Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ứng dụng phương pháp tập huấn được tổ chức tại hiện trường do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) xây dựng và phát triển. Lớp học hiện trường được áp dụng cho nông dân đang canh tác trên mô hình tôm - lúa tại tỉnh Bạc Liêu.

12/29/2020 11:47:10 AM +00:00

Đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp quan trắc sản lượng

Nghề khai thác thủy sản (KTTS) nội địa vùng ĐBSCL hiện không đóng góp nhiều về sản lượng cho toàn vùng, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng đối với người dân địa phương, đặc biệt là với những người khai thác thủy sản và cư dân vùng sâu vùng xa. Bài viết đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản nội địa thì việc thiết lập các trạm quan trắc là cách tiếp cận tương đối tốt và khá phù hợp với điều kiện về nhân lực và tài chính thực hiện.

12/29/2020 11:47:03 AM +00:00

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Các thông số di truyền và tương quan di truyền của hai tính trạng mức độ sinh sản và hiệu quả sinh sản với khối lượng cá mẹ được ước tính trên quần thể cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) chọn giống tại ĐBSCL. Tính trạng mức độ sinh sản gồm các chỉ tiêu tổng số trứng (NEGG) và khối lượng trứng (EGGW) của 1 cá mẹ; tính trạng hiệu quả sinh sản gồm các chỉ tiêu số trứng thụ tinh (FEGG), tỉ lệ thụ tinh (FER, %), tỉ lệ nở (HAT, %) và tỉ lệ sống cá bột 10 ngày tuổi (SUR, %).

12/29/2020 11:46:57 AM +00:00

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra ương từ bột lên hương 27 ngày trên bể xi măng 15 m2 theo các mật độ và lượng thức ăn công nghiệp sử dụng khác nhau được đánh giá. Thí nghiệm thực hiện ở hai mật độ khác nhau 1.335 con/m2 (MĐ1) và 2.000 con/m2 (MĐ2) và trong từng mật độ hai mức thức ăn công nghiệp được áp dụng (LTA1 và LTA2).

12/29/2020 11:46:51 AM +00:00

Kết quả lưu giữ và sinh sản nhân tạo cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei Smith, 1931)

Đàn cá vồ cờ gồm 22 con có nguồn gốc từ tự nhiên, được tập hợp ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long. Cá sống tốt trong điều kiện nuôi nhốt, đạt tỷ lệ sống 100%. Tỷ lệ thành thục đạt thấp 18,2% do đàn cá được tập hợp qua nhiều năm khác nhau nên kích cỡ và độ tuổi không đồng đều. Đối với cá cái dùng phương pháp tiêm 2 liều, liều sơ bộ dùng 500 UI HCG/kg, liều quyết định dùng 2.500 - 3.000 UI HCG/kg. Cá đực chỉ tiêm một liều 2.000 UI/kg. Thời gian hiệu ứng kích dục tố từ 10 - 12 giờ.

12/29/2020 11:46:44 AM +00:00

Đánh giá ảnh hưởng của ba loại chiết xuất thảo dược đến sự biểu hiện gen của tế bào cá mú Epinephelus coioides

Trong nghiên cứu thử nghiệm đối với ba loại chiết xuất từ thảo dược (Houttuynia cordata, Polygonum cuspidatum và Astragalus spp.) nhằm khảo sát khả năng ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen trên tế bào GK của cá mú bông. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nồng khác nhau ở thảo dược Houttuynia cordata và Polygonum cuspidatum (1μL; 5μL và 10μL), 2 nồng độ với Astragalus spp..

12/29/2020 11:46:38 AM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng rong biển Ulva prolifera như là nhân tố lọc sinh học để giảm thiểu chất thải nitrogen trong hệ thống nuôi cá cam Nhật Bản (Seriolla quinqueradiata)

Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, kéo theo đó các hệ lụy từ nguồn nước thải đang gây tác động không nhỏ đến môi trường. Nhận thức được vấn đề này, nhiều phương pháp nuôi thủy sản mới đang được ứng dụng rộng rãi để tái sử dụng nguồn nước đồng thời giảm thiểu lượng nước thải vào môi trường và qua đó giải quyết vấn đề tích lũy của nitrogen trong môi trường nước.

12/29/2020 11:46:32 AM +00:00

Sự hiện hiện của các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và vi bào tử trùng trên tôm giống và tôm nuôi nước lợ ở ĐBSCL năm 2018

Nghiên cứu được thực hiện trên 800 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu và ĐBSCL và 151 mẫu tôm nuôi nuớc lợ được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh. Mẫu tôm được thu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2018, và được kiểm tra một số mầm bệnh nguy hiểm như WSSV, Vibrio parahaemolyticus và EHP bằng phương pháp PCR.

12/29/2020 11:46:25 AM +00:00

Hiệu quả ứng dụng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Bố trí 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng cho thử nghiệm, trong đó 3 ao nuôi thí nghiệm ứng dụng hệ thống quan trắc (e-AQUA) với 2 điểm đo/ao và 3 ao đối chứng.

12/29/2020 11:46:18 AM +00:00

Khảo sát chất lượng một số nguyên liệu thức ăn theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản

Chất lượng nguyên liệu thức ăn có vai trò và ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi. Nghiên cứu này tập trung khảo sát, đánh giá chất lượng nguyên liệu thức ăn theo hướng đảm bảo các tiêu chí về an toàn sức khỏe vật nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nguyên liệu thức ăn được khảo sát bao gồm các nguyên liệu cung cấp protein phổ biến có nguồn gốc động và thực vật tại các cơ sở cung cấp nguyên liệu và sản xuất thức ăn thủy sản.

12/29/2020 11:46:12 AM +00:00

Nghiên cứu bổ sung chế phẩm ecdysone tạo cua (Scylla serrata) lột

Nghề nuôi cua đã và đang được mở rộng và phát triển ở nhiều vùng nuôi ở nước ta trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế mang lại. Đặc biệt sản phẩm cua lột rất được ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng và lợi nhuận cao.

12/29/2020 11:46:04 AM +00:00

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước

Bảo tồn và sinh sản nhân tạo cá chạch lấu, cá lăng vàng được tiến hành tại Trung tâm Giống Thủy sản Bình Phước từ năm 2017-2019. Cá bố mẹ được tập hợp từ nguồn tự nhiên ở các hồ lớn tại Bình Phước. Cá chạch lấu được nuôi vỗ trong giai đặt trong ao, và cá lăng vàng được nuôi vỗ trong ao; và cả hai loài cá này đều được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.

12/29/2020 11:45:58 AM +00:00

Thực nghiệm mô hình luân canh tôm sú – lúa xen canh tôm càng xanh toàn đực

Thực nghiệm này nhằm cải tiến kỹ thuật ương và nuôi xen canh tôm càng xanh (TCX) trong ruộng lúa từ đó nâng cao hiệu quả của mô hình tôm - lúa. TCX được ương 30-45 ngày với mật độ 13 con /m2 . Mật độ nuôi trên ruộng lúa là 1-2 con/m2 . Tại Bạc Liêu, TCX nuôi trong ruộng lúa năng suất đạt 441 kg/ha/vụ, kích cỡ 30-35 con/kg, lợi nhuận 3-11 triệu đồng/ha/vụ.

12/29/2020 11:45:51 AM +00:00

Thử nghiệm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm đo lường các chỉ số giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) trong nuôi tôm thâm canh thông qua việc thực hiện mô hình trình diễn với các giải pháp cải tiến về kỹ thuật và quản lý trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) tại Đồng bằng sông Cửu Long. TCT được thả trong ao đất với mật độ là 80-90 con/m2 ở hai nhóm nghiệm thức thí nghiệm.

12/29/2020 11:45:45 AM +00:00

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro

Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra tính an toàn của cao chiết khổ sâm trong điều kiện in vitro để làm cở sở ứng dụng trong ao nuôi. Thí nghiệm kiểm tra độc tính của cao chiết khổ sâm qua đường ăn được thực hiện với các nồng độ trộn vào thức ăn từ 0 đến 45% (450 g/kg thức ăn).

12/29/2020 11:45:38 AM +00:00

Nghiên cứu điều kiện tối ưu nuôi cấy thu nhận bào tử Bacillus S5 bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM)

Nghiên cứu này nhằm lựa chọn các điều kiện và môi trường lên men phù hợp cho sự sinh trưởng và tạo bào tử của chủng Bacillus S5 để ứng dụng trong sản xuất probiotic cho nuôi trồng thủy sản. Mật độ tế bào OD550nm trong dịch nuôi cấy là thông số được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện lên men. Tối ưu các điều kiện lên men được sử dụng bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM).

12/29/2020 11:45:32 AM +00:00

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (Thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, nhiệt độ và việc có hoặc không bổ sung CO2 lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm để cải tiến và hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira sp. quy mô lớn.

12/29/2020 11:45:25 AM +00:00

Hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi cá tra trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2018

Trong thời gian qua, nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL ngày càng phát triển và là một trong những ngành hàng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra, hoạt động nuôi cá tra quy mô công nghiệp cần phải đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn trong nước và của nước nhập khẩu.

12/29/2020 11:45:18 AM +00:00

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bã sữa đậu nành lên men bán rắn đến tăng trưởng và hình thái ruột của cá rô phi (Oreochromis niloticus)

Xử lý phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng bã sữa đậu nành (BSĐN) ở dạng dễ hấp thu để sử dụng làm thức ăn thủy sản đang được đặc biệt chú trọng. Sản phẩm phụ phẩm bã sữa đậu nành lên men bán rắn bằng vi khuẩn Bacillus subtilis B3 được sử dụng làm nguyên liệu thay thế protein bột cá trong công thức thức ăn (CTTA) cá rô phi được đánh giá và kiểm tra ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa của cá.

12/29/2020 11:45:11 AM +00:00

Nghiên cứu quy trình thủy phân tế bào nấm men thu nhận beta glucan từ bã men bia khô

β-glucan là hợp chất tự nhiên có tác dụng kích thích miễn dịch một cách hiệu quả lên động vật thủy sản. Trong các nguồn thu nhận thì tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được xem là nguồn β-glucan dồi dào từ công nghiệp sản xuất rượu bia. Các phương pháp trích ly đã được áp dụng sao cho sản phẩm đạt được hàm lượng β-glucan cao nhất.

12/29/2020 11:45:04 AM +00:00

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi cá bông lau được thử nghiệm tại huyện Kế Sách và huyện Cù Lao Dung từ 31/01/2018 đến 30/7/2019. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, cá được thực hiện nuôi trên 3 ao cho mỗi huyện với mật độ dao động từ 1-2 con/m2 có sục khí và quạt nước.

12/29/2020 11:44:57 AM +00:00

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Mô hình nuôi tôm sú - lúa luân canh được thực hiện tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ năm 2017-2018 nhằm đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với vùng đất phèn bị nhiễm mặn vào mùa khô. Vụ nuôi tôm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, và vụ lúa Đông Xuân bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

12/29/2020 11:44:51 AM +00:00

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm

Nghiên cứu được thực hiện trên 200 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, 160 mẫu tôm nuôi nước lợ được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, 24 mẫu thức ăn thu từ 8 công ty và 60 mẫu động vật hiện diện trong ao nuôi tôm như ruốc, ốc đinh, cá rô phi, hàu.

12/29/2020 11:44:44 AM +00:00

Khảo sát và đánh giá chất lượng thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ tại đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá thực trạng chất lượng của các loại thức ăn ương nuôi tôm giống nước lợ. Các thức ăn cho ương nuôi tôm giống được sử dụng phổ biến hiện nay đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bao gồm: Artemia, luân trùng và các loại thức ăn tổng hợp.

12/29/2020 11:44:37 AM +00:00

Ảnh hưởng của β-glucan và Lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của β-glucan và Lactobacillus plantarum lên khả năng tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở quy mô phòng thí nghiệm.

12/29/2020 11:44:31 AM +00:00

Sử dụng hình thái đá tai định loại một số loài cá vùng hạ lưu sông Mê Kông

Nghiên cứu này đánh giá tính chính xác của việc định loại tám loài cá (thuộc bảy giống, năm họ và ba bộ) dựa trên đặc điểm hình thái của đá tai bằng phương pháp phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thái đá tai có thể được sử dụng để bổ sung cho mục đích định loại cá.

12/29/2020 11:44:24 AM +00:00

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang

Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2019. Tổng cộng có 78 hộ hành nghề khai thác với 8 loại hình ngư cụ khác nhau và 12 hộ nuôi cá sát sọc với 46 lồng bè neo đậu trên sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đã được phỏng vấn.

12/29/2020 11:44:18 AM +00:00

Các yếu tố tác động lên phát triển bền vững sinh kế nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông Nam Việt Nam

Để đánh giá tiềm năng phát triển của nghề nuôi cá Măng sữa, chúng tôi đã phân tích nghề nuôi theo hướng đáp ứng tốt với các yếu tố tác động lên sinh kế bền vững của nghề nuôi thủy sản ở vùng biển Đông Nam Việt Nam. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy, 4 thành phần của biến độc lập là nhân tố gây tổn thương; nhân tố đầu vào; thể chế chính sách và văn hóa – truyền thống có tác động lên biến trung gian là mức độ bền vững chiến lược sinh kế với hệ số lần lượt là -0,357; 0,167; 0,133 và -0,229.

12/29/2020 11:44:11 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 15/2019

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 15/2019 trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát tính kháng khuẩn của cao chiết quế (Cinnamomum verum) và gừng (Zingiber officinale Rose) tách chiết bằng ethanol đối với các chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập trên cá rô phi giống (Oreochromis spp.), tổng quan về bệnh columnaris trên cá nước ngọt, đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:44:02 AM +00:00

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 14/2019

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 14/2019 trình bày các nội dung chính sau: Sử dụng tảo cô đặc Thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851), hiệu quả ứng dụng công nghệ micronano bubble oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương, hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) ở quy mô trang trại,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

12/29/2020 11:43:53 AM +00:00