Xem mẫu

Xây dựng một bài dạy hiệu quả Là một giáo viên chúng ta luôn hiểu rằng học sinh, sinh viên rất dễ bị mất tập trung và sự hứng thú sau một khoảng thời gian ngắn nghe giảng. Chính vì vậy một người dạy giỏi là người có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động trong suốt thời gian đứng lớp và tạo ra một không khí sôi nổi trong khi học. Hãy cùng tìm hiểu một vài cách để có một bài giảng hiệu quả nhé. I. Warm up hoàn hảo - Hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút được tính tò mò, sự chú ý của học sinh. Đó là cách hiệu quả nhất để bắt đầu dẫn dắt học sinh vào chủ đề. Ví dụ, chuẩn bị một trò chơi liên quan đến bài giảng để làm học sinh thấy hứng thú ngay từ đầu. II. “Tái chế động cơ” - Lấy lại sự chú ý của học sinh sau mỗi 15 phút. Theo một số nhà quan sát, học sinh có sự tập trung chú ý trong khoảng thời gian rất ngắn, tầm 15 hoặc 20 phút. Sau khoảng thời gian ấy cũng là lúc để "thiết lập lại" sự chú ý bằng việc đưa ra một số hoạt động cần sự hưởng ứng của học sinh. Điều này có thể đơn giản như yêu cầu học sinh viết một câu duy nhất giải thích những điểm chính được thảo luận, hoặc để giải thích cái gì mà họ không hiểu bao gồm cả yêu cầu học sinh không được ghi chép trong một thời gian ngắn, sau đó làm việc trong các nhóm để xây dựng lại những gì họ vừa nghe. III. Linh hoạt - Tạo ra các hoạt động nhóm. Ví dụ, một bài giảng hai mươi phút, tiếp theo một cuộc thảo luận nhóm mười phút, tiếp theo là một bài giảng hai mươi phút có thể được nhiều hiệu quả hơn 50 phút của bài giảng thẳng. Công việc nhóm có thể là một bài tập đơn giản như "thảo luận và chia sẻ" hoặc một nhóm hoạt động phức tạp hơn với những câu hỏi khó hơn. IV. Giáo cụ trực quan - Ví dụ PowerPoint có những ưu điểm của nó (tuy rằng một số người nghĩ rằng nó làm cho học sinh thụ động và khả năng rơi vào giấc ngủ trong một thời gian ngắn nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể được hiệu quả, đặc biệt là nếu nó có thể bao gồm đồ họa cũng như các điểm bullet) hơn hẳn những bài giảng khô khan. V. Feedback thông tin - Thực hiện các bài giảng tương tác giữa giáo viên và học sinh. Hãy tìm thông tin phản hồi từ học sinh trong suốt bài giảng. Ví dụ: Bằng cách đưa câu hỏi "Có bao nhiêu người cảm thấy rằng...?" để nắm được suy nghĩ cũng như quan điểm của học sinh. Trong bài giảng, người giáo viên phải bao quát cả lớp học để biết được những học sinh nào tham gia ít nhất vào bài giảng và sau đó làm bất cứ điều gì để giúp học sinh này chú ý lại. VI. Ứng dụng thực tiễn - Sử dụng các ví dụ có liên quan đến những trải nghiệm hàng ngày của học sinh. Hãy thử không dựa hoàn toàn vào những ví dụ “có sẵn’’. Các nền văn hóa khác nhau và nguồn gốc có thể không đáp ứng với các ví dụ từ môn thể thao, hoặc các khu vực của văn hóa không quen thuộc với họ. VII. Take notes hiệu quả - Hãy giúp sinh viên sắp xếp các ghi chú một cách có hệ thống. Người giáo viên có thể giúp học sinh ghi chú bằng cách cung cấp những cấu trúc và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng và sử dụng những từ liên kết như: đầu tiên, điểm khác là.… VIII. Phát huy “năng khiếu” - Và cuối cùng là hãy phát huy sự hóm hỉnh, hài hước của mình. Thật ngạc nhiên, một số nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ được hiệu quả của sự hài hước trong lớp học và chính những giáo viên biết cách tận dụng sự hài hước của mình thì thường có những bài giảng hay, hiệu quả và thu hút sự chú ý của học sinh. Các thầy cô hãy thử áp dụng những cách trên để có những cách dạy mới và hiệu quả hơn và để thấy được sự thay đổi trong từng giờ dạy của mình nhé. Source: Thanh Xuân ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn