Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Ảnh hưởng của 17α-methyltestosteron lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata)

Trong nghiên cứu này, cá bảy màu mẹ đang mang thai được cho ăn thức ăn có chứa 17α- MT với liều 300, 400 và 500 mg/kg thức ăn trong thời gian từ 5 – 9 ngày trước khi đẻ. Kết quả sản xuất được 94,9 - 98,8% cá bảy màu đực, trong đó có thể phân biệt được cá đực XX so với cá đực XY ở 90 ngày tuổi thông qua kích thước thân và hình dạng vây đuôi.

12/29/2020 11:50:27 AM +00:00

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp

Nghiên cứu sinh sản cá lăng vàng được thực hiện tại trại thực nghiệm Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp và Trường trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên Hồng Ngự trong hai năm 2015 và 2016. Cá bố mẹ được thu gom từ tự nhiên khu vực Đồng Tháp.

12/29/2020 11:50:20 AM +00:00

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ cá nâu thích hợp trong mô hình nuôi kết hợp với tôm sú. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ cá nâu (i) 0 con/m3 (đối chứng), (ii) 8 con/m3 , (iii) 12 con/m3 . Tôm sú được nuôi kết hợp ở tất cả các nghiệm thức với mật độ 40 con/ m3 , mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

12/29/2020 11:50:14 AM +00:00

Nghiên cứu vi khuẩn không thuộc nhóm vibrio có khả năng kết hợp với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan

Bài viết trình bày việc lựa chọn Delftiaacidovorans (NCCB 28024) làm chủng tham khảo (RDA) được mua từ Viện CBS của Hà Lan để so sánh với 2 phân lập Delftia giả định (Sh2-4 và So1-40) được sàn lọc từ các trại nuôi tôm ở Thái Lan bằng nuôi cấy và phân tích PCR.

12/29/2020 11:50:08 AM +00:00

Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn nitrate hóa tuyển chọn và ứng dụng của nó trong nuôi trồng thủy sản

Bài viết tổng quan các nghiên cứu về nhóm vi khuẩn này với các điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và hoạt tính nitrate hóa của chúng (như nguồn cacbon, nhiệt độ, pH, cơ chất, chất mang…), lựa chọn một số chủng điển hình để xác định được vị trí phân loại của chúng bằng trình tự gen 16S rRNA, chúng thuộc chi Nitrosomonas và Nitrobacter.

12/29/2020 11:50:01 AM +00:00

Sàng lọc vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập vi khuẩn lactic từ đường ruột cá da trơn tự nhiên và sàng lọc các chủng có khả năng kháng với vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra.

12/29/2020 11:49:55 AM +00:00

Khảo sát hiện trạng thành phần loài thủy sản và dự báo các ảnh hưởng của công trình ngăn mặn đến nguồn lợi thủy sản bắc Bến Tre

Nghiên cứu và đánh giá tác động của các công trình ngăn mặn dự án Thủy lợi Bắc Bến Tre đến nguồn lợi thủy sản để phục vụ cho phát triển bền vững được thực hiện từ tháng 4/2015 đến 4/2016 tại 20 trạm khảo sát với 26 ngư dân tham gia quan trắc thành phần loài và sản lượng khai thác hàng ngày, kết hợp với việc thu mẫu định kỳ hàng tháng qua 5 loại ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến ở địa phương.

12/29/2020 11:49:48 AM +00:00

Đánh giá sự đa dạng sinh học của họ cá bống ở các thủy vực khác nhau trong vùng rừng ngập mặn ven biển Mỏ Ó, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu được thực hiện ở vùng rừng ngập mặn ven biển Mỏ Ó, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhằm xác định thành phần loài và mức độ đa dạng thành phần loài cá bống ở các thủy vực khác nhau làm cơ sở cho hoạt động quản lý và bảo tồn. Mẫu cá được thu bằng vợt ở ba hệ sinh thái chính là Rừng, Bãi bồi và Kênh, sau đó được định danh và ghi nhận số lượng mẫu.

12/29/2020 11:49:42 AM +00:00

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’Tang thuộc tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông là tỉnh có nhiều hồ chứa không những có nhiều chức năng quan trọng như thủy lợi, thủy điện mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản khá đa dạng, phong phú, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng địa phương. Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa hồ Tây và Đắk R’Tang (tỉnh Đắk Nông) được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016, với mục tiêu lập danh mục thành phần loài, xác định sự biến động của các loài cá ở mùa mưa và mùa khô.

12/29/2020 11:49:35 AM +00:00

Đánh giá tác động của thủy sinh vật ngoại lai đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Bài viết tập trung điều tra sự phân bố, đánh giá tác động đề ra các giải pháp quản lý và tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về tác động của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở để tỉnh có kế hoạch phát triển bền vững nhằm giảm thiểu các tác động gây ra đến hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học động vật thủy sản và thực hiện các công ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam đã tham gia.

12/29/2020 11:49:28 AM +00:00

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa

Mô hình nuôi luân canh tôm lúa (tôm lúa) là hình thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà còn là phương thức canh tác bền vững. Sau mỗi vụ nuôi tôm, các chất thải sinh ra chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây lúa. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa sử dụng dinh dưỡng từ các sản phẩm thải từ nuôi tôm sẽ làm cho môi trường sạch hơn, khi lúa thu hoạch gốc rạ và hạt lúa sót lại cung cấp một phần nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi.

12/29/2020 11:49:21 AM +00:00

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus Gmelin, 1791)

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các biện pháp kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) thích hợp nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, chủ động nguồn giống và đa dạng đối tượng nuôi.

12/29/2020 11:49:15 AM +00:00

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc

Đề tài “Ứng dụng di truyền phân tử, di truyền số lượng phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.)” thực hiện năm 2014 – 2016 đã chọn giống qua 3 thế hệ từ G2 đến G4 cho tính trạng tăng trưởng và màu sắc đỏ đẹp.

12/29/2020 11:49:09 AM +00:00

Hiệu quả các dịch chiết khổ sâm (Croton tonkinensis ) và đơn châu chấu (Aralia armata ) trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở điều kiện phòng thí nghiệm

Mục tiêu của nghiên cứu này là thử nghiệm tính hiệu quả của hai dịch chiết Khổ sâm (Croton tonkinensis) và Đơn châu chấu (Aralia armata) về khả năng phòng AHPND được gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bằng gây cảm nhiễm thực nghiệm.

12/29/2020 11:49:02 AM +00:00

Thử nghiệm in vitro đối với kháng sinh thích hợp trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong nghề nuôi tôm tại Việt Nam. Nghiên cứu trước cho thấy V. parahaemolyticus kháng với nhiều loại kháng sinh do việc lạm dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi trồng thủy sản.

12/29/2020 11:48:56 AM +00:00

Sự hiện diện của MSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở ĐBSCL năm 2017

Nghiên cứu được thực hiện trên 876 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu và ĐBSCL và 141 mẫu nuôi theo mô hình QC/QCCT được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017.

12/29/2020 11:48:49 AM +00:00

Xác định một số nấm gây bệnh trên trứng cá bá chủ (Pterapogon kauderni) trong quá trình ấp bằng phương pháp PCR và SEM

Nghiên cứu này tập trung phân lập và định danh chủng nấm từ mẫu bệnh phẩm thu nhận từ 4 mẫu trứng cá Bá Chủ (Pterapogon kauderni) bị hỏng trong quá trình ấp trứng và xác định sự tái nhiễm lại nấm với mẫu trứng cá thông qua kĩ thuật SEM (Scanning Electron Microscope). Kết quả hình thái học của khuẩn lạc, khuẩn ty và bào tử cho thấy có 3 chủng nấm sợi (M1, M1.1 và M4.1).

12/29/2020 11:48:41 AM +00:00

Khác biệt trong sự mẫn cảm với Novirhabdo virus của Zebrafish dòng hoang dại và đột biến và vai trò của Lymphocytes

Để nghiên cứu sự đóng góp của miễn dịch sơ cấp và lymphocyte dựa trên miễn dịch kháng lại virus nhiễm trên cá, hai dòng zebrafish hoang dại (wild-type) và đột biến (Rag1 mutant, không có tế bào lymphocyte T và B) được cảm nhiễm với Snakehead Rhabdovirus (SHRV), thuộc novirhabdovirus, bằng cách tiêm xoang bụng (IP) vào cá ở các độ tuổi khác nhau và nhiệt độ khác nhau.

12/29/2020 11:48:35 AM +00:00

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp trên 93 hộ nuôi tôm ở 3 tỉnh đại diện cho 3 mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL: Cà Mau (mô hình QCCT và tôm lúa), Bến Tre và Bạc Liêu (mô hình BTC/TC). Kết quả khảo sát cho thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh (CPVS) trong nuôi tôm.

12/29/2020 11:48:29 AM +00:00

Đánh giá chất lượng nguyên liệu có nguồn gốc đậu nành sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thức ăn nuôi thủy sản dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu protein ngày càng cao. Các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc đậu nành dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản được xem như là giải pháp tối ưu trong việc giảm áp lực sử dụng nguyên liệu bột cá, giảm chi phí thức ăn và thân thiện với môi trường.

12/29/2020 11:48:23 AM +00:00

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An

Nghiên cứu đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản trong Hồ Trị An được thực hiện từ tháng 3/2017-3/2018 tại các loại hình vùng bán ngập, eo ngách, thác, suối và lòng hồ trên cơ sở ghi chép nhật ký khai thác sản lượng đánh bắt và thành phần loài của 33 hộ khai thác và 7 hộ thu mua tại các bến cá; thu mẫu cá bột và cá con tại 21 bãi đẻ.

12/29/2020 11:48:16 AM +00:00

Nghiên cứu mô phỏng tối ưu tỉ lệ ghép phối, hiệu quả chọn lọc và cận huyết giữa các quần thể cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chọn giống

Mục tiêu của bài viết là xác định tỉ lệ tối ưu ghép phối nội bộ và ghép phối chéo 3 quần thể (year-class) cá tra bố mẹ G2-2002, G2-2003 và G3-2001 để thành lập một quần thể chọn giống duy nhất G3 cho chọn giống dài hạn theo tính trạng tăng trưởng, ngoài ra cũng xác định tỉ lệ tối ưu ghép phối của quần thể G3 và quần thể mới thành thục G3-2002.

12/29/2020 11:48:10 AM +00:00

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam. Số hộ nuôi tôm được phỏng vấn ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam lần lượt là 57, 60 và 90 nông hộ.

12/29/2020 11:48:03 AM +00:00

Nghiên cứu sự biến đổi một số yếu tố chất lượng nước và xác định mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu đã xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng.

12/29/2020 11:47:57 AM +00:00

Ảnh hưởng của β-glucan đối với tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá ảnh hưởng của β-glucan lên khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở quy mô phòng thí nghiệm.

12/29/2020 11:47:51 AM +00:00

Tối ưu hoá điều kiện lên men khô đậu nành và đánh giá hình thái học mô ruột khi sử dụng khô đậu nành để thay thế bột cá ở thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Nghiên cứu lên men bán rắn khô đậu nành bằng chủng vi khuẩn Bacillus subtilis B3, được phân lập từ hệ tiêu hoá của tôm, nhằm tạo ra sản phẩm lên men từ đậu nành giúp thay thế bột cá và đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm khi sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng.

12/29/2020 11:47:44 AM +00:00

Nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp tạo cua lột (Scylla paramamosain) thương phẩm

Cua lột có giá trị dinh dưỡng cao, vỏ mềm và được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam. Chất lượng nguyên liệu thức ăn và đặc điểm dinh dưỡng của cua trước và sau khi lột là những nền tảng cơ bản trong việc nghiên cứu tạo thức ăn hỗn hợp cho việc sản xuất cua lột thương phẩm. Thức ăn nuôi cua, nguyên liệu thức ăn và cua nguyên con trước và sau khi lột được phân tích thành phần sinh hóa.

12/29/2020 11:47:38 AM +00:00

Ảnh hưởng của soy protein concentrate (SPC) tới enzyme tiêu hóa của cá cam nhật bản (Seriola quinqueradiata Temminck & Schlegel, 1845)

Soy protein concentrate (SPC) là sản phẩm protein đã được xử lý loại bỏ hầu hết các chất kháng dưỡng từ bột đậu nành (Soy bean meal, SBM) nên được xem là nguồn protein thay thế tiềm năng cho bột cá (Fish meal, FM) trong thức ăn nuôi cá. Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của SPC tới hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá cam Nhật Bản (Seriola quinqueradiata) khi thay thế một phần protein bột cá trong thức ăn.

12/29/2020 11:47:31 AM +00:00

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)

Cá chình bông (Anguilla marmorata) được nuôi thí nghiệm bằng hệ thống tuần hoàn. Cá chình bông có khối lượng trung bình 97g được thả nuôi với mật độ 82 con.m-3 trong bể nuôi 4 m3 trong thời gian 393 ngày. Mỗi hệ thống nuôi tuần hoàn được thiết kế bao gồm: 01 tháp lọc nhỏ giọt, 02 lọc sinh học nối tiếp (vật thể bám chuyển động), 01 bể lắng li tâm, 01 bể nuôi và 01 hệ thống đèn UV.

12/29/2020 11:47:25 AM +00:00

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh

Mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) và tỉnh Tây Ninh được thực hiện trong hai năm 2016-2017. Tôm được thả nuôi trong ao với mật độ 6-8 con/m2 , sau 6-7 tháng nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 12-14 con/kg. Tỉ lệ sống ở các ao nuôi dao động từ 33-72%.

12/29/2020 11:47:18 AM +00:00