Tài liệu miễn phí Triết học

Download Tài liệu học tập miễn phí Triết học

Vận dụng lý luận về đấu tranh giai cấp trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăngghen trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay

Bài viết tập trung phân tích sự vận dụng của Đảng ta vào việc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay trên cơ sở lý luận về nguồn gốc và mục đích của đấu tranh giai cấp của C. Mác và Ph. Ăngghen.

5/4/2020 3:25:19 PM +00:00

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăngghen đã đã xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy luật phát triển khách quan của lịch sử về xã hội mà trong đó con người được giải phóng, được phát triển toàn diện, xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta.

5/4/2020 3:25:13 PM +00:00

Xu hướng phát triển triết học ngày nay và chuyên ngành triết học phát triển

Bài viết khái quát về xu hướng sự phát triển triết học gắn với lịch sử tiến hóa nhân loại có quy luật nội ngoại tại của nó; đồng thời nêu lên vấn đề phát triển triết học Việt Nam sắp tới, trong đó quan tâm xây dựng chuyên ngành triết học phát triển.

5/4/2020 2:30:37 PM +00:00

Những vấn đề cơ bản của quá trình giáo dục - theo quan điểm triết học giáo dục của John Dewey

Triết học giáo dục là hạt nhân của tư tưởng triết học thực dụng John Dewey mà trong đó là sự đồ sộ về nội dung hay thậm chí những vấn đề liên quan đến giáo dục từ cơ bản đến phổ quát.

5/4/2020 2:30:31 PM +00:00

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm - những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó

Triết học Ludwig Feuerbach là một sản phẩm tất yếu của những điều kiện mới, hình thành vào cuối những năm 30 – những năm đầu thế kỷ XIX. Đánh giá về nhiệm vụ của triết học mới, L. Feuerbach cho rằng Nhiệm vụ của kỷ nguyên hiện đại là hiện thực hóa và nhân đạo hóa Chúa - sự chuyển đổi và tan rã của thần học và nhân loại học.

5/4/2020 2:30:25 PM +00:00

Triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo

Bài viết tập trung trình bày ba nội dung: Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế nhân bản, nhân văn; Kinh tế học tôn giáo phát triển một xã hội hài hòa; Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế bảo vệ môi trường bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

5/4/2020 10:53:36 AM +00:00

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ

Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Điều này yêu cầu cần phải đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống trong giảng dạy. Bên cạnh đó, bài giảng cũng cần phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của người học.

5/4/2020 10:40:14 AM +00:00

Tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay

Bài viết đi sâu nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho giáo và những ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu này tác giả muốn góp phần làm rõ hơn những ảnh hưởng của tư tưởng Đạo, Hiếu tới xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới trong thời gian tới.

5/4/2020 10:32:25 AM +00:00

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa

Bài viết trình bày lịch sử ra đời, hệ thống hóa, đưa ra các đánh giá có tính phê phán, góp phần hoàn thiện bảng phân loại của Pierce, vạch ra ý nghĩa nhận thức và ý nghĩa ứng dụng của chúng trong khoa học luận và quản lý khoa học công nghệ. Các phương pháp được sử dụng bao gồm: nghiên cứu tư liệu, dùng các tư liệu sơ cấp một cách có phê phán (bản gốc tư liệu của Pierce) và tài liệu thứ cấp của các học giả nghiên cứu về Pierce; phương pháp logic nhằm đánh giá tính nhất quán của các bảng phân loại khoa học của Pierce; phương pháp lịch sử nhằm làm rõ bối cảnh ra đời bảng các bảng phân loại khoa học của Pierce. Bài viết nêu ra lý do và tầm quan trọng của nghiên cứu, phác thảo sơ lược lịch sử phân loại khoa học trước Pierce, phân tích hoàn cảnh lịch sử (vĩ mô và vi mô) dẫn đến sự ra đời bảng phân loại của của Pierce, nội dung các bảng phân loại của Pierce và ý nghĩa của chúng đối với văn hóa, nghiên cứu khoa học và quản lý nghiên cứu khoa học.

5/4/2020 10:06:38 AM +00:00

Phép biện chứng duy vật dưới cách tiếp cận của Karl Raimund Popper

Bài viết tập trung phân tích những phê phán của K. Popper đối với phép biện chứng duy vật. Popper cho rằng phép biện chứng đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn khi cho rằng các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau, chính vì vậy ông phản đối việc vận dụng phép biện chứng vào nghiên cứu các vấn đề xã hội. Bài viết chỉ ra sai lầm cơ bản trong những phê phán này xuất phát từ việc Popper không phân biệt được sự khác nhau giữa mâu thuẫn logic và mâu thuẫn biện chứng, qua đó tác giả khẳng định giá trị khoa học bền vững của phép biện chứng duy vật nói riêng, chủ nghĩa Marx nói chung.

3/30/2020 4:21:54 PM +00:00

Thử tìm hiểu về triết lý phật giáo trong đời sống xã hội

Phật giáo xuất hiện vì nhân loại và cũng tồn tại vì nhân loại. Đó là tư tưởng Phật pháp tại thế gian không lìa thế gian mà giác ngộ với mục đích làm giảm bớt những đau khổ, những vướng mắc, chấp thủ của con người.

3/30/2020 9:29:13 AM +00:00

Sự khác nhau giữa nhận thức và đánh giá

Bài viết phân tích sự khác nhau trong nội hàm của một số khái niệm, thuật ngữ thường dùng trong hoạt động nghiên cứu khoa học mà tiếc thay vẫn còn có một số người nhầm lẫn, nhất là sinh viên. Đó là các khái niệm, thuật ngữ: bản chất, giá trị (của một sự vật, một khách thể) và nhận thức, đánh giá (của một chủ thể đối với sự vật đó).

3/30/2020 9:07:18 AM +00:00

Giá trị của triết học

Bài viết giới thiệu sơ lược về ý nghĩa của triết học trong đời sống con người, vấn đề được nhiều người quan tâm, chương cuối cùng The value of philosophy (Giá trị của triết học) trong tác phẩm The problems of philosophy (Những vấn đề của triết học) của tác giả Bertrand Russell (1872-1970), một nhà toán học và triết học người Anh. Ông cho rằng giá trị quan trọng của triết học là sự giải thoát tinh thần khỏi những nhu cầu thường nhật, nói cách khác là sự tự do của tư tưởng.

3/30/2020 9:03:17 AM +00:00

Một số quan điểm về thế giới quan của chủ nghĩa hậu hiện đại

Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại tỏ ra nghi ngờ về sự tồn tại của thế giới khách quan tuyệt đối trong nhận thức của con người. Họ cho rằng ngôn ngữ và sự nhận thức của cộng đồng văn hóa đã sáng tạo ra thế giới và tạo nên cảm giác về thế giới này.

3/30/2020 8:57:48 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Nội dung bài giảng trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức vầ về xây dựng con người mới. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.

3/30/2020 8:42:00 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Nội dung bài giảng cung cấp cho người học các nội dung về quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.

3/30/2020 8:41:46 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Bài giảng trình bày các nội dung về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; lực lượng đại đoàn kết dân tộc; hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc; vai trò của đoàn kết quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

3/30/2020 8:41:38 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Bài giảng trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.

3/30/2020 8:41:31 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nêu lên tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam; quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của CNXH; quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH.... Mời các bạn cùng tham khảo.

3/30/2020 8:41:22 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc gồm 2 phần trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

3/30/2020 8:41:10 AM +00:00

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Lê Thị Ngọc Hoa

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giới thiệu cơ sở hình thành, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo.

3/30/2020 8:41:01 AM +00:00

Một số quan điểm cơ bản của Krishnamurti về nhận thức

Bài viết này xem xét một số quan điểm cơ bản của Krishnamurti về nhận thức. Ông cho rằng điều kiện để có được một tâm trí tự do là chính khả năng của tâm trí có thoát khỏi được tri kiến thức của chính mình hay không. Chính con người bị điều kiện hóa bởi tri thức đã tự loại bỏ điều kiện tồn tại của tâm trí tự do.

3/30/2020 6:38:45 AM +00:00

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz

Cấu trúc là một giả định lớn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Khái niệm này được phát triển từ xã hội học và được Kenneth Waltz tiên phong áp dụng vào QHQT. Cả ba nội dung lớn trong cấu trúc xã hội là mẫu hình quan hệ chung, sự phân bố năng lực và luật lệ đều được kế thừa sang cấu trúc quốc tế. Tuy nhiên, do sự khác nhau giữa hệ thống xã hội và hệ thống quốc tế nên cấu trúc quốc tế không giống cấu trúc xã hội.

3/30/2020 6:16:49 AM +00:00

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người

: Trong tương quan với học thuyết về tư bản và giá trị thặng dư, về quyết định luận duy vật và hình thái kinh tế - xã hội, hay về giai cấp vô sản và chủ nghĩa xã hội… thì vấn đề con người không phải là chủ đề trung tâm của học thuyết Marx. Mặc dù vậy, những tư tưởng của Marx về con người, dù được trình bày chủ yếu ở giai đoạn Marx còn trẻ, lại vẫn đủ tầm vóc để tồn tại trong kho tàng tư tưởng loài người như là một học thuyết bề thế, có ý nghĩa to lớn đối với các khoa học về con người và đối với sự nghiệp giải phóng con người.

3/30/2020 6:16:12 AM +00:00

Ý thức có thể trực tiếp tác động làm thay đổi vật chất hay không

Ý thức và tác động của nó đến vật chất là vấn đề phức tạp, không ít khía cạnh chưa thật rõ ràng, hoặc chưa biết hết. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã và đang chứng minh ý thức, tư duy con người (suy nghĩ, dự định, lời cầu nguyện…) là có thể tác động trực tiếp đến các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất của đời sống con người, làm thay đổi ít nhiều trạng thái của nó. Bài viết này thông tin một số thí nghiệm khoa học và bình luận, qua đó đưa ra một số nhận xét xung quanh vấn đề bản chất của ý thức và tác động trực tiếp của ý thức đối với vật chất với góc nhìn mới từ khoa học hiện đại. Bài viết chưa đưa ra những kết luận nào, mà mới chỉ đặt vấn đề để giới khoa học tiếp tục nghiên cứu, nhằm nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Maxr-Lenin.

3/30/2020 6:12:53 AM +00:00

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo là những chỉ dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân Người cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi về nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức linh hoạt.

3/30/2020 5:45:15 AM +00:00

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, một nhiệm vụ đặt ra chính là nghiên cứu, khai thác giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này.

3/30/2020 5:41:39 AM +00:00

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay

Học thuyết triết học của Lão Tử có nội dung hết sức phong phú, bao gồm cả vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, đặc biệt là vấn đề phép biện chứng và các vấn đề đạo đức nhân sinh. Trong các tư tưởng triết học của ông, không thể không nói đến quan niệm về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.

3/30/2020 5:34:02 AM +00:00

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại

Trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và một nền văn hóa đặc sắc, tư tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển. Người ta đã phân chia quá trình đó của triết học tôn giáo Ấn Độ thành hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Veda - Sử thi (từ năm 1500 đến năm 600 tr. CN).

3/29/2020 9:48:01 PM +00:00

Buồn nôn - Tuyên ngôn hiện sinh của Jean-Paul Sartre

Jean-Paul Sartre là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Với tác phẩm đầu tay Buồn nôn, được viết trên phương pháp mô tả hiện tượng học: Tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vật chính - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, để đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại.

3/29/2020 8:29:34 PM +00:00