Tài liệu miễn phí Xã hội học

Download Tài liệu học tập miễn phí Xã hội học

“Sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ Narendra Modi

Bài viết tập trung làm rõ nhận thức về sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quá trình triển khai các nguồn lực sức mạnh mềm truyền thống của Ấn Độ (Yoga, Y học cổ truyền, Phật giáo) trong các hoạt động đối ngoại của chính quyền Modi cùng những đánh giá bước đầu.

4/5/2023 7:30:03 PM +00:00

Vốn xã hội trong hoạt động sinh kế của người Ca dong vùng tái định cư Thủy điện sông Tranh 2 (nghiên cứu tại Thôn 6, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)

Bài viết làm rõ vai trò của “vốn xã hội” trong mối quan hệ với “phát triển sinh kế”, sự suy giảm vai trò của nguồn vốn này đã có ảnh hưởng như thế nào đến việc cải thiện chất lượng sinh kế của người Ca dong vùng tái định cư. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo trong việc xây dựng và hoạch định chính sách phục hồi và ổn định sinh kế của những cộng đồng bị ảnh hưởng trong các dự án phát triển ở Việt Nam hiện nay.

4/5/2023 7:29:23 PM +00:00

Kinh nghiệm của Singapore và Thái Lan trong phát triển kinh tế số và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự xuất hiện của Internet vạn vật (IoT) đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bài viết tập trung phân tích những nội dung cốt lõi trong phát triển kinh tế số của Thái Lan và Singapore, từ đó rút ra những hàm ý chính sách/ khuyến nghị cho Việt Nam.

4/5/2023 7:29:10 PM +00:00

Lao động nữ di cư ở Việt Nam những năm gần đây

Lao động di cư là hiện tượng tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu về di cư tại Việt Nam 10 năm trở lại đây, bài viết đề cập đến thực trạng lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam và cuộc sống của họ.

4/5/2023 7:28:35 PM +00:00

Tác động của toàn cầu hóa đến dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Kể từ khi đất nước bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới (năm 1986), hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động ngày càng lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) cũng như bức tranh dư luận xã hội (DLXH) nơi đây qua việc làm thay đổi những thực hành liên quan của người dân. Bài viết trình bày vài nét về vùng dân tộc thiểu số dưới tác động của toàn cầu hóa; Tác động của toàn cầu hóa đến dư luận xã hội của người dân.

4/5/2023 7:28:28 PM +00:00

Mâu thuẫn tài chính giữa vợ và chồng trong gia đình vùng nông thôn Việt Nam (trường hợp xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình)

Bài viết phân tích những mâu thuẫn tài chính giữa vợ và chồng trong gia đình vùng nông thôn Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Giả thuyết nguyên nhân mâu thuẫn đến từ ba yếu tố là mức đóng góp tài chính, việc nắm giữ tiền và cách chi tiêu, nghiên cứu tiến hành kiểm chứng ảnh hưởng của các yếu tố này đến thực trạng mâu thuẫn.

4/5/2023 7:28:01 PM +00:00

Tổ chức bản của một số tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Bài viết phân tích các đặc trưng “bản” của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ tên gọi, ranh giới, hình thức quản lý bản truyền thống và hiện nay, đồng thời chỉ rõ vai trò của trưởng bản trong điều hành sản xuất, điều phối đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng cấm và giữ gìn trật tự, an ninh...

4/5/2023 7:27:38 PM +00:00

Nghiên cứu, đề xuất danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ

Bài viết tập trung đánh giá thực trạng các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành dựa trên sự phân tách số liệu của từng chỉ tiêu liên quan tới phát triển bền vững đến cấp vùng, tỉnh/thành phố thuộc vùng; và trên cơ sở các nguyên tắc đã lựa chọn, đề xuất danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ.

4/5/2023 7:27:11 PM +00:00

Khác biệt sinh kế giữa người Kinh và người Ca-dong và một số vấn đề đặt ra (trường hợp thôn 7, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)

Bài viết trình bày thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của khác biệt sinh kế nói trên đòi hỏi cần có các giải pháp phù hợp trong khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao tư duy kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường vai trò truyền bá kỹ thuật sản xuất mới của người Kinh.

4/5/2023 7:26:11 PM +00:00

Quan hệ tộc người của cư dân vùng biên giới Việt - Lào

Quan hệ tộc người là vấn đề nghiên cứu được nhiều học giả quan tâm từ lâu và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này hoặc có nhắc đến trong bối cảnh nghiên cứu nào đó. Quan hệ tộc người vùng biên giới Việt - Lào được hình thành cùng với tiến trình lịch sử của quốc gia dân tộc Việt Nam, nó biểu hiện trên nhiều khía cạnh lịch sử, nguồn gốc tộc người, quan hệ hôn nhân, quan hệ kinh tế và văn hóa - xã hội.

4/5/2023 7:26:05 PM +00:00

Sự khác biệt giữa thế hệ Y và thế hệ Z về động cơ chia sẻ hình ảnh du lịch lên Facebook

iến đối với du khách. Nghiên cứu nhằm xác định và phân tích sự khác biệt về động cơ chia sẻ hình ảnh du lịch lên Facebook của du khách thuộc thế hệ Y và thế hệ Z. Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA được sử dụng để xác định các động cơ.

4/5/2023 5:31:02 PM +00:00

Đào tạo nghề, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng 135 tỉnh Thái Nguyên

Bài viết đề cập đến vấn đề đào tạo nghề, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng 135 tỉnh Thái Nguyên. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên số liệu thứ cấp và kết quả điều tra khảo sát của 150 hộ gia đình ở các xã thuộc vùng 135 của tỉnh.

4/5/2023 5:28:26 PM +00:00

Ảnh hưởng ngập do triều cường đến đời sống người dân nghèo ven biển tỉnh Bạc Liêu

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp cộng đồng nâng cao năng lực ứng phó, đảm bảo sinh kế, sức khỏe, ổn định cuộc sống. Kết quả nghiên cứu là thông tin hữu ích cho các nhà quản lí các sở ban ngành trong việc hoạch định chính sách, tăng cường các biện pháp nhằm hướng đến phát triển bền vững cho các hộ nghèo vùng ven biển Bạc Liêu.

4/5/2023 5:25:50 PM +00:00

Bạo lực giới – nghiên cứu trường hợp người chuyển giới nữ ở thành phố Hồ Chí Minh

Dựa trên dữ liệu định tính được thu thập bằng phương thức phỏng vấn sâu, điền dã dân tộc học, bài viết phác họa những hình thái bạo lực giới mà người chuyển giới nữ đang đối mặt; Bên cạnh đó, đi vào chiều kích cá nhân để chỉ ra hiện tượng nội tâm hóa các chuẩn mực giới mang tính văn hóa - xã hội như một yếu tố khiến người chuyển giới nữ trở thành nạn nhân của bạo lực giới một cách tự nguyện. Trên cơ sở đó mở hướng nghiên cứu tiếp theo để tìm giải pháp tối ưu nhằm hạn chế thực trạng này.

4/5/2023 12:13:27 PM +00:00

Quyền quyết định của vợ và chồng trong gia đình người Chăm Hồi giáo ở An Giang

Bài viết vận dụng lý thuyết phân bổ nguồn nhân lực tương đối, cách tiếp cận tương đối văn hóa trong phân tích các yếu tố tác động đến quyền quyết định của người vợ và người chồng trong gia đình người Chăm Hồi giáo ở An Giang. Kết quả phân tích cho thấy, nam giới là người quyết định chính những việc “lớn”, “quan trọng”, điều đó cho thấy quyền quyết định của người chồng vẫn là một chuẩn mực ít thay đổi, cho dù có yếu tố văn hóa ảnh hưởng bởi chế độ mẫu hệ của người Chăm.

4/5/2023 12:13:21 PM +00:00

Sự thích nghi và hội nhập của người di cư - một tổng quan lý thuyết

Bài viết tổng quan các quan điểm lý thuyết chủ yếu trong nghiên cứu quá trình hội nhập và thích nghi của người di cư trên thế giới để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự thích nghi, khó khăn của người di cư trong thời gian tới tại Việt Nam.

4/5/2023 12:13:01 PM +00:00

Phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2001-2020 qua một số chỉ tiêu

Từ số liệu trên Niên giám thống kê Việt Nam, thông qua phương pháp chuẩn hóa Min-Max và phương pháp bình quân nhân giản đơn, bài viết trình bày giá trị chuẩn hóa cho từng chỉ số riêng biệt tương ứng với từng chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững và đánh giá về thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2020.

4/5/2023 12:12:29 PM +00:00

Vấn đề phân tầng xã hội và di động xã hội qua các nghiên cứu trong và ngoài nước

Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội về phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các nước đang phát triển, nhưng cũng đem đến những thách thức trong việc gia tăng bất bình đẳng xã hội giữa các nhóm dân cư. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế có nhiều biến chuyển. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy sự biến đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã làm cho xu hướng phân tầng xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn, và ảnh hưởng đến di động xã hội của người lao động.

4/5/2023 12:12:15 PM +00:00

Vai trò của khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết tập trung làm rõ vai trò của khoa học - công nghệ đối với thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Thành phố trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển khoa học - công nghệ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố trong tương lai.

4/5/2023 12:12:09 PM +00:00

Một số biến đổi trong hôn nhân của người Brâu hiện nay

Bài viết tìm hiểu thực trạng biến đổi trong hôn nhân của người Brâu thể hiện qua một số quan niệm về hôn nhân, tiêu chuẩn chọn vợ (chồng), hình thức tìm hiểu nhau trước khi kết hôn và độ tuổi kết hôn.

4/5/2023 12:12:02 PM +00:00

Phân tầng xã hội dựa trên nghề và phân bố nguồn lực kinh tế và chính trị ở Đông Nam Bộ hẹp

Bài viết giới thiệu một khung phân tầng xã hội, phát triển từ khung phân loại nghề của Tổ chức Lao động Quốc tế được Tổng cục Thống kê Việt Nam áp dụng từ 1999 trong những điều tra của mình. Sử dụng khung lý thuyết phân tầng xã hội ấy, bài viết trình bày cơ cấu định lượng của phân tầng xã hội ở vùng Đông Nam Bộ hẹp và sự phân bố nguồn lực kinh tế và chính trị trong cơ cấu đó, dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát định lượng của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ về phân tầng xã hội ở Đông Nam Bộ hẹp tiến hành năm 2020.

4/5/2023 12:11:29 PM +00:00

Những khuynh hướng cơ bản của Phật giáo Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng sử học tôn giáo nhằm nêu lên hai khuynh hướng vận động cơ bản của Phật giáo Nam Bộ thời kỳ này: Thành lập các hội Phật giáo cùng sự ra đời của những tạp chí Phật học; Hình thành các hệ phái Phật giáo mới.

4/5/2023 12:09:24 PM +00:00

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội và sự thay đổi tín ngưỡng Phật giáo Nam tông sang đạo Tin lành của người Khmer ở Nam Bộ

Khi nói về các hiện tượng tôn giáo, hay các hình thái ý thức xã hội, C. Mác không coi chúng như là những sự vật tự nó hay những đặc trưng vốn có của các xã hội hay các nhóm người trong lịch sử, mà ông luận giải rằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế - xã hội. Bài viết này, chúng tôi coi sự cải đạo của người Khmer từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành như một sự biến đổi đặc biệt.

4/5/2023 12:08:56 PM +00:00

Ý thức nữ quyền qua kiến tạo nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Đầu thế kỷ XX, trong văn học bắt đầu xuất hiện những cây bút tôn vinh người phụ nữ, trong đó có Hồ Biểu Chánh. Ông đã viết về các nhân vật nữ không chỉ bằng tình yêu thương, cảm thông, thấu hiểu, mà còn có cả sự trân trọng, tôn vinh cái đẹp. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh biết sống, biết suy nghĩ, vượt lên trên những cái thường tình, biết đấu tranh đòi quyền bình đẳng và khẳng định vai trò quan trọng của nữ giới trong xã hội.

4/5/2023 12:08:42 PM +00:00

Hiện trạng nguồn lực kinh tế - xã hội hỗ trợ sinh kế của các hộ dân tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Qua phân tích hiện trạng sinh kế dựa vào 4 nguồn lực (nhân lực, xã hội, vật chất, tài chính), bài viết đánh giá thực trạng nguồn lực kinh tế - xã hội hỗ trợ sinh kế của các hộ dân tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TPHCM; Đồng thời gợi mở cho quy hoạch bố trí không gian sản xuất hợp lý các loại hình sinh kế gắn với bảo tồn và phát triển.

4/5/2023 12:08:33 PM +00:00

Overcoming barriers to inclusion in education in India: A scoping review

Findings underlined the central steppingstone in the causal logic of effective school leadership and classroom teaching and, additionally, the importance of adopting an appreciative, asset-based and collaborative approach to all work with teachers and school leaders.

4/5/2023 8:43:30 AM +00:00

Exploring pedagogical decision making from the lens of science teachers in response to different pedagogical issues

The results of the study showed that the first decision science teachers made while dealing with pedagogical issues was seeking advice from supervisors and senior teachers followed by relying on personal experience and continuing with the current practice.

4/5/2023 8:43:23 AM +00:00

Perceptions of child physical discipline among Burmese migrants living in Mae Sot, Thailan

Legislation should explicitly prohibit child physical discipline in all settings, including the home. Educational interventions on the long-term harms associated with child physical discipline could help shift cultural attitudes on its use. Lastly, chronic stress and insecurity in this population could be alleviated by providing Burmese migrants with permanent legal status.

4/5/2023 8:43:15 AM +00:00

A transformative professional development model in current Egyptian reforms: A mixed-methods study

This mixed-methods study explores teachers, principals, and supervisors’ personal experiences with and perspectives on the features of Discovery Education professional development (PD) programs as a transformative PD (TPD) model, which is implemented as a key component of current educational reforms in Egypt

4/5/2023 8:43:06 AM +00:00

Senegalese artisanal fishers in the apprehension of changes of the marine environment: A universal knowledge?

The understanding, interpretation and, subsequently, the meaning they develop from their observations are based on empirical knowledge that can be tested and confirmed in other parts of the world. In this sense, the ways in which fishermen understand changes in the marine environment can be considered universal knowledge.

4/5/2023 8:42:58 AM +00:00