Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi cá mú (Epinephalus sp.) trong lồng ở tỉnh Kiên Giang

Nghiên cứu hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá mú trong lồng ở tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ tháng 4/2020 đến tháng 8/2020 ở ba huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các bản tin thủy sản, các tạp chí, báo cáo đề tài, dự án có liên quan và phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nuôi cá mú (30 hộ/ huyên) bằng bộ câu hỏi đã được kiểm định thực tế.

4/6/2023 8:20:57 PM +00:00

Một số đặc điểm sinh học cá niên (Onvchostoma gerlachi) ở tỉnh Kon Tum

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học cá niên là rất cần thiết; Kết quả thu được từ đề tài là cơ sở khoa học rất bổ ích cho những định hướng nghiên cứu về sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá niên, góp phần phát triển đa dạng hóa các loài và mô hình nuôi, đề xuất hướng khai thác bảo vệ lợp lý nguồn lợi thủy sản nói chung và cá niên nói riêng trong vùng.

4/6/2023 8:20:50 PM +00:00

Mô tả loài cá Chiên bẹt Pareuchiloglanis sp. (Siluriformes: Sisoridae) ở lưu vực sông Đà, địa phận huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Bài viết cũng chỉ ra điểm khác biệt về hình thái giữa Pareuchiloglanis sp. với các loài có chung đốm vàng ở mặt lưng. Sự ghi nhận thêm loài này cho thấy tiềm năng đa dạng sinh học của giống Pareuchiloglanis ở thượng lưu sông Hồng. Kết quả này cung cấp những thông tin quan trọng cho nghiên cứu tiếp theo về phân loại học giống cá này ở Bắc Việt Nam.

4/6/2023 8:17:09 PM +00:00

Giống ốc cạn Dioryx benson, 1859 (Gastropoda: Alycaeidae): Dẫn liệu tại Việt Nam và danh sách loài cập nhật trên thế giới

Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái và môi trường sống khác nhau, như các vùng núi cao, rừng trên núi đá vôi, dãy núi đá vôi, đặc biệt là dãy Trường Sơn. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài ốc cạn. Giống ốc cạn Dioryx có phạm vi phân bố từ khu vực Đông Nam dãy Himalaya đến Đài Loan (Trung Quốc) ở phía Đông, mở rộng xuống phần phía Bắc của bán đảo Mã Lai.

4/6/2023 8:17:03 PM +00:00

Đa dạng thành phần loài Gastropoda nước ngọt nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Khảo sát và thu mẫu ốc nước ngọt tại Thừa Thiên Huế được tiến hành từ tháng 5/2018 - 7/2020. Kết quả phân tích đã xác định được 20 loài thuộc 16 giống, 8 họ, 2 phân lớp Caenogastropoda và Heterobranchia. Trong danh sách, có 3 loài (Filopaludina martensi, Gabbia fuchsiana, Parafossarulus manchouricus) bổ sung cho khu hệ ốc nước ngọt ở Thừa Thiên Huế và 2 loài đặc hữu ở Việt Nam (Sulcospira dakrongensis, S. tourannensis).

4/6/2023 8:16:40 PM +00:00

Ảnh hưởng đồng thời của hình thức và mật độ nuôi tới tỉ lệ sống, sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của tu hài (Lutraria rhynchaena) tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu này tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của hình thức nuôi và mật độ lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của tu hài thương phẩm tại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh. Tu hài có chiều dài ban đầu 18,36 mm/con và khối lượng trung bình đạt 4,12 g/con được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu ban đầu.

4/6/2023 8:15:47 PM +00:00

Ương nuôi cá giống nước ngọt với 35 câu hỏi đáp

Cuốn sách Ương nuôi cá giống nước ngọt với 35 câu hỏi đáp giúp người đọc có thêm kiến thức mới hiểu biết nhiều hiện tượng khoa học phong phú và hấp dẫn, giúp ích cho công việc nuôi cá của thế kỷ 21 được tốt hơn. Cuốn sách chẳng những cần thiết cho những người làm nghề thủy sản, mà còn bổ ích cho tất cả những bạn đọc yêu thích thiên nhiên muốn tìm hiểu về thế giới sinh vật trong nước.

4/6/2023 3:54:30 PM +00:00

Phân lập và khảo sát hoạt tính xâm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila của thực khuẩn thể từ các ao nuôi cá tra ở Tiền Giang

Với mục tiêu phân lập, tuyển chọn và khảo sát đặc điểm sinh học của các dòng thực khuẩn thể làm tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng để kiểm soát bệnh xuất huyết trên cá tra gây ra do A. hyrophila, 26 dòng thực khuẩn thể đã được phân lập bằng phương pháp Plaque Assay từ 100 mẫu nước ao nuôi cá ở tỉnh Tiền Giang.

4/6/2023 2:43:12 PM +00:00

Khảo sát sự xuất hiện và ảnh hưởng của hiện tượng axit hóa đại dương đến hệ sinh thái và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở vùng biển Quảng Trị - Khánh Hòa

Trong nghiên cứu này, 34 vị trí nằm tại độ sâu 50-100m nước thuộc vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa được khảo sát các chỉ tiêu về % CaCO3 trong trầm tích, % forams trôi nổi (%P), đa dạng sinh học, mật độ forams/gram trầm tích. Kết quả cho thấy có 8 vị trí có đồng thời tất cả các chỉ thị trên thấp hơn hẳn so với các vị trí còn lại, chứng tỏ rằng trầm tích và hệ sinh vật vỏ vôi tại đây đã bị hòa tan rất mạnh do chịu ảnh hưởng của hiện tượng axit hóa đại dương tại khu vực.

4/6/2023 2:35:15 PM +00:00

Phân tích, đánh giá hàm lượng một vài lim loại trong thịt cá lóc (Channa maculata) nuôi ở khu vực xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp AAS

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (AAS) được áp dụng để xác định hàm lượng cadimi, đồng, chì, mangan và kẽm trong thịt cá lóc nuôi ở khu vực xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho giới hạn phát hiện thấp. Kết quả này cho thấy hàm lượng của đồng, chì, mangan và kẽm trong cá lóc là: (0,466 mg/kg tươi; 0,080 mg/kg tươi; 1,483 mg/kg tươi và 7,042 mg/kg tươi), nằm trong giới hạn cho phép theo quy định 46/BYT 2007.

4/6/2023 2:33:32 PM +00:00

Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính sinh học của sophorolipids từ quá trình lên men chủng candida bombicola sử dụng mỡ cá tra

Nghiên cứu trình bày việc tiến hành thu nhận và khảo sát một số hoạt tính sinh học của sophorolipids từ quá trình lên men chủng Candida bombicola sử dụng mỡ cá tra - nguồn phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

4/6/2023 2:32:38 PM +00:00

Hàng rào kỹ thuật thương mại của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam

Trong nghiên cứu này, hướng tới việc đưa ra một số giải pháp từ nhiều khía cạnh khác nhau cho người nông dân, doanh nghiệp và các kiến nghị tới chính phủ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng xuất khẩu sang Nhật Bản để mở rộng thị phần thủy sản của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Mời các bạn tham khảo!

4/6/2023 1:50:56 PM +00:00

Một số đặc điểm ống tiêu hóa và chỉ số sinh trắc ruột của loài Butis butis (Hamilton, 1822)

Nghiên cứu đã cung cấp một số đặc điểm về ống tiêu hóa và sự biến động của chỉ số sinh trắc ruột (RGL) theo giới tính, mùa vụ và địa điểm của loài cá Butis butis (Hamilton, 1822). Qua phân tích 715 mẫu cá (412 đực và 303 cái) thu được tại 4 địa điểm gồm: Duyên Hải - Trà Vinh (TV), Trần Đề - Sóc Trăng (ST), Hòa Bình - Bạc Liêu (BL) và Đầm Dơi - Cà Mau (CM) cho thấy, B. butis có miệng dưới hàm có hai hàng răng, răng hàm ngoài lớn hơn răng hàm trong.

4/6/2023 12:18:04 PM +00:00

Chỉ tiêu sinh sản của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bố mẹ đã qua chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng

Nghiên cứu thu thập số liệu nuôi vỗ và sinh sản trên 14 và 8 cơ sở sản xuất giống cá tra, với nguồn cá đã qua chọn lọc tăng trưởng nhanh thế hệ thứ 3, nhận cá trong năm 2017 và 2018, sinh sản năm 2019 và 2020 tương ứng sinh sản năm thứ nhất và năm thứ hai. Các chỉ tiêu thành thục và sinh sản được thu thập thông qua sổ ghi chép.

4/6/2023 12:12:02 PM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá hồng mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii) tại thành phố Hồ Chí Minh

Cá hồng mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii) là loài cá cảnh nhập nội có giá trị kinh tế trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay ở nước ta chưa ghi nhận được nghiên cứu nào về đặc điểm sinh sản của loài cá này. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá hồng mi Ấn Độ được thực hiện tại Tp. HCM từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 7 năm 2021.

4/6/2023 12:11:55 PM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ, chế độ ăn và điều kiện ánh sáng lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể

Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột như mật độ cao, chế độ cho ăn thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp và điều kiện chiếu sáng được khảo sát nhằm tìm giải pháp nâng cao tỷ lệ sống cá tra ở giai đoạn 10 ngày tuổi đầu, trong điều kiện ương trên bể, với điều kiện môi trường kiểm soát được.

4/6/2023 12:11:49 PM +00:00

Nghiên cứu quy trình sản xuất giống ngao móng tay chúa (Cultellus maximus)

Nghiên cứu này nhằm xây dựng được quy trình sản xuất giống ngao móng tay chúa (Cultellus maximus). Nghiên cứu tiến hành khảo sát bốn yếu tố là độ mặn, thức ăn, mật độ ương và vật liệu nền đáy. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa từ giai đoạn trôi nổi đến giai đoạn đáp đáy cho thấy độ mặn nước ở mức 30‰ cho tỉ lệ sống cao nhất (4,0±1,1%); tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về tỉ lệ sống giữa nghiệm thức độ mặn 30‰ và độ mặn 25‰ (tỉ lệ sống đạt 3,8±1,21%).

4/6/2023 12:11:42 PM +00:00

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) ở giai đoạn nuôi thương phẩm

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Thí nghiệm được tiến hành ở mật độ 10, 20 và 30 cá thể/m2 với ba lần lặp lại ở mỗi mật độ. Những cá thể ngao móng tay chúa giống có chiều dài ban đầu là 3,1±0,8 cm (trọng lượng 1,34±0,19 g/cá thể). Sự tăng trưởng về trọng lượng sống và chiều dài vỏ được đo hàng tháng ở ba nghiệm thức.

4/6/2023 12:11:35 PM +00:00

Kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cơ hội phân lập từ môi trường nước và trầm tích quanh khu vực nuôi trồng thủy hải sản tại vịnh Nha Trang

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở vịnh Nha Trang, đề tài này được tiến hành với mục tiêu kiểm nghiệm khả năng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh cơ hội phân lập từ nước và trầm tích quanh khu vực lồng nuôi tôm/cá.

4/6/2023 1:26:05 AM +00:00

Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ một số loài mực ở Khánh Hòa

Hoạt tính chống oxy dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH của cao chiết thô bằng ethyl acetat và methanol từ túi, cơ, nang của 5 loài mực (Uroteuthis chinensis, Uroteuthis sibogae, Uroteuthis duvaucelii, Sepia esculenta, Sepioteuthis lessoniana) thu ở Khánh Hòa đã được khảo sát. Hoạt tính này dao động từ 4,21% (cao chiết ethyl acetat từ túi mực U. chinensis) đến 54,51% (cao chiết methanol từ cơ S. esculenta.

4/6/2023 1:25:59 AM +00:00

Một số đặc tính hóa lý của nano hydroxyapatite thu nhận từ xương cá chẽm Lates calcarifer

Phụ phẩm xương cá là nguồn thu nhận hydroxyapatite (HAp) khá dồi dào. Việc điều chế HAp từ xương cá không những góp phần nâng cao giá trị phụ phẩm mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trong nghiên cứu này, nano hydroxyapatite được thu nhận thành công từ xương cá chẽm Lates calcarifer thu mua từ công ty xuất khẩu thủy hải sản ở Khánh Hòa. Xương cá được xử lí kiềm và sau đó được nung ở 600oC trong các khoảng thời gian khác nhau là 1, 2 và 4 giờ.

4/6/2023 1:25:52 AM +00:00

Ảnh hưởng của astaxanthin bổ sung vào thức ăn lên hiệu quả sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng cá khoang cổ Nemo Amphiprion ocellaris (Cuvier, 1830)

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của Astaxanthin được bổ sung vào thức ăn cá bố mẹ đến các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng của cá khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris (Cuvier, 1830). Thí nghiệm được thực nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 5 hàm lượng Astaxanthin (Carophyll Pink 10% CWS) khác nhau: 0, 50, 100, 150 và 200 mg/kg bổ sung vào thức ăn.

4/6/2023 1:25:46 AM +00:00

Nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện xử lý và tách chiết collagen từ da cá bò gai móc Monacanthus chinensis (Osbeck, 1765)

Da cá bò gai móc Monacanthus chinensis được xử lý để tách chiết collagen bằng phương pháp hóa học. Tạp chất phi collagen được xử lý bằng NaOH, sắc tố của da cá được loại bỏ bằng H2O2 và chiết tách collagen bằng acid acetic. Điều kiện xử lý và tách chiết collagen được tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Nồng độ, tỷ lệ da/dung dịch (g/ml) và thời gian ngâm được kiểm chứng thực nghiệm.

4/6/2023 1:25:39 AM +00:00

Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá được thành phần và phân bố của quần xã cá rạn san hô tại 24 trạm thuộc 3 khu vực bao gồm Ninh Hải, Phước Dinh và Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn từ năm 2018–2019. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 301 oài thuộc 131 giống và 49 họ cá rạn san hô, trong đó họ cá bàng chài (Labridae): 55 loài, cá thia (Pomacentridae): 46 loài và cá bướm (Chaetodontidae): 26 loài là những họ chiếm tỉ lệ cao nhất.

4/6/2023 1:25:31 AM +00:00

Xác định bãi đẻ một số nhóm cá trong vịnh Nha Trang

Bài viết trình bày kết quả về xác định bãi đẻ của một số loài cá trong vịnh Nha Trang, được thu mẫu đại diện vào tháng 9/2018, 11/2018, 5/2019 và 7/2019. Kết quả phân tích dựa vào phân bố của mật độ chung và ở các giai đoạn phát triển của trứng cá, phân tích quyết định hình cây (Decision Trees) từ mật độ trứng, vị trí trạm và tháng bằng thuật toán CHAID, cho phép ước lượng tương đối chính xác khu vực bãi đẻ tập trung của cá cơm sọc xanh (Encrasicholina punctifer Fowler, 1938) và các loài thuộc giống cá mó Scarus.

4/6/2023 1:25:24 AM +00:00

Thành phần loài và phân bố của rong biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên

Khảo sát về thành phần loài rong biển tại vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên được thực hiện từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 103 loài rong biển nâng tổng số loài rong biển ở tỉnh Phú Yên lên 133 loài, đã ghi nhận thêm 81 loài mới cho vùng địa lý Phú Yên. Trong 103 loài rong biển, ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 4 loài, ngành rong đỏ (Rhodophyta) có 38 loài, ngành rong nâu (Ochrophyta) có 24 loài và ngành rong lục (Chlorophyta) có 37 loài.

4/6/2023 1:25:07 AM +00:00

Đánh giá hiệu quả trồng phục hồi san hô tại một số khu bảo tồn biển phía Nam Việt Nam

Bài viết này trình bày kết quả phục hồi san hô tại một số khu vực như: Khu Ramsar Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bãi Cát Lớn thuộc Hòn Bảy Cạnh và Đất Dốc thuộc vịnh Côn Sơn năm, năm 2018–2020); Khu BTB Lý Sơn, Quảng Ngãi (Dinh Tam Tòa - Đảo Lớn, năm 2015–2018); Khu BTB Phú Quốc (Hòn Dâm Ngang và Hòn Thơm, năm 2008).

4/6/2023 1:25:01 AM +00:00

Nghiên cứu sự tẩy trắng của san hô tại các vùng biển Nha Trang, Ninh Thuận, Côn Đảo và Phú Quốc, tháng 6–7 năm 2019

Nhóm san hô dạng cành Acropora ở các vùng Nha Trang. Ninh Thuận và Phú Quốc có tỷ lệ tẩy trắng rất cao, trong khi tại Côn Đảo thì ngược lại. Các giống Porites, Montipora, Millepora đều bị tẩy trắng cao ở các vùng trong khi 2 giống Galaxea và Diploastrea hầu như không bị ảnh hưởng.

4/6/2023 1:24:51 AM +00:00

Biến thiên trường nhiệt độ và gió ở vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận và quan hệ có thể với hiện tượng tẩy trắng san hô

Nhiệt độ và gió trên bề mặt biển là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của rạn san hô ở các vùng biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ấm lên của nước biển trong điều kiện chế độ gió duy trì yếu, được đánh giá là mối đe dọa lớn đến hiện tượng tẩy trắng rạn san hô ở vùng biển các tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận.

4/6/2023 1:24:35 AM +00:00

Nghiên cứu thành phần dạng phân tử lớp chất phosphatidylethanolamine của lipid mẫu san hô mềm Sinularia flexibilis theo các thời điểm khác nhau trong năm

Các mẫu san hô mềm Sinularia flexibilis thu thập trong tháng 2, 5, 8, 11 tại vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa. Hàm lượng các dạng phân tử trong lớp chất phosphatidylethanolamine trong lipid các mẫu san hô thu được đã được xác định. Nhận dạng được 14 dạng phân tử PE, trong đó dạng phân tử alkenylacyl PE 18:1e/20:4 có hàm lượng cao nhất, dao động từ 51,35–63,16% trong 4 mẫu, cao nhất ở mẫu thu tháng 8 và thấp nhất ở mẫu thu tháng 11.

4/6/2023 1:18:02 AM +00:00