Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang từ năm 2003 đến năm 2013 của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

3/17/2021 11:52:43 AM +00:00

Thành phần loài và mật độ thực vật nổi ở hồ chứa Đắk R’Tang, tỉnh Đắk Nông

Bài viết nghiên cứu về sự biến động số lượng, thành phần loài thực vật nổi ở hồ Đắk R’Tang, nhằm cung cấp những dẫn liệu ban đầu về khu hệ, làm cơ sở cho đánh giá về đa dạng sinh học, gợi ý cho các nhà nghiên cứu đề xuất các dự án và quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong các thủy vực nội địa ở Tây Nguyên, từ đó góp phần giải quyết được nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật vốn khan hiếm trong khu vực này.

3/17/2021 11:52:29 AM +00:00

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm

Nghề nuôi tu hài phát triển đã làm tăng nhu cầu cung cấp con giống. Hiện nay, sản xuất giống tu hài ở Việt Nam đã đạt được một số thành quả đáng kể. Tuy nhiên, việc sản xuất giống vẫn gặp không ít khó khăn với tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn ấu trùng và giai đoạn xuống đáy, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình vận chuyển, chất lượng con giống không ổn định.

3/17/2021 11:52:23 AM +00:00

Khả năng kiểm soát sinh học Vibrio parahaemolyticus NT7 phân lập từ tôm thẻ bệnh hoại tử gan tụy (AHPND) của chủng Bacillus polyfermenticus F27 phân lập từ giun quế

Bài viết tiến hành sàng lọc khả năng kháng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy của một số chủng Bacillus. Chủng V. parahaemolyticus NT7 sử dụng trong nghiên cứu này được phân lập từ mẫu tôm thẻ chân trắng bệnh hoại tử gan tụy tại Ninh Thuận và đã được định danh bằng phương pháp sinh hóa.

3/17/2021 11:41:31 AM +00:00

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An

Bài viết tiến hành nghiên cứu mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An thông qua xây dựng lồng bè, vận chuyển và thả cá giống, thức ăn và cách cho ăn, quản lý cá, bè nuôi...

3/17/2021 11:23:19 AM +00:00

Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen giai đoạn cá giống

Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu của bài viết đó là ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng cá trắm đen giai đoạn cá giống; ảnh hưởng của hàm lượng lipid đến tỷ lệ sống và hệ số FCR.

3/17/2021 11:19:09 AM +00:00

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang

Trong những năm qua, Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã có những nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Nha Trang và tiến hành phục hồi san hô ở một số điểm trong khu vực như ở Hòn Mun, Đầm Báy đạt được những kết quả nhất định, từ đó có thể đề xuất giải pháp phục hồi rạn san hô, góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học và bảo vệ, tài nguyên môi trường biển.

3/17/2021 10:11:34 AM +00:00

Xác định trình tự gen mã hóa Cytochrome B của hệ gen ty thể và mối quan hệ di truyền của loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris Gray, 1866) vùng biển Kiên Giang, Việt Nam

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự gen Cytochrome b (cytb) và xác định mối quan hệ phả hệ của loài cá heo Ông Sư tại vùng biển Kiên Giang, Việt Nam.

3/17/2021 10:10:40 AM +00:00

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang

Quần đảo Thổ Châu thuộc xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với 08 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Thổ Chu là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 1,4 km2. Quần đảo Thổ Châu nằm trong vịnh Thái Lan, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc, cách đảo Phú Quốc khoảng 100 km về phía Tây Nam.

3/17/2021 10:10:34 AM +00:00

Khảo sát tình trạng nhiễm giáp xác chân tơ Octolasmis warwickii ngoại ký sinh trên ghẹ xanh Portunus pelagicus ở vùng biển Khánh Hòa và Phú Yên

Bài viết này trình bày tình trạng nhiễm O. warwickii trên ghẹ xanh ở Khánh Hòa và Phú Yên thông qua số liệu về tỷ lệ và mật độ nhiễm. Đồng thời, sử dụng các phép thống kê để so sánh mức độ nhiễm giữa hai khu vực nghiên cứu, giữa ghẹ đực và ghẹ cái, giữa ghẹ thuộc các nhóm kích thước khác nhau.

3/17/2021 10:09:35 AM +00:00

Thử nghiệm hệ thống thiết bị nghiên cứu sinh thái tại trạm thử nghiệm biển Đầm Báy phục vụ nuôi trồng sinh vật biển

Nghiên cứu sinh thái biển là một trong những hướng nghiên cứu đã được triển khai tại Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (CNVB-TTNĐVN) từ những ngày đầu thành lập. Các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trong các phòng thí nghiệm tại số 30 đường Nguyễn Thiện Thuật - vị trí trung tâm thành phố nên diện tích, quy mô và nguồn nước biển hạn chế, ảnh hưởng nhất định cho các thử nghiệm, thí nghiệm kiểm chứng và phân tích.

3/17/2021 10:08:58 AM +00:00

Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung trùn quế vào công thức thức ăn cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) giai đoạn giống

Với mục tiêu hoàn thiện công nghệ, thiết bị ứng dụng enzym để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình giống và thương phẩm, góp phần hạn chế nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá chình tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”. Bài viết này trình bày một phần kết quả nghiên cứu của dự án.

3/17/2021 10:08:23 AM +00:00

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Đầm Báy là vùng biển mở nằm ở phía đông nam đảo Hòn Tre của vịnh Nha Trang với tổng diện tích mặt nước khoảng 154 ha, thành phần nền đáy chủ yếu là cát, cát bùn và rạn san hô. Bài viết này trình bày kết quả bước đầu nghiên cứu phục hồi sạn san hô tại khu vực Đầm Báy, trong đó tập trung vào tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của san hô.

3/17/2021 10:04:41 AM +00:00

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Rừng đặc dụng Na Hang (RĐD Na Hang) thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang với diện tích 22.401,5 ha. Khu vực mang đặc điểm địa hình vòng cung của khối núi đá vôi Lô-Gâm với độ cao dao động từ 150 m đến 800 m. Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực của hệ thống sông Năng và sông Gâm.

3/17/2021 10:04:34 AM +00:00

Một số ngoại ký sinh trùng ký sinh trên ghẹ ba chấm (Portunus sanguinolentus Herbst, 1783) thu tại vùng biển Khánh Hòa

Nghiên cứu này nhằm xác định thành phần loài và vị trí ký sinh của các loài ngoại ký sinh, đánh giá mức độ nhiễm thông qua số liệu về tỷ lệ và cường độ nhiễm của chúng trên ghẹ ba chấm tại Khánh Hòa.

3/17/2021 10:04:24 AM +00:00

Một số đặc điểm sinh học, sinh sản cá mặt quỷ (Inimicus sinensis, Valenciennes 1833) thu được ở Khánh Hòa và Ninh Thuận

Cá mặt quỷ Inimicus sinensis thuộc họ cá Mù Làn thường sinh sống khu vực rạn san hô, thức ăn chủ yếu là các loài động vật nhỏ. Cá mặt quỷ Inimicus sinensis là loài cá độc, các nọc độc chủ yếu tập trung ở trên các tia gai. Phân bố chủ yếu khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

3/17/2021 10:04:17 AM +00:00

Tình hình nhiễm giun sán ở cá Thia đầu sọc (Dascyllus reticulatus Richardson, 1846) và cá Thia ba đốm trắng (Dascyllus trimaculatus Ruppell, 1829) khu vực vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Giống Cá Thia đồng tiền Dascyllus (Cuvier, 1829) thuộc họ Cá Thia Pomacentridae, bao gồm 11 loài sinh sống ở vùng nhiệt đới giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, Cá Thia đồng tiền phân bố chủ yếu ở vùng biển Trung Bộ và nhiều nhất ở khu vực Khánh Hoà.

3/17/2021 10:03:06 AM +00:00

Công thức bạch cầu của máu ngoại vi cùng các cơ quan tạo máu ở loài cá lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) và lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) thu từ Vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam)

Hiện nay có một số lượng đáng kể các công bố được dành cho nghiên cứu về bạch cầu cá, hầu hết trong số đó mô tả các tế bào bạch cầu của các loài cá có xương [1÷8]. Các tế bào bạch cầu với sự đa dạng, phong phú về chủng loại đều là các thành phần miễn dịch tế bào cơ bản. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát thành phần bạch cầu máu và các cơ quan tạo máu của cá lóc đồng Channa striata và lươn Monopterus albus thu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên (Việt Nam).

3/17/2021 10:02:05 AM +00:00

Đa dạng thành phần loài bộ cá trích Clupeiformes vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài cá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có các nghiên cứu về thành phần loài thuộc bộ cá Trích Clupeiformes như: Uỷ Ban sông Mê Công Việt Nam, 2015 là 21 loài thuộc 3 họ; Trần Trắc Định và cộng sự 2013 là 16 loài thuộc 3 họ.

3/17/2021 10:01:53 AM +00:00

Phân bố trai tai tượng vảy (Tridacna squamosa Lamarck, 1819) trên rạn san hô vịnh Nha Trang và kết quả bước đầu nuôi thử nghiệm ở Đầm Báy

Bài viết trình bày kết quả khảo sát hiện trạng TTTV tại 03 khu vực Đầm Báy, Hòn Mun, Bích Đầm của vịnh Nha Trang và bước đầu thử nghiệm nuôi chúng trên nền đáy tại Đầm Báy; đánh giá hiện trạng TTTV cũng như khả năng sống và phát triển của chúng khi lưu giữ trên nền rạn san hô nhằm mục đích bảo tồn.

3/17/2021 10:00:54 AM +00:00

Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin đối với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Hồng mỹ giai đoạn cá giống

Bài viết tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung axit amin đối với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Hồng mỹ giai đoạn cá giống. Mời các bạn cùng tham khảo!

12/29/2020 4:23:22 PM +00:00

Sản xuất thành công giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An

Bài viết tiến hành xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chuối hoa là rất cần thiết, giúp chủ động sản xuất giống nhân tạo chất lượng đảm bảo cho người nuôi, hạn chế đánh bắt khai thác ngoài tự nhiên, giữ được nguồn gen quý hiếm, tăng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao trong tập đoàn cá nước ngọt Việt Nam.

12/29/2020 4:22:51 PM +00:00

Mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng bè trên lòng hồ thủy điện Hủa Na - Quế Phong

Việc phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa thông qua việc xây dựng các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế, dễ áp dụng và nhân rộng cho người dân huyện Quế Phong là giải pháp phù hợp và cấp thiết. Bài viết này tiến hành nghiên cứu mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng bè trên lòng hồ thủy điện.

12/29/2020 4:21:48 PM +00:00

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá Hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của cá Hồng chấm ở đầm Ô Loan, là cơ sở khoa học bước đầu cho các nghiên cứu tiếp theo để xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm loài cá có giá trị kinh tế này.

12/29/2020 3:12:30 PM +00:00

Đa dạng thành phần loài cá ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát sự đa dạng thành phần loài cá của khu hệ đầm Thị Nại. Các mẫu cá được thu thập định kỳ hàng tháng và được phân loại đến cấp loài. Thành phần loài cá ở đầm Thị Nại khá đa dạng, gồm có 95 loài, 81 giống nằm trong 55 họ thuộc 16 bộ.

12/29/2020 1:20:47 PM +00:00

Hình thái ống tiêu hóa và hệ số béo Clark của cá bống lưng cao Butis koilomatodon phân bố ở một số vùng cửa song ven biển thuộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

Nghiên cứu này cung cấp dẫn liệu mới về đặc điểm hình thái ống tiêu hóa và sự biến động của hệ số béo Clark theo giới tính, nhóm chiều dài cá, mùa thu mẫu và điểm thu mẫu của loài cá bống lưng cao Butis koilomatodon, một trong những loài cá bống có giá trị thương phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

12/29/2020 1:01:40 PM +00:00

Chất lượng sản phẩm mực ống tươi bảo quản bằng công nghệ lạnh kết hợp trên tàu lưới chụp mực xa bờ tỉnh Quảng Nam

Kết quả phân tích chất lượng mực ống bảo quản bằng công nghệ lạnh kết hợp (lạnh ngâm và lạnh thấm) cho thấy: mực ống bảo quản bằng công nghệ lạnh kết hợp có hao hụt trọng lượng giảm 1,9%, điểm cảm quan tăng 33,0% và thất thoát protein giảm 6,8% so với bảo quản bằng đá xay của ngư dân.

12/29/2020 12:33:51 PM +00:00

Ứng dụng quy hoạch toán học trong quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác thủy sản Việt Nam

Bài viết này trình bày nghiên cứu ứng dụng lý thuyết toán tối ưu trong xây dựng mô hình toán, giải thuật và lập trình giải bài toán quy hoạch xác định số lượng và cơ cấu tối ưu của đội tàu khai thác thủy sản Việt Nam nhằm đạt được hàm mục tiêu về lợi nhuận là cao nhất trong các điều kiện ràng buộc về kinh tế, kỹ thuật và ngư trường với mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững cho một nghề cá cụ thể.

12/29/2020 12:20:16 PM +00:00

Tìm hiểu tri thức về thời tiết, thủy văn của ngư dân ven biển Tây Nam Bộ: Nghiên cứu trường hợp xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Bài viết nhằm cung cấp hệ thống tri thức bản địa về thời tiết, thủy văn của ngư dân ven biển Tây Nam Bộ dựa trên dữ liệu nghiên cứu tại hai cộng đồng cụ thể: xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau); khuyến nghị việc bảo tồn hợp lý những tri thức này trong điều kiện hiện nay.

12/29/2020 12:17:49 PM +00:00

Ảnh hưởng của gluten, tinh bột biến tính, bột mì đến một số đặc tính của chả cá từ phụ phẩm cá chẽm

Gluten, bột mì, tinh bột biến tính được biết đến như một loại phụ gia thực phẩm trong việc nâng cao độ bền đông kết, độ uốn lát và chất lượng cảm quan của chả cá từ phụ phẩm cá chẽm. Trong nghiên cứu này đã xác định ảnh hưởng của tỷ lệ gluten, bột mì và tinh bột biến tính đến một số đặc tính của chả cá từ phụ phẩm cá chẽm.

12/29/2020 11:50:33 AM +00:00