệ mật thiết về nhiều mặt với các tộc người khác trong ngữ hệ Tày - Thái, nên bài viết này tìm hiểu về sự biến đổi ở các vị thày cúng, những nhân vật trung tâm trong đời sống tâm linh ở người Tày và người Nùng Việt Nam, trong mối liện hệ so sánh với người Thái ở Tây Bắc, Việt Nam và người Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Cao Bằng

Bài viết này thông qua một số khảo sát thực tế cụ thể góp phần chỉ ra các giá trị cần bảo tồn và phát huy, cũng như các tồn tại cần khắc phục trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Cao Bằng hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Từ bi của Phật giáo và đạo đức nhân loại

Bài viết này đề cập đến phạm trù Từ bi của Phật giáo trong sự so sánh với các phạm trù Nhân ái của Nho giáo, Bác ái của Kitô giáo; so sánh Từ bi của Phật giáo Việt Nam với Từ bi của Phật giáo Trung Quốc; trên cơ sở đó, phân tích vai trò Từ bi của Phật giáo đối với đạo đức dân tộc Việt Nam và nhân loại trong lịch sử cũng như trong thời đại văn minh vật chất hiện nay.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo: Một cách nhìn khác về tôn giáo

Bài viết đề cập và bước đầu bàn đến khái niệm thực thể tôn giáo như một cách nhìn thực tiễn về hiện tượng tôn giáo trong thực tế nhằm khắc phục cách nhìn tôn giáo như một hình thái ý thức ý xã hội thuần túy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Nguyên nhân xuất hiện của Islamism hiện nay

Bài viết này tiếp tục góp bàn thêm về nguyên nhân xuất hiện của Islamism hiện nay trên cơ sở phân tích các điều kiện của đời sống xã hội liên quan đến trào lưu này như kinh tế, chính trị, tôn giáo, triết học, văn hóa, tư tưởng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học

Công tác truyền thông tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Bài viết này chỉ đề cập đến giá trị truyền thông và chủ thể truyền thông của Phật giáo và Công giáo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00

Sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị ở Philippines

Trên cơ sở khái quát mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội trước khi Tổng thống Benigno Simeon Aquino III lên nắm quyền năm 2010, bài viết này phân tích sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị Philippines hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:28:03 AM +00:00