Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 16/2020

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 16/2020 trình bày các nội dung chính sau: Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng, khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm, khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại Đồng bằng sông Cửu Long,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:44 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 13/2019

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 13/2019 trình bày các nội dung chính sau: Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước, thực nghiệm mô hình luân canh tôm sú – lúa xen canh tôm càng xanh toàn đực, thử nghiệm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:35 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 12/2018

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 12/2018 trình bày các nội dung chính sau: Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:27 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 11/2018

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 11/2018 trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu mô phỏng tối ưu tỉ lệ ghép phối, hiệu quả chọn lọc và cận huyết giữa các quần thể cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chọn giống, tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam, nghiên cứu sự biến đổi một số yếu tố chất lượng nước và xác định mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:18 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 10/2017

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 10/2017 trình bày các nội dung chính sau: Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus Gmelin, 1791), kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc, thử nghiệm in vitro đối với kháng sinh thích hợp trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:10 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 09/2017

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 02/2017 trình bày các nội dung chính sau: Ảnh hưởng của 17α - methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata), sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp, thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:01 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 08/2016

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 09/2016 trình bày các nội dung chính sau: So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm, Tương quan di truyền dương giữa tính trạng kháng bệnh gan thận mủ và tăng trưởng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), quy trình phân tích đoạn cytochrome b trên các mẫu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus),... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:50 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 07/2016

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 07/2016 trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong, đánh giá sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của các liều heat shock protein lên các thông số miễn dịch của tôm sú,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:40 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 06/2015

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 06/2015 trình bày các nội dung chính sau: Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản, phân tích hệ phiên mã tôm sú Penaeus monodon, nuôi cấy mô rong sụn (Kappaphycus alvarezii, Doty): Kết quả bước đầu về tạo mô sẹo trong phòng thí nghiệm, ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:30 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 05/2015

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 05/2015 trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá đa dạng di truyền các quần thể tôm sú bố mẹ (Penaeus monodon) và nguồn vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống theo tính trạng tăng trưởng, kết quả ban đầu sinh sản cá trà sóc (Probarbus jullieni Sauvage, 1880), sử dụng tảo Isochrysis galbana làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Meretrix lyrata,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:20 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014 trình bày các nội dung chính sau: Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm, đánh giá nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú Penaeus monodon, các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỉ lệ sống ở kích cỡ đánh dấu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT thế hệ 15,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:12 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 03/2014

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 03/2014 trình bày các nội dung chính sau: Tạo tôm càng xanh toàn đực Macrobrachium rosenbergii nhờ bất hoạt gen insulin-like tuyến đực qua công nghệ can thiệp RNA, ước tính các thông số di truyền của chương trình chọn giống thương mại trên cá tuyết (Gadus morhua) tại Na Uy, một số đặc tính của tinh trùng và ảnh hưởng các cation lên hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775),... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:42:03 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 02/2013

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 02/2013 trình bày các nội dung chính sau: So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt, ảnh hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống, các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng trên cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.),... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:41:49 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 01/2013

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 01/2013 trình bày các nội dung chính sau: Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) nuôi tại Vũng Tàu, ước tính phát thải của ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:41:39 AM +00:00

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục

Chuyên đề phân tích “Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục” được xem là bước đệm, là cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu thực nghiệm mô hình chuẩn, góp phần tìm ra mô hình sản xuất ổn định về năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người dân trên các vùng sinh thái bán đảo Cà Mau.

12/29/2020 11:41:32 AM +00:00

Độ dài miễn dịch của cá tra sau khi tiêm vaccine sốc nhiệt phòng bệnh gan thận mủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá độ dài đáp ứng miễn dịch của cá tra sau khi tiêm vaccine bất hoạt sốc nhiệt phòng bệnh do Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra. Chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được phân lập từ mẫu cá tra bệnh gan thận mủ thu tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. E. ictaluri được nhân sinh khối sau đó được gây sốc nhiệt và sản xuất vaccine bất hoạt.

12/29/2020 11:41:25 AM +00:00

Phát triển quy trình đặc hiệu PCR chẩn đoán IHHNV cho type lây nhiễm trên tôm sú nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Virus gây bệnh nhiễm trùng và hoại tử tế bào máu (IHHNV) là nguyên nhân gây chết trên tôm xanh và hội chứng biến dạng và còi cọc chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú nuôi. Để chẩn đoán virus này có rất nhiều phương pháp đã được ứng dụng như mô học, lai in situ, kính hiển vi điện tử…. Phương pháp PCR được xem là một trong những phương pháp hiện đại, nhanh chóng và đặc hiệu để chẩn đoán virus IHHN lây nhiễm trên tôm.

12/29/2020 11:41:19 AM +00:00

Thử nghiệm hiệu quả bảo vệ của thức ăn bổ sung kháng thể kháng E. ictaluri đối với bệnh gan thận mủ trên cá tra Pangasianodon hypophthalmus

Bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra là một trong những bệnh quan trọng trên cá tra nuôi ở ĐBSCL. Nghiên cứu này nhằm thử nghiệm hiệu quả của thức ăn bổ sung kháng thể gà IgY kháng đặc hiệu E. ictaluri trong phòng và trị bệnh gan thận mủ.

12/29/2020 11:41:13 AM +00:00

Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích đạm tiêu hóa trong thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Độ tiêu hóa protein là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm phát triển các phương pháp in vitro xác định nhanh protein tiêu hóa, thay thế phương pháp nuôi thử nghiệm in vivo.

12/29/2020 11:41:06 AM +00:00

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra

Báo cáo này thu thập và phân tích số liệu về điều kiện khí hậu và thủy văn các tỉnh ven sông Tiền sông Hậu (trong giai đoạn 2006-2010) để đánh giá tác động của những điều kiện này đến việc phát triển nghề nuôi cá tra trong vùng, phục vụ cho việc quy hoạch các vùng nuôi.

12/29/2020 11:41:00 AM +00:00

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt

Cá bông lau không sinh sản tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt mà cần phải có sự tác dụng của kích dục tố. Đối với cá cái dùng phương pháp tiêm nhiều liều, bao gồm 4 liều dẫn là 500 UI HCG/kg hoặc não thùy tươi của cá chép (3 kg cá cho não dùng cho 8 kg cá nhận não), một liều sơ bộ 1.500 UIHCG/kg và một liều quyết định 6.000 UI HCG/kg.

12/29/2020 11:40:53 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống

Nghiên cứu xác định mật độ và lượng thức ăn tối ưu cho tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh ở cá tra hương 21 ngày tuổi ương lên cá giống. Cá hương 21 ngày tuổi được bố trí vào giai ương kích thước 3 m2 đặt trong ao. Sáu nghiệm thức về mật độ là 100 con/m2 , 125 con/m2 , 150 con/m2 , 175 con/m2 , 200 con/m2 , 225 con/m2 và 2 mức về lượng thức ăn được thiết kế. Mỗi nghiệm thức mật độ và thức ăn được lặp lại 3 lần.

12/29/2020 11:40:47 AM +00:00

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng trên cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.)

Đề tài ‘Đánh giá các thông số di truyền và hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.)’ tập trung vào việc tạo quần thể ban đầu của cá rô phi đỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long cho hai môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ mặn.

12/29/2020 11:40:40 AM +00:00

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn

Đề tài ‘Đánh giá các thông số di truyền và hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.)’ tập trung vào việc tạo quần thể ban đầu của cá rô phi đỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long cho hai môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ mặn.

12/29/2020 11:40:34 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng của quần thể vi tảo Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.

12/29/2020 11:40:27 AM +00:00

Tái tạo nguồn dinh dưỡng từ bùn thải cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm làm phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt

Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng nguồn chất thải rắn trong các hệ thống nuôi cá tra thương phẩm làm phân hữu cơ, để xử lý chất thải rắn giảm ô nhiễm và tái tạo chất thải tạo sản phẩm có giá trị. Chất thải rắn từ ao nuôi truyền thống và hệ thống nuôi tuần hoàn được thu thập và ủ với rơm làm phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí trong 60 ngày.

12/29/2020 11:40:19 AM +00:00

Phân lập và khảo sát đặc tính probiotic của các chủng Bacillus spp. từ môi trường ao nuôi cá tra tại tỉnh Đồng Tháp

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2013 đến tháng 8/2013 tại Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. Vật liệu cho quá trình phân lập (bao gồm 40 mẫu hệ tiêu hóa cá tra giống và thương phẩm, 6 mẫu nước và 6 mẫu bùn ao nuôi cá tra) được thu thập từ hai huyện Thanh Bình và Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp.

12/29/2020 11:40:07 AM +00:00

Độc lực của các chủng Vibrio đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh độc lực của các chủng vi khuẩn Vibrio campbellii (LMG21363), V. harveyi (BB120) và V. harveyi (LMG11226) đối với tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng P. vannamei sạch bệnh.

12/29/2020 11:40:00 AM +00:00

Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt (Cherax quadricarinatus, Von Martens, 1858) đối với hạt đậu nành, hạt đậu bò, và thức ăn viên công nghiệp

Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt Cherax quadricarinatus ở giai đoạn ấu niên (5,3 ± 1,7 g) và thành thục (41,5 ± 5,3 g) đã được khảo sát. Trong thí nghiệm 1, tôm ấu niên được cho ăn với đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên công nghiệp một cách riêng lẻ; trong khi tôm thành thục được khảo sát với hai loại thức ăn trên và thêm một loại khác nữa là hạt đậu bò. Trong thí nghiệm 2, cả hai nhóm tôm được cho ăn đồng thời đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên nhằm xác định loại thức ăn ưa thích của tôm.

12/29/2020 11:39:54 AM +00:00

Ảnh hưởng của sự oxy hóa và liều lượng Vitamin E trong thức ăn lên sự tăng trưởng và chất lượng phi lê ở cá Hồi Đại Tây Dương

Sự ảnh hưởng của thức ăn có chứa lipid đã bị oxy hóa và vai trò của vitamin E lên sự tăng trưởng và chất lượng phi lê của cá Hồi Đại Tây Dương (Salmon salar L.) đã được đánh giá sau giai đoạn thử nghiệm 79 ngày. Năm trăm sáu mươi con cá hồi với trọng lượng trung bình ban đầu là 2,12kg đã được bố trí vào 8 lồng và cho ăn với bốn loại thức ăn khác nhau.

12/29/2020 11:39:48 AM +00:00