Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Hỏi và đáp lịch sử Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975: Phần 1

Cuốn sách Hỏi và đáp lịch sử Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975 được biên soạn nhằm góp phần ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc về những thắng lợi của quân và dân ta trong thời gian từ khi Hiệp định Pari được ký kết đến chiến dịch mùa Xuân 1975. Nội dung cuốn sách được biên soạn theo dạng hỏi và đáp, với 115 câu và được chia thành 6 phần chính. Trong phần 1 của ebook sau đây sẽ bao gồm các câu hỏi đáp liên quan đến Hiệp định Paris, Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên - Huế và Chiến dịch Đà Nẵng, Chiến dịch Xuân Lộc. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:53:43 PM +00:00

Quốc triều Hương khoa lục (Nguyễn triều Hương khoa lục): Phần 2

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 của cuốn Quốc triều Hương khoa lục (Nguyễn triều Hương khoa lục) bao gồm quyển 4, 5 và 6. Trong phần này sẽ bao gồm danh sách và tiểu sử những người thi đỗ cử nhân ở năm Tự Đức thứ 26 (1873) đến năm Khải Định thứ 3 (1918). Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:53:18 PM +00:00

Quốc triều Hương khoa lục (Nguyễn triều Hương khoa lục): Phần 1

“Quốc triều hương khoa lục” còn gọi là “Nguyễn triều hương khoa lục” của Cao Xuân Dục (1842 - 1923) là một quyển sách ghi chép về 47 khoa thi Hương ở nước ta dưới thời nhà Nguyễn, trong đó có họ tên và “lý lịch trích ngang” của hơn 5.000 người đậu cử nhân từ khóa đầu tiên năm 1807 đến khoa cuối cùng năm 1918. Về kết cấu, “Quốc triều hương khoa lục” có 7 quyển, gồm 5 quyển trong phần Chính biên và 2 quyển trong phần Tục biên. Trong phần 1 của ebook sẽ gồm quyển thủ, quyển 1, quyển 2, quyển 3. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:53:08 PM +00:00

Bộ máy quan lại ở miền Bắc Việt Nam trước thử thách 1820-1918: Phần 2

Bộ máy quan lại ở miền Bắc Việt Nam trước thử thách 1820-1918: Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Chương 5 bước ngoặt của thế kỷ, cải cách quan trường; chương 6 đi tìm một quy trình đào tạo mới (1900-1915); chương 7 tiến tới một nghề mới (1899- 1912) ; chương 8 sự vận hành của bộ máy quan và lại. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:52:52 PM +00:00

Bộ máy quan lại ở miền Bắc Việt Nam trước thử thách 1820-1918: Phần 1

Cuốn sách Bộ máy quan lại ở miền Bắc Việt Nam trước thử thách 1820-1918 gồm có 8 chương, được chia thành 2 phần ebook. Ebook phần 1 gồm có các chương sau: Chương 1 cấu trúc hệ thống quan lại dưới triều Nguyễn, chương 2 quan lại trong cuộc cải cách của nhà nước quân chủ, chương 3 quan và lại thử bàn dưới góc độ xã hội học - lịch sử, chương 4 chiến lược làm quan (1884 - 1996). Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:52:40 PM +00:00

Quan hệ văn hóa, giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản - 100 năm phong trào Đông Du – Phần 1

Cuốn kỷ yếu Quan hệ văn hóa, giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản - 100 năm phong trào Đông Du tập hợp những bài viết, bài nghiên cứu về lịch sử quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản; nghiên cứu Phong trào Đông Du và những ảnh hưởng của phong trào Đông Du với cách mạng Việt Nam. Cuốn kỷ yếu được chia thành 2 phần ebook, ebook phần 1 bao gồm những bài viết về chủ đề Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản: Lịch sử và hiện tại. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:48:55 PM +00:00

Biên khảo Sơn Nam: Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam thế kỷ XX - Phần 2

Biên khảo Sơn Nam: Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam thế kỷ XX - Phần 2 là phần trích lục từ báo Lục Tỉnh Tân Văn và một số tài liệu khác. Mục đích là nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn đúng về việc sử dụng tiếng Việt đầu thế kỷ XX ở nước ta nói chung, trên báo chí ở miền Nam lúc bấy giờ nói riêng. Từ những phần trích lục đó, so với ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng bây giờ, bạn đọc sẽ thấy được sự phát triển không ngừng của tiếng Việt. Riêng đối với các nhà nghiên cứu và sinh viên ngữ văn – báo chí, phần trích lục sẽ giúp các bạn có cơ sở để phân tích chính xác hơn những vấn đề của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ báo chí ở nước ta đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:48:24 PM +00:00

Biên khảo Sơn Nam: Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam thế kỷ XX - Phần 1

(BQ) Phong trào Duy Tân là cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa của nhân dân ba miền nước ta vào khoảng những năm 1903 - 1908 nhằm mở mang dân trí, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Cuốn biên khảo Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam thế kỷ XX của nhà văn Sơn Nam giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sách được chia thành 2 phần ebook, ebook phần 1 là phần trình bày những sự kiện trong Phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam; Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:48:05 PM +00:00

Phong trào cải cách ở Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 gồm có 4 chương sau: Chương IV Cải cách ở Xiêm thời Chulalongkorn (1868 - 1910); Chương V Phong trào cải cách ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; Chương VI Những xu hướng cải cách ở Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX; Chương VII Cuộc vận động cải cách ở Đông Á - Một thế kỷ nhìn lại. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:45:05 PM +00:00

Phong trào cải cách ở Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Phần 1

Phong trào cải cách ở Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Phần 1 gồm có 3 chương như sau: Chương I Đông Á trước những biến chuyển của thế giới và nguy cơ xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây; Chương II Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868 - 1912); Chương III Cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:43:38 PM +00:00

Pụt Kỳ Yên: Phần 2

Đọc Pụt Kỳ Yên, độc giả sẽ cảm nhận được những giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Tày. ta bắt gặp một thế giới hàm chứa sức tưởng tượng sinh động của dân gian về mối quan hệ của đất và trời, của cõi nhân gian và thiên đường, giữa cõi đời thực và một thế giới hư ảo,... Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn Pụt Kỳ Yên là phần dịch thơ từ tiếng Tày qua tiếng Việt. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

4/10/2023 8:43:27 PM +00:00

Pụt Kỳ Yên: Phần 1

Pụt là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đây là một thể loại văn nghệ có tính tổng hợp, những bài ca có tính nghi lễ. Cuốn sách Pụt Kỳ Yên được nhóm tác giả biên soạn nhằm giới thiệu, bảo tồn những nét đặc sắc trong đời sống của dân tộc Tày. Pụt Kỳ Yên được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, đôi khi xen kẽ 6 chữ 7 chữ hoặc cũng có thể là 8, 9 chữ. Sự linh hoạt chuyển đổi về số lượng câu, chữ và đặc biệt ở cách gieo vần trong từng câu đã góp phần mở rộng, phát triển và làm phong phú thêm giai điệu, tiết tấu của Pụt. Cuốn sách được chia thành 2 phần, phần 1 là phần được viết bằng nguyên bản tiếng Tày. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:43:20 PM +00:00

Văn hóa truyền thống: Khảo cứu - Phần 2

Cuốn sách Văn hóa truyền thống: Khảo cứu - Phần 2 gồm có những nội dung sau: Triều đại nhà Đinh, tăng lục Trương Ma Ni và Ma Ni giáo; hai chữ quan họ trong thư tịch cũ; hát quan họ - giải thích nguồn gốc từ kí ức bản quán; gốc tích mâm ngũ quả ngày tết; ông ba mươi và đêm ba mươi; tên hiệu Đức Thánh Chèm và Thánh Gióng; chốn thờ tự nên trang trí loại chữ gì? “con cò mà đi ăn đêm” nói ngược - ngụ ngôn - trữ tình; về bài thơ “Vọng Lư Sơn Bộc Bố” trong sách giáo khoa; khảo về “chằm” và “trải” trong tiếng Việt cổ qua “Cư Trần Lạc Đạo Phú” của Trần Nhân Tông;…

4/10/2023 8:43:13 PM +00:00

Văn hóa truyền thống: Khảo cứu - Phần 1

Cuốn sách Văn hóa truyền thống: Khảo cứu - Phần 1 gồm có những nội dung sau: Lĩnh Nam Chích Quái - từ điểm nhìn văn hóa; “Di Tích Đàn Xã Tắc” chính là nơi thờ hậu tắc, thủy tổ nhà Chu; về hai lần lập xã đàn và thờ xã thần dưới đời vua Lý Công Uẩn; tấm bia Hoa Lâm Tam Bảo Thị (1656) thêm một tư liệu đáng tin cậy về Lý Công Uẩn và vùng Mai Lâm; vấn đề mộ tổ nhà Lý - tìm hiểu lại qua “Thiền Uyển Tập Anh”; Thân mẫu Lý Công Uẩn là người bắc ninh; Để hiểu rõ hơn bài “Quốc Tộ” của thiền sư Pháp Thuận; trầm tích Phật giáo trong truyện Hà Ô Lôi; Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc “Quốc Âm Thi Tập” của Nguyễn Trãi;… Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:43:06 PM +00:00

Con người - Nhìn từ phương Đông và hôm nay: Phần 2

Con người - Nhìn từ phương Đông và hôm nay: Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: bản tính và ngôn ngữ: Ngôn ngữ với then máy ứng xử; bản tính và ngôn ngữ: tính lô gích nội tại của ngôn ngữ; nghĩa với ý tưởng; ngôn ngữ với đối tượng và thực tại; chân lý trong ngôn ngữ; tác động của ngôn ngữ và truyền thông; Truyện thuật: Kịch tính - Thời tính;... Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:42:52 PM +00:00

Con người - Nhìn từ phương Đông và hôm nay: Phần 1

Con người - Nhìn từ phương Đông và hôm nay: Phần 1 gồm có những nội dung chính sau: Con người, kết quả của một sự tiến hóa? Hay trái lại, của một thoái hóa? Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật; Vấn đề văn hóa; Văn hóa trong viễn cảnh toàn cầu hóa; Vấn đề xã hội; Xã hội và kinh quốc; Xã hội với tôn giáo và phong hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:42:32 PM +00:00

Nhà ở truyền thống của các dân tộc Việt Nam (Tập 1): Phần 2

Tiếp nối phần 1, cuốn Nhà ở truyền thống của các dân tộc Việt Nam (Tập 1): Phần 2 trình bày những nội dung chính sau: Nhà của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái; nhà của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mèo, Giao; nhà của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hán; nhà của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng, Miến. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:42:14 PM +00:00

Nhà ở truyền thống của các dân tộc Việt Nam (Tập 1): Phần 1

Cuốn sách Nhà ở truyền thống của các dân tộc Việt Nam (Tập 1) giới thiệu sơ lược về đặc điểm thiết kế, cấu tạo, phân bố, kiểu nhà và đặc trưng văn hóa của các nhóm dân tộc ở Việt Nam. Đồng thời, trình bày chi tiết, cụ thể những đặc điểm kiến trúc nhà ở, vị trí địa lý – khí hậu và tình hình phân bố dân cư các dân tộc Việt Nam thuộc các nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Tày Thái, Mèo – Dao, Hán, Tạng, Miến,… Cuốn sách được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung: Đôi nét về địa lý - khí hậu Việt Nam; sơ lược về tình hình phân bố cư dân và dân tộc; nhà của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt, Mường. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:42:02 PM +00:00

Người Chàm xưa và nay: Phần 2

Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Văn hóa Chăm rất phong phú. Trong phần 2 của ebook này, tác giả cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cơ bản tôn giáo của người Chăm, giới thiệu về những độc đáo của tháp Chăm để bạn đọc hiểu thêm về văn hóa cũng như tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Chăm. Mời các bạn cùng đón đọc.

4/10/2023 8:41:48 PM +00:00

Người Chàm xưa và nay: Phần 1

Cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về lịch sử Chăm, người Chăm, văn hóa Chăm,… Sách gồm có 2 chương và được chia thành 2 phần ebook. Phần 1 trình bày về lịch sử tộc Chăm với 3 nội dung chính, đó là: Người tiền Chăm, người Chăm xưa, người Chăm nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:41:38 PM +00:00

Nguyễn Công Trứ: Phần 2

(BQ) Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 trình bày chọn lọc những công trình khảo cứu bài viết của các học giả về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng Nguyễn Công Trứ. Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu từ trước đến nay ở trong nước và ở cả nước ngoài, có thể coi như một “tập đại thành” nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử từ thế kỉ XIX, XX đến đầu thế kỉ XXI này, hi vọng sẽ thuận tiện cho bạn đọc và những nhà nghiên cứu về sau.

4/10/2023 8:41:25 PM +00:00

Nguyễn Công Trứ: Phần 1

(BQ) Cuốn sách này sưu tầm và chọn lọc các tác phẩm của tác phẩm của Nguyễn Công Trứ và những ý kiến đánh giá về ông của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ trước đây và hiện nay để biên soạn. Sách được chia thành 2 phần, phần 1 cuốn sách giới thiệu tới người đọc bài tiểu luận “Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta” của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn và những tác phẩm của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:41:14 PM +00:00

Lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam: Phần 2

Lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam: Phần 2 trình bày những nội dung: Nguồn gốc lịch sử và quá trình tộc người nhóm ngôn ngữ Miêu – Dao; nguồn gốc lịch sử và quá trình tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến; truyền thông ý thức cộng đồng dân tộc Việt Nam của các tộc người thiểu số vùng biên giới phía Bắc; ý thức tộc người của các tộc người thiểu số vùng biên giới phía Bắc; truyền thống đấu tranh dân tộc của các tộc người thiểu số vùng biên giới phía Bắc.

4/10/2023 8:41:06 PM +00:00

Lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam: Phần 1

Cuốn sách “Lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam” là đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết để làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc lịch sử và mối quan hệ của các tộc người thiểu số ở vùng biên giới nước ta với các tộc người ở bên kia biên giới thuộc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Cuốn sách tập trung trình bày trong phạm vi 17 tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ H’mông – Dao và nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Sách được chia thành 2 phần ebook, phần 1 sẽ trình bày những nội dung: Khái quát vùng biên giới phía Bắc về địa lý - tộc người và đặc điểm tộc người; nguồn gốc và quá trình tộc người vùng biên giới phía Bắc; nguồn gốc lịch sử và quá trình tộc người nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.

4/10/2023 8:40:59 PM +00:00

Lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam: Phần 2

Lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam: Phần 2 gồm có những bài viết của các tác giả về thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm đổi mới. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, phục vụ việc nghiên cứu và học tập của bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:39:08 PM +00:00

Lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam: Phần 1

Lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam là kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Cuốn sách gồm một số bài viết của hai tác giả đã được đăng tải trên các tạp chí. Cuốn sách được chia thành 2 phần ebook, ebook phần 1 bao gồm các bài viết liên quan đến quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng và phát triển văn hóa; kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong xây dựng, phát triển văn hóa và bài học dõi với Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:38:57 PM +00:00

Lý luận sử học: Phần 2

Lý luận sử học: Phần 2 gồm có một số bài viết như: Về mối liên hệ giữa văn bản học và sử liệu học; hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hóa - xã hội; một vài suy nghĩ tản mạn về Ngô Sĩ Liên; về các phạm trù bản thể luận của Lê Quý Đôn (trích); về cái gọi là Sự khủng hoảng của chủ nghĩa lịch sử trong thế kỷ XX; triết học lịch sử chủ nghĩa Kant mới Đức; triết học lịch sử của chủ nghĩa thực chứng mới;… Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:37:16 PM +00:00

Lý luận sử học: Phần 1

Cuốn sách bao gồm các bài viết của Giáo sư Hà Văn Tấn về lĩnh vực lí luận sử học, người đọc qua các bài viết có thể tiếp cận tới các vấn đề về tư tưởng sử học, phương pháp sử học,… Cuốn sách được chia thành 2 phần, phần 1 gồm có các bài viết như: Vai trò của lý luận sử học đối với sự phát triển của khoa học lịch sử; mấy suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gích; lịch sử, sự thật và sử học; làng, liên làng và siêu làng (mấy suy nghĩ về phương pháp); biện chứng của truyền thống; về khái niệm dân tộc (nation) của Mác - Ăng-ghen và sự hình thành dân tộc Việt Nam;…. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/10/2023 8:36:16 PM +00:00

Làng xã Việt Nam: Phần 2

Làng xã Việt Nam: Phần 2 trình bày về làng xã Việt Nam qua trường hợp làng Đan Loan. Phần 2 gồm có 3 chương như sau: Chương I: Quá trình thành lập làng; Chương II: Tình hình kinh tế; Chương III: Tình hình chính trị, xã hội và văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

4/10/2023 8:35:01 PM +00:00

Làng xã Việt Nam: Phần 1

Ebook Làng xã Việt Nam: Phần 1 trình bày một số vấn đề chung về làng xã Việt Nam. Phần này gồm có 5 chương như sau: Chương I - Lịch sử vấn đề, các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương II - Sự ra đời và những biến đổi của làng xã Việt Nam trong tiến trình lịch sử; Chương III - Sự trở lại vị trí của thôn làng truyền thống trong nông thôn Việt Nam hiện nay; Chương IV - Kết cấu kinh tế - xã hội làng Việt cổ truyền; Chương V - Văn hóa xóm làng. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

4/10/2023 8:34:13 PM +00:00