Xem mẫu

  1. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG GIA ĐÌNH 1. Hiện trạng vai trò của vợ - chồng trong hoạt động sản xuất 1.1. Vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất và đóng góp vào thu nhập gia đình Để tìm hiểu vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất có tương xứng với đóng góp của vợ chồng vào thu nhập gia đình không, nhóm sẽ triển khai các nôị dung chính sau: - vai trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất của gia đình? - vai trò của người vợ và người chồng trong thu nhập của gia đình? - Có phải người nào hoạt động sản xuất nhiều cũng sẽ tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình? - Xu hướng bình đẳng hơn trong hoạt động sản xuất và tạo ra thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay. Cụ thể như sau: Sự phân công lao động theo giới trong gia đình thể hiện rõ trong công việc sản xuất và tạo thu nhập cho gia đình, với những biến đổi khác so với vai trò giới theo quan niệm truyền thống. Phụ nữ Việt Nam hiện này trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế. Người vợ ý thức được tầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập đối với gia đình. “Thu nhập là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đinh tạo ra” Trong gia đình, các thành viên luôn cố gắng đóng góp công sức lao động của mình để tạo ra thu nhập phục vụ cho cuộc sống gia đình. Trong gia đình có nhiều thành viên, nhiều thế hệ sinh sống thì nguồn thu nhập của gia đình có thể được đóng góp bởi ông bà, cha mẹ, hoặc con cái khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, nếu ta xét trong gia đình chỉ có vợ chồng và con cái, thì việc đóng góp vào thu nhập chủ yếu do vợ chồng tạo ra. Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu được tạo ra từ 2 nguồn chính: bằng tiền và bằng hiện vật. • Thu nhập bằng tiền: ( tiền lương, tiền thưởng, tiền bán sản phẩm, tiền lãi bán hàng,tiền làm ngoài giờ, tiền lãi tiết kiệm, tiền trợ cấp xã hội,tiền phúc lợi, tiền bảo hiểm, tiền hưu trí…) ● Thu nhập bằng hiện vật: - Các sản phẩm tự sản xuất: rau quả, gạo, cao su, café, gia súc, gia cầm… - Các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ : thêu ren, đồ gỗ, mây tre đan… Tùy từng nơi, từng địa phương, vùng miền mà mỗi hình thức thu nhập dựa trên điều kiện khí hậu, tài nguyên tự nhiên, địa hình… là khác nhau. Cũng như thu nhập ở thành phố khác với thu nhập ở nông thôn, thu nhập ở thành phố chủ yếu bằng tiền mặt, còn ở nông thôn thì thu nhập chủ yếu dựa trên hiện vật, một số sản phẩm trong gia đình tự sản xuất rồi tiêu dùng, 1 số sản phẩm tạo ra đem bán lấy tiền. Theo số liệu thu được, ta có : 88,3% số người vợ được hỏi cho rằng thu nhập của họ quan trọng đối với gia đình, và 44,5% người vợ có thu nhập cao hơn chồng trong khi chỉ có 34% người vợ nói chồng có thu nhập cao hơn vợ. Có được sự đóng góp thu nhập như vậy, nguyên nhân trước hết có thể thấy là: phụ nữ tham gia vào hầu hết các loại hình công việc sản xuất và tỷ lệ tham gia nhiều hơn so với nam giới. Bảng phân công lao động trong gia đình (%) Sản xuất Vợ Chồng Người khác Con Trồng trọt 63,5 29,7 2,4 4,4 Chăn nuôi 73,6 17,5 4,3 4,7 1
  2. Nuôi cá 28,9 56,2 5,2 9,7 Nghề thủ công 3,9 16,5 3,4 6,3 Làm thuê 20,8 68,5 4,7 6,0 (Nguồn: CGFED, 1997) Trong các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi, chỉ có công việc nuôi cá là nam giới đảm nhận chính, còn các công việc khác phụ nữ tham gia nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới. Có một điểm cần lưu ý rằng, ở việc làm thuê, tỷ lệ nam giới nhiều gấp 3 lần phụ nữ. Điều này nói lên sự di động xã hội (trong đó chủ yếu là người chồng) đi lao động tìm kiếm thu nhập với những hình thức khác nhau, nó giải thích vì sao tỷ lệ nam giới tham gia vào sản xuất giảm sút đáng kể. Và nó cũng cho thấy, khi nam giới rời gia đình đi nơi khác kiếm sống thì gánh nặng của những công việc gia đình sản xuất càng đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ và chồng, và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dục…đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. 1.2. Vai trò của vợ chồng trong các công việc gia đình • Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ - người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới - người chồng vẫn là người thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình: Có thể nói ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự phân công lao động theo giới đã được hình thành. Khi ấy nam giới do khoẻ mạnh hơn thì vào rừng, xuống sông để săn bắn, hái lượm, tìm kiếm thức ăn, còn phụ nữ do yếu hơn, phần nữa phải bận bịu với công việc nuôi con nên ở nhà trông con cái và nấu nướng. Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động giữa nam và nữ ngày càng chịu sự chi phối của các lề thói và tập tục xã hội. Trong gia đình truyền thống người vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, sinh đẻ và dạy dỗ con cái. Còn người chồng đóng vai trò ông chủ, có quyền sở hữu về đất đai tài sản, là người đảm bảo cho sự độc lập về kinh tế của gia đình. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Chồng Vợ Chồng và vợ Người khác Tổng Con Nội trợ 6,5% 64.5% 14.8% 8.1% 6.0% 100% số liệu trên cho ta thấy một thực tế là hầu như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nội trợ. Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về nội trợ 64,5%. Sự tham gia của người chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 6,5% và cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8%. Như vậy có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thì dường như vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: công việc nội trợ của gia đình vẫn do người vợ đảm nhận. Ví dụ như việc nấu ăn, ở nhiều xã hội trong đó có Việt Nam thì coi rằng công việc này là của riêng phụ nữ - đó là một khả năng thiên bẩm về nấu ăn, và nam giới không có khả năng sinh học đó. Nếu phụ nữ không biết nấu ăn hoặc nấu ăn vụng thì sẽ bị phê phán thậm tệ. Do vậy, vị trí của phụ nữ là ở trong bếp hay Việt Nam có câu tục ngữ: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp…phụ 2
  3. nữ là nội tướng trong nhà…”, các món ăn nấu ra không phải là theo khẩu vị của riêng người vợ mà luôn chú ý tới khẩu vị của bố mẹ chồng hay chồng... Người đàn ông chỉ ở nhà làm công việc nấu nướng, lau dọn nhà cửa như phụ nữ thì lại bị coi là vô dụng, vô tích sự…Chính vì vậy, quan điểm từ xưa tới nay vẫn coi việc nấu nướng là công việc của phụ nữ, nếu nam giới có nhúng tay vào thì chỉ là trợ giúp, tạm thay . Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ con. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm bọc về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lí do nào đó, có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình. Liệu ngày nay quan niệm đó đã có sự thay đổi trong phân công lao động giữa vợ và chồng? Chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha mẹ. Kết quả nghiên cứu về mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục con cái của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên thu được những kết quả như sau: Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người thường xuyên làm công việc này (chiếm49,2%) hơn nam giới (chiếm 4,1%), tuy nhiên người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiện qua 33,4% người đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng tham gia ngang nhau vào công việc chăm sóc con cái. Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia của người chồng là 14,3%, trong khi đó người vợ là 25,6%, và cả hai vợ chồng cùng tham gia như nhau chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,1%. Chăm sóc sức khoẻ cho con Giới tính NTL Total Vợ Người Không Chồng Vợ Con chồng phù hợp khác Nam 5.5% 43.1% 38.4% 1.3% 2.3% 9.4% 100.0% Nữ 2.8% 54.7% 29.0% 2.3% 3.0% 8.2% 100.0% Dạy học cho con Nam 15.9% 21.4% 35.5% 4.4% 6.3% 16.4% 100.0% Nữ 12.9% 29.4% 29.0% 5.1% 5.4% 18.2% 100.0% Với những người có giới tính là nam hay nữ thì đều cho rằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con thì người vợ – người mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khả năng sẵn có của người phụ nữ. Tuy nhiên đã có sự chia sẻ của người chồng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con. Trong việc dạy học cho con, tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia dạy học cho con đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó cũng là bằng chứng để chứng minh cả hai giới đều rất quan tâm đến việc học của con mình. 1.3. Vai trò của vợ chồng trong các hoạt động cộng đồng: a) thực trạng vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng trước đây: 3
  4. Trước đây vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng còn nhiều sự khác biệt, phân biệt. người chồng là chủ gia đình và là người tham gia các hoạt động cộng đồng là chủ yếu, còn người vợ còn bị phân biệt, e dè khi tham gia các hoạt động cộng đồng mà người chồng làm. Ví dụ: Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem TV, đọc sách báo... Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ. Hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem TV, đọc sách báo... do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết. Trong việc tham gia họp thôn, nam giới thưòng giành quyền đi họp nhiều hơn phụ nữ vì quan niệm người chồng là chủ hộ và họ có vai trò quan trọng hơn trong việc đại diện gia đình bàn bạc, tham gia ra quyết định công việc thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, sửa chữa đình, chùa. Trong quan hệ dòng tộc như họp dòng họ, xây mồ mả, nhà thờ họ, giỗ chạp vai trò và sự tham gia của phụ nữ thấp hơn nam giới vì những quan niệm trọng nam khinh nữ còn khá phổ biến. b) thực trạng vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng hiện nay: Hiện nay cùng với sự tiến bộ của xh trong quan niêm về giới, vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng ngày một bình đẳng hơn, vợ chồng không những san sẻ công việc gia đình mà còn san sẻ cả những công viêc cộng đồng, công việc ngoài xã hội. người vợ ngày một có vai trò trong các công việc mà trước đây gọi là to mà người chồng mới xứng đáng để làm. Cụ thể là vai trò của người phụ nữ trong sinh hoạt cộng đồng, giao tiếp với xã hội đã từng bước được mở rộng. Họ đã có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng như tham gia các tổ chức xã hội, các phong trào xã hội, các lễ hội truyền thống, tham gia sinh hoạt văn hoá tại địa bàn sinh sống…. Như vậy họ đã hoà nhập với cuộc sống bên ngoài chứ không còn bó hẹp trong bếp núc gia đình và chỉ biết có chồng con. Theo tổng cục thống kê năm 2009 cho biết: Số người vợ có tham gia sinh hoạt cộng đồng ở địa phương là 30%, không tham gia là 21% và thỉnh thoảng là 49%.. Điều này cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập với xã hội bên ngoài, không còn bó hẹp mình trong vai trò nội trợ gia đình. (http://www.chungta.com/Desktop.aspx/Chungta-SuyNgam/Connguoi/Vi_tri_cua_phu_nu) Tham gia sinh hoạt động đồng tại địa phương sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu nhau hơn và có cơ họi giao tiếp lẫn nhau. Họ có thể tham gia vào hội phụ nữ, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề 4
  5. khúc mắc nhằm nâng cao hiểu biết của mình, mở rộng tầm nhìn mới. Ở một khía cạnh tham gia các hoạt động khác ta thấy : Bảng 8 - Tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội. Giao tiếp với Người tham Dự hiếu hỉ đoàn thể Họp tổ dân Tiếp khách chính quyền phố (%) gia (%) (%) (%) Vợ 37,0 18,0 47,0 9,0 Chồng 5,0 50,0 25,0 29,0 Cả hai 56,0 9,0 6,0 61,0 Người khác 2,0 23,0 22,0 1,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Người phụ nữ ngày càng có xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt văn hoá tại địa phương, theo dõi các vấn đề xã hội để nâng cao kiến thức, nâng cao vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Người phụ nữ hiện đại không chỉ lo cơm nước, chăm sóc chồng con mà họ còn có thể hoạt động sản xuất, tham gia sinh hoạt địa phương, tham gia vào các cuộc thi, các cuộc hội thảo dành cho phụ nữ để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và bên ngoài xã hội. Tuy nhiên với 56% cả vợ lẫn chồng tham gia dự hiếu hỉ lại cho thấy rằng đó là tầm quan trọng của một gia đình. Chẳng thế mà người ta hay ví “vợ chồng như đũa có đôi” đi đâu cũng phải cùng nhau. Nhưng không phải bất cứ công việc gì cũng đi cùng nhau được mà điều đó phải tuỳ vào từng công việc cụ thể. Việc cả hai vợ chồng cùng tham gia dự hiếu hỉ sẽ làm cho người vui càng vui hơn, còn người buồn được sẻ chia. Đó là hành vi ứng xử kịch sự trong thời đại ngày nay của đất nước. Việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì người phụ nữ lại chiếm một tỉ lệ ít với 18%, còn người chồng trung bình 50%, cả hai vợ chồng 9% và người khác 23%. Có những công việc chỉ dành riêng cho phụ nữ nên chỉ có 18% số người giao tiếp với đoàn thể chính quyền. Thường thường người ta nghĩ việc này nên dành cho nam giới hoặc những người lớn tuổi. Vì vậy tỉ lệ 50% người chồng và 23% người khác giao tiếp với đoàn thể chính quyền cũng dễ hiểu. Qua đây ta thấy rằng việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền chưa thu hút được sự quan tâm của người phụ nữ và nhất là cả hai vợ chồng cùng tham gia việc này chiếm một tỉ lệ nhỏ là 9%. 5
  6. Trái ngược với việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì việc họp tổ dân phố tỉ lệ người vợ 47% tham gia hội họp lại cao gần gấp đôi so với người nam 25%, còn cả hai vợ chồng thì lại rất ít 6%, người khác là 22%. Thông thường việc hội họp tổ dân phố thì trong gia đình ai đi cũng được và chỉ cần một người đại diện chứ không cần tới cả hai vợ chồng cùng tham gia. Việc người phụ nữ tích cực tham gia hội họp cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập cùng xã hội, cộng đồng để nâng cao sự hiểu biết cũng như vai trò của mình trong gia đình. Việc tiếp khách trong gia đình là công việc chung của cả hai vợ chồng nên đã chiếm một tỉ lệ cao 61%, còn một mình người vợ tiếp khách chỉ có 9% người chồng là 29%, những người khác không đáng kể chỉ có 1%. Trong mỗi gia đình thì việc tiếp khách đa số do người chủ gia đình thực hiện, nhưng với xã hội hiện nay nhận thức của người phụ nữ đã được nâng cao thì vấn đề này không chỉ còn là riêng của nam giới nữa. Người phụ nữ đã có thể tham gia tiếp khách cùng với người chồng để thể hiện vai trò của mình trong gia đình. Cả hai vợ chồng cùng tiếp khách sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên thân mật và cởi mở. Như thế người phụ nữ không còn cảm thấy tù túng trong gia đình. Khi chỉ biết có mỗi việc nội trợ. người vợ sẽ trở nên năng động khi tham gia mọi công việc của gia đình và xã hội để nâng cao vị trí của mình. Trong quan hệ xã hội, người vợ thường tích cực tham gia các công việc huy động của thôn xã như vệ sinh môi trường, giúp đỡ người nghèo, lao động xây dựng trường học, bệnh xá, đường xá, phòng chống dịch bệnh...họ thành lập các đoạn đường tự quản về vệ sinh môi trường, qua đó họ vận động gia đình và bà con lối xóm cùng giữ vệ sinh chung. Đó là một trong những ưu điểm lớn về khía cạnh xã hội của người vợ ở nông thôn và cả ở thành thị hiện nay. Nếu biết phát huy tốt khía cạnh xã hội của phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của chị em trong phát triển cộng đồng. 2. Quyền quyết định trong gia đình: Trong gia đình VN, có sự phân chia lĩnh vực ảnh hưởng của hai giới, người vợ quyết định những việc liên quan đến cuộc sống bình thường (chi tiêu hàng ngày: ăn uống, tiền sinh hoạt…), còn nam giới thường có tiếng nói trong những điều được coi là lớn, hệ trọng (ví dụ mua sắm những vật dụng đắt tiền, đi du lịch, mu axe, mua nhà…) Trong gia đình truyền thống thì quyền quyết định chủ yếu thuộc về người chồng, ngay từ việc giáo dục con cái ra sao, đi đâu làm gì…người phụ nữ lấy về chỉ để làm những công việc nội trợ, việc nhà, không được đóng góp ý kiến hay ra quyết định việc gì. Đối với xã hội hiện đại thì sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc quyết định đã có nhiều thay đổi, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất Trong điều kiện sống của các gia đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí ở không ít lĩnh vực hoạt động kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính. Chính từ thực tế này mà vị thế kinh tế của người phụ nữ 6
  7. trong các gia đình ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện rõ trong quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất Chồng Người Không Chồng Vợ Tổng Con và vợ phù hợp khác Các hoạt động kinh doanh 22.2% 21.4% 20.9% 3.4% 3.3% 28.9% 100.0% Các hoạt động sản xuất 23.4% 17.0% 23.9% 2.5% 3.0% 30.1% 100.0% Bảng số liệu trên cho ta thấy, quyền quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất, giờ đây không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn dành cho nữ giới (tỉ lệ người được hỏi trả lời quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh – sản xuất là do nam giới quyết định hay nữ giới quyết định chênh nhau không đáng kể). Tuy nhiên phụ nữ không phải ra quyết định các công việc này một mình mà có sự tham gia của nam giới. Xu hướng cả hai vợ chồng cùng quyết định trong hoạt động kinh doanh là 20,9%, trong các hoạt động sản xuất là 23,9%. Với việc tham gia vào quyền quyết định trong các lĩnh vực kinh tế như vậy đã nâng vị trí của người phụ nữ lên ngang tầm với nam giới khiến họ có vai trò quan trọng trong việc cùng chồng ra quyết định và thực hiện các chức năng kinh tế của gia đình. Tuy nhiên khi nói đến quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc kinh doanh, sản xuất thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là trình độ học vấn. Trình độ học vấn sẽ quyết định khá nhiều đến quyền ra quyết định các công việc kinh doanh – sản xuất, sự thành bại trong các công việc đó. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái Chồng Người Không Tổng Chồng Vợ Con và vợ phù hợp khác Định hướng hôn nhân cho 5.2% 6.8% 37.2% 15.8% .8% 34.2% 100.0% con cái Định hướng nghề nghiệp 8.5% 8.3% 38.5% 12.9% 1.0% 30.8% 100.0% cho con cái Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con Chồng Người Không Tổng Chồng Vợ Con và vợ phù hợp khác Sử dụng biện pháp 4.2% 27.9% 44.2% 1.3% 1.1% 21.3% 100.0% tránh thai Số con 8.5% 12.3% 59.1% 1.0% 1.1% 18.1% 100.0% Trong các gia đình được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đối với quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số con đều do cả hai vợ chồng cùng quyết định. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ. Ngày nay, quyền quyết định chính về số con là do cả hai vợ chồng cùng quyết định, chiếm tỉ lệ khá cao là 59,1% và quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai cũng do cả hai vợ chồng quyết định chiếm tỉ lệ 44,2%. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua đây ta cũng thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con và sử dụng biện pháp tránh thai giữa vợ và chồng trong gia đình. Quyền quyết định sinh con còn phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ học vấn, lứa tuổi 7
  8. Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc, quyết định các việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng. Trong gia đình có rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Những chi tiêu thường nhật cho sinh hoạt, ăn uống thường do người phụ nữ chủ động thực hiện bởi vì họ là những người hàng ngày làm công việc đó. Tuy nhiên có những khoản chi tiêu lớn có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống kinh tế của các gia đình. Những khoản chi tiêu này rất cần tới sự bàn bạc, thống nhất và quyết định của người chủ gia đình. Bảng 5 - Người quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình. Mua sắm Tiền học Các khoản Người Xây sửa Hiếu hỉ tài sản đắt cho con chi khác quyết định nhà (%) (%) tiền (%) (%) (%) Vợ 4.0 3,0 31,0 75,0 66,0 Chồng 33,0 28,0 28,0 4,0 11,0 Cả 2 61,0 66,0 41,0 20,0 23,0 Người 2,0 3,0 1,0 khác Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhìn vào bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng việc mua sắm tài sản đắt tiền do người vợ quyết định chỉ co 4%, trong khi đó người chồng là 33%, cả hai vợ chồng là 61% và người khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 2%. Với tỉ lệ 4% cho thấy người phụ nữ ít có vai trò quyết định trong việc mua sắm tài sản đắt tiền. Người phụ nữ vốn chỉ được coi là người nội trợ chính nên không tham gia quyết định việc mua sắm tài sản, còn người chồng vốn được coi là trụ cột kinh tế trong gia đinh (có tỉ lệ tới 33%) và nắm quyền quyết định việc mua sắm tài sản đắt tiền. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy việc cả hai vợ chồng cùng quyết định mua sắm những tài sản này lại là tỉ lệ cao với 61%. Như vậy giữa vợ và chồng đã có tiếng nói chung và người vợ đã có quyền quyết định cùng người chồng mua sắm những thứ cần thiết cho gia đình. So sánh: Trong gia đình truyền thống thì quyền quyết định chủ yếu thuộc về người chồng, ngay từ việc giáo dục con cái ra sao, đi đâu làm gì…người phụ nữ lấy về chỉ để làm những công việc nội trợ, việc nhà, không được đóng góp ý kiến hay ra quyết định việc gì. Đối với xã hội hiện đại thì sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc quyết định đã có nhiều thay đổi, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng. Nếu trước kia người vợ chỉ biết lắng nghe thì hiện nay người vợ đã cùng chồng bàn bạc quyết định nên hoặc không nên mua cái gì. Điều này cũng phần nào cho thấy trong gia đình có sự bình đẳng giữa vợ và chồng và cả hai vợ chồng cùng quyết định mua sắm tài sản đắt tiền là rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt trong việc xây, sửa nhà cửa tỉ lệ cần phải quan tâm là cả hai vợ chồng đều tham gia quyết định với 66%. Người phụ nữ ngày nay đã có thể tham gia vào mọi việc trong gia đình chứ không chỉ còn quanh quẩn với bếp múc chợ búa như trước nữa. Mặc dù việc xây, sửa nhà cửa phần lớn là do người đàn ông đảm nhiệm nhưng vấn đề này hiện nay đã có người phụ nữ cùng chung sức xây dựng. Đã là một gia đình thì cả hai vợ chồng đều phải quyết định công việc chung của chính gia đình mình. Như thế 66% hai vợ chồng cùng tham gia quyết định trong việc xây, sửa nhà cửa cho thấy người phụ nữ đã không chịu bó hẹp mình trong phạm vi nội trợ nữa rồi mà trái lại họ đã tham gia cùng chồng vào các công việc chung của gia đình. Về vấn đề người quyết định tiền học cho con thì tỉ lệ 31% của người vợ cao hơn chút it so với người chồng là 28%, còn lại cả hai vợ chồng thì tỉ lệ là 41%. Đây có thể là những tỉ lệ trung 8
  9. bình, nhưng nhìn chung cả vợ lẫn chồng đều rất quan tâm tới việc học hành của con cái mình. Học phí cho con bây giờ không phải là ít, bao gồm tiền học ở trường, tiền học thêm, tiền xây dựng trường, tiền bảo hiểm thân thể… Càng lên lớp cao thì số tiền càng nhiều, bởi cha mẹ nào cũng mong con vào được Đại học. Và như vậy việc lo tiền học không chỉ của riêng người vợ hay người chồng nữa mà đó là công việc chung của cả hai người. Họ phải có trách nhiệm với con cái mình, không chỉ lo cái ăn cái mặc cho con mà còn phải quan tâm tới việc học hành của chúng. Cho dù có bề bộn công việc nhưng cha mẹ vẫn phải dành một khoảng thời gian nhất định cho việc học tập của con cái bởi con cái luôn luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Con học giỏi thì cha mẹ nở mày nở mặt, còn ngược lại conchỉ lo chơi mà không lo học sẽ làm cho cha mẹ phiền lòng. Chính vì vậy mà học vấn là rất quan trọng nên gia đình nào cũng phải cố gắng nuôi con ăn học tới nơi tới chốn cho bằng bạn bằng bè. Và như vậy việc quyết định tiền học cho con không chỉ một mình người vợ hay người chồng gánh vác nữa mà đã trở thành việc chung của cả hai người. Người quyết định việc hiếu hỉ trong gia đình là người vợ chiếm tỉ lệ 75% trong khi đó tỉ lệ người chồng chỉ là 4%, cả hai vợ chồng là 20%. Việc người phụ nữ quyết định chính trong các khoản hiếu hỉ cũng là điều dễ hiểu bởi những công việc này đa số đến tay người phụ nữ. Họ luôn được coi là hậu phương vững chắc của người chồng nên những việc nhỏ này đến tay họ là lẽ đương nhiên. Việc người chồng cùng quyết định với vợ các khoản chi tiêu trong hiếu hỉ với tỉ lệ 20% cho thấy người chồng đã quan tâm tới mọi việc dù lớn hay bé trong gia đình. Tỉ lệ này chưa phải là cao nhưng qua đây ta thấy rằng người chồng đã biết chia sẻ cùng với người vợ các công việc liên quan tới đời sống tình cảm trong gia đình của chính mình. Cũng giống như quyết định việc hiếu hỉ do người phụ nữ đảm nhiệm là chính thì việc quyết định các khoản chi tiểu khác trong gia đình đa số là do người vợ với tỉ lệ rất cao 66%, còn người chồng chỉ có 11%, cả vợ lẫn chồng là 23%. Các khoản chi tiêu khác ở đây là những khoản như tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền an ninh… Phụ nữ vốn là người chu toàn nên những việc tưởng như nhỏ nhặt này do họ đảm đương. Tuy nhiên chỉ có 11% người chồng quyết định các khoản chi khác trong gia đình là một điều không công bằng cho người vợ bởi các khoản chi này là của chung gia đình. Nhưng với xu hướng đổi mới hiện nay, việc cả vợ lẫn chồng cùng quyết định các khoản chi khác trong gia đình là rất phổ biến vì họ hiểu đây là công việc chung của cả gia đình chứ không phải của riêng người vợ hay người chồng. Tỉ lệ 23% các cặp vợ chồng quyết định các khoản chi tiêu khác trong gia đình cho thấy người chồng đã biết quan tâm, chíảe, gánh vác với người vợ mọi việc dù là nhỏ nhặt nhất trong gia đình. Bên cạnh những công việc trên do phần lớn người phụ nữ đảm nhiệm thì việc quản lý tiền trong gia đình cũng là điều đáng quan tâm. Tìm hiểu ai là người quản lý tiền trong gia đình sẽ có nhiều điều thú vị bởi lẽ người cầm tiền chắc chắn là người biết được, kiểm soát được ở mức độ nhất định số tiền của gia đình cũng như biết được số tiền của gia đình đã được sử dụng vào những việc gì. Bảng 6 - Người quản lý tiền trong gia đình Người quản lý tiền trong Số người Tỷ lệ % gia đình Vợ 64 64,6 Chổng 8 8,1 Cả hai 27 27,3 Bảng số liệu này cho thấy người vợ chiếm một tỉ lệ rất cao là 64,6% trong việc quản lý tiền của gia đình so với người chồng chỉ có 8,1%, còn cả hai vợ chồng cùng quản lý tiền là 27,3%. Việc quản lý tiền trong gia đình truyền thống thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Người phụ nữ luôn 9
  10. được ví là “tay hòm chìa khoá” nên có tới 64,6% người vợ là người quản lý tiền trong gia đình. Không những cẩn thận, chu đáo, họ còn biết chi tiêu đúng lúc đúng chỗ, biết cái gì cần mua và cái gì không nên mua… Còn người chồng không phải là không biết cách chi tiêu đúng mức mà là vì họ không được cẩn thận như người vợ nên chỉ có 8,1% quản lý tiền trong gia đình. Tuy nhiên trên thực tế người quản lý tiền, người cầm giữ tiền chính trong gia đình không đồng nghĩa với người có quyền cao nhất trong quyết định chi tiêu các khoản tiền. Người có quyền quyết định chi tiêu các khoản tiền nhất là các khoản tiền lớn thường do người chủ gia đình là người chồng quyết định. Nhưng xã hội ngày càng bình đẳng thì việc quản lý tiền trong gia đình cũng nên bình đẳng. Chỉ có 27,3% các cặp vợ chồng cùng quản lý tiền là tỉ lệ nhỏ cho thấy người phụ nữ vẫn có vai trò lớn trong việc quản lý tiền vì tính của họ luôn cẩn thận, chu đáo với mọi công việc trong gia đình. Thậm chí tuổi tác và giai đoạn đường đời của người phụ nữ có tác động rõ rệt đến quyền quyết định của phụ nữ trong gia đình. Cô dâu về nhà chống thường chỉ có quyền quyết định rất hạn chế, nhất là khi sống chung với bố mẹ chồng, nhưng khi con trai, địa vị sẽ được cải thiện. Đồng thời ở những gia đình khi cả vợ cả chồng cùng thảo luận và bàn bạc về một vấn đề, nếu thấy ý kiến hai bên khác nhau, không thống nhất với nhau thì tiếng nói người chồng là quyết định, người vợ phải nghe theo. Qua việc phân tích những số liệu trên ta thấy rằng người phụ nữ đã có thể cùng chồng tham gia, bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Ngoài ra họ còn là “tay hòm chìa khoá” quản lý tiền chính trong gia đình. Người phụ nữ bây giờ không chi lo bếp núc, chăm sóc chồng con mà họ đã từng bước thoát ra khỏi vị trí phụ thuộc vào người chồng. Các công việc như mua sắm tài sản, xây sửa nhà cửa, lo tiền học cho con… không phải là việc của riêng một người quyết định mà đó là công việc chung của cả hai vợ chồng, công việc chung của gia đình. 3. Tiếp cận các nguồn lực phát triển của gia đình Hay nói cách khác cụm từ này giúp chúng ta hình dung ra được đó chính là sự đảm bảo những nguồn lực, yếu tố bao gồm: kinh tế, giáo dục, sức khỏe, học vấn, tâm lý – tình cảm cho các thành viên trong gia đình. Trước tiên tôi sẽ đi vào phân tích yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển gia đình. * Thứ nhất là nói tới yếu tố kinh tế: sở hữu tài sản, đứng tên chủ hộ hay tiếp cận các nguồn vốn tài chính… QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG SỞ HỮU: PHẦN LỚN VỢ KHÔNG CÓ TÊN TRONG "SỔ ĐỎ" Tổ chức Nghiên cứu phát triển Action Aid Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát “Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ nhìn từ thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Kết quả cho thấy chỉ có khoảng 3-5% số hộ gia đình được cấp “sổ đỏ” có tên cả hai vợ chồng. Mất nhà vì thiếu hiểu biết Chị Nguyễn Thị Hằng, SN 1982, thường trú tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu). Năm 2000, chị kết hôn và có một con gái 7 tuổi. Trong thời gian chung sống, vợ chồng chị được mẹ vợ cho một mảnh đất. Sau đó, nghe theo lời khuyên của chồng, chị Hằng bán mảnh đất trên lấy tiền mua mảnh đất của bố mẹ chồng để ở. Điều 43 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định phải ghi tên cả vợ và chồng khi bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng, hoặc trường hợp nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất. Trừ trường hợp một trong hai người là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi bất động sản là tài sản chung của cả con cái thì chủ hộ đại diện viết tên. 10
  11. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất mới này không ghi tên chị mà ghi tên bố chồng. Năm 2007, chồng chị Hằng nghiện hút nặng, chị đưa đơn ly hôn. Trước tòa, bố chồng tuyên bố mảnh đất mà chị đang ở là của ông, vì “sổ đỏ” mang tên ông. Toà buộc chị Hằng phải giao trả lại mảnh đất, chị đành đi thuê nhà để ở. Nghề nghiệp không ổn định, phải nuôi con nhỏ nên cuộc sống rất khó khăn. Nghĩ lại chị mới thấy hối hận vì đã không biết để chuyển tên chủ sở hữu mảnh đất khi mua.  Rõ ràng, việc đứng tên tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tới sự tồn tại và phát triển gia đình. Chỉ khi nào có sự thống nhất về việc đứng tên sở hữu, phân chia tài sản một cách rõ ràng hợp lý thì nó mới đảm bảo cho việc duy trì trật tự các mối quan hệ trong gia đình. Hay một ví dụ khác: Đây là một bài báo mà nhóm chúng tôi sưu tầm được có liên quan đến việc đứng tên chủ hộ trong gia đình Chỉ có chồng là chủ hộ? Người dân ở 6 tỉnh khảo sát chưa hiểu hoặc hiểu rất ít về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên 2 người và cho rằng gia đình có chồng đại diện là đủ. Chị Đinh Thị Nga, 35 tuổi, thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình cho biết: “Chúng tôi cứ tưởng chỉ có chồng là chủ hộ mới được đứng tên trong “sổ đỏ” nên cũng không dám hỏi”. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ “sổ đỏ” đứng tên cả hai vợ chồng là rất thấp. Ở 2 xã Tu Lý, Hào Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình, tỉ lệ đất ở có “sổ đỏ” 2 tên chỉ chiếm 5,7%. Tỉ lệ này ở các xã Bình Lư, Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu là 3%. Còn ở Trà Vinh và Vĩnh Long là 3,1%. Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyền lợi hợp pháp của phụ nữ. Kết quả khảo sát của tổ chức ActionAid Việt Nam cho thấy do thiếu hiểu biết, người phụ nữ không dám hỏi chồng về quyền chủ hộ gia đình. Có trường hợp, phụ nữ nghĩ rằng việc đứng ngang tên với chồng trong “sổ đỏ” là điều bất bình thường. Tổ chức ActionAid Việt Nam cho rằng, ngoài hạn chế trong nhận thức của người phụ nữ thì trong một số gia đình, người chồng chưa tạo điều kiện để người vợ được có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là những ông chồng gia trưởng, muốn một mình nắm giữ tài sản để tạo quyền uy trong các quyết định. Nó cũng là minh chứng cho tình trạng bất bình đẳng giới vốn đã diễn ra âm thầm nhưng dai dẳng hiện nay. “Phụ nữ là người sản xuất nông nghiệp chủ yếu, nuôi sống cả gia đình. Song quyền tiếp cận và sử dụng các công cụ, tư liệu sản xuất của họ vẫn chưa được đảm bảo, thậm chí có khi còn bị xâm phạm. Một trong những biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất đai thực sự cho phụ nữ trên cơ sở pháp lý và trong thực tế”. Kết quả khảo sát còn cho thấy, một nguyên nhân khác khiến phụ nữ chưa hiểu biết đến quyền lợi của mình trong việc sở hữu tài sản, đất đai là do chính quyền địa phương không tuyên truyền cho họ hiểu. Một số cán bộ cấp huyện khi được hỏi cho biết, họ chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh hướng dẫn triển khai cụ thể về vấn đề này để tuyên truyền cho người dân * Yếu tố chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình: thời gian nghỉ ngơi, khám bệnh, uống thuốc bổ… Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sức khoẻ của mỗi cá nhân và cũng chính là t ế bào của xã hội nên vai trò gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Nó là nhân tố đóng góp cho chất lượng cuộc sống, nơi sản sinh, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến tuổi trưởng thành, thành nguồn lực xã hội. Mối quan hệ gia đình trong việc bảo vệ sức khoẻ. 11
  12. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới “sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất tinh thần và xã hội và không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật”. Nói một cách cụ thể hơn sức khoẻ có thể chia ra: - Phần thân: Sức khoẻ về thể chất. - Phần tâm: Sức khoẻ về tinh thần. Sự thống nhất về sức khoẻ giữa phần thân và phần tâm đều phải được coi trọng như nhau, không thể coi nhẹ phần nào trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Với gia đình thì cả 2 phần này đều có ảnh hưởng rất lớn, vì gia đình là một môi trường xã hội thu hẹp, gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục xây dựng các hành vi lối sống đầu tiên c ủa con người. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân,vai trò của gia đình trong việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình nói riêng và trong cộng đồng là rất quan trọng và không thể thiếu. +Công tác chăm sóc. Gia đình là một tổ ấm là chỗ dựa vững chắc cho con người, giúp con người phát huy được những tiềm năng sẵn có. Do vậy gia đình có trách nhiệm chăm sóc để con người được khoẻ mạnh có lối sống, nếp sống tốt để chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, cũng là việc chăm lo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng xã hội. - Chăm lo cho mọi đối tượng trong gia đình xây dựng ý thức tự chủ, tự chăm sóc bản thân, chủ động phòng bệnh tật. - Biết cách tự lựa chọn phương pháp tập luyện, ăn uống, sinh hoạt, học tập, vui chơi phù hợp với bản thân để nâng cao thể lực. - Khi gia đình có thành viên bị ốm đau, bệnh tật biết động viên chăm sóc để vượt lên bệnh tật, hỗ trợ cho việc chiến thắng bệnh tật. - Phát hiện sớm bệnh tật để điều trị, kéo dài tuổi thọ. - Xây dựng ý thức sống trong gia đình biết quan tâm chăm sóc, đó là một hành vi tốt giúp cho việc sức khoẻ “phần tâm” tốt hơn (sức khoẻ tinh thần). *Yếu tố giáo dục: học vấn, định hướng nghề nghiệp, hình thành nhân cách cho trẻ Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ (giáo dục) Công tác giáo dục. Giáo dục về hành vi lối sống có lợi cho sức khoẻ ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành và phải biết tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi không có lợi cho sức khoẻ, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau: Ý thức vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, bảo vệ môi trường, lối sống khoa học, lành mạnh, tập luyện năng lực thể lực, ý thức biết tự bảo vệ bản thân, đề phòng bệnh tật. Luôn tìm hiểu nâng cao kiến thức về bệnh tật để nâng cao chất lượng lối sống, chất lượng cuộc sống. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách c ủa mỗi con người. Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em. Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì m ới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em. 12
  13. Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội. Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thi ếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo…  Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Chỉ khi nào gia đình đảm bảo được chức năng vai trò giáo dục của mình thì nó m ới trở thành nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền vững của các thành viên. *Yếu tố tâm lý- tình cảm Sự đảm bảo cho các thành viên về mặt tâm lý – tình cảm (chia sẻ, yêu thương, an ủi, giúp đỡ nhau…) Chắc hẳn bất cứ đứa trẻ nào sinh ra đều có cha mẹ nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong 1 gia đình hạnh phúc, nhận được tình cảm yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Câu chuyện mà tôi sẽ kể dưới đây là một minh chứng rằng ai sinh ra trong một gia đình cũng đều có nhu cầu được yêu thương, được quan tâm chăm sóc. Thông qua câu chuyện của 1 đứa trẻ đánh giày này thì các bạn sẽ hiểu được chỉ khi nào các thành viên tiếp cận được các nguồn lực đó thì họ mới có thể phát triển toàn diện: Kính gửi bố mẹ con chưa hề gặp! Chiều nay con cùng lũ bạn cơ nhỡ đi trên phố, bắt gặp những đứa trẻ ngang lứa con được bố mẹ chúng mua cho những món quà nhân ngày 1/6 mà cả nhóm thèm thuồng! Đứa trẻ đó lớn rồi mà được bố nó bế trên vai, mẹ nó đi bên cạnh làm trò cho nó cười. Hôm đó cả nhóm thủ thỉ chắc gia đình này hạnh phúc nhất thế gian… Bố mẹ có biết không? Con là đứa trẻ đánh giầy nơi xó chợ, trên hè phố hoặc bất cứ ở đâu có những đôi giày bẩn người ta cần đánh thì có con. Nhóm con có 5 người, đều không cha mẹ, có đứa có cha mẹ mà chẳng ai thừa nhận. Đứa nào cũng có mái tóc vàng hoe, khuôn mặt đen đúa và thân hình gầy như que tăm. Để có miếng cơm, chúng con phải dậy sớm, đứa thì tới sạp báo gần nhất nhận báo, đứa thì nhận vé số, đứa thì cùng những người lớn đóng giả những gã ăn mày tội nghiệp, bệnh tật để xin chút lòng thương của người đi đường. Con thường đến quán cà phê nằm ngã tư đường nơi có dòng người xuôi ngược, ở đó là nơi tụ tập của những gã ăn mày, bán vé số, bán báo và đánh giầy. 13
  14. Có thể bố mẹ sẽ hỏi con lớn lên bằng cách nào? Làm sao một đứa trẻ chưa hề biết sông dài, biển rộng và lòng người đa đoan sống với những lam lũ, nhọc nhằn đặt lên vai? Bố mẹ ạ, thế mà con vẫn lớn lên. Rồi đến một ngày chúng con bỏ trốn nơi đã nuôi nấng mình để lao vào cuộc đời bằng những thứ nghề chưa ai nghĩ tới. Bố mẹ biết không, để đánh được một đôi giầy của người khách ngồi chễm chệ trên chiếc ghế mây, tay cầm tờ báo nhâm nhi cốc cà phê, đôi mắt đăm đăm sau chiếc kính dày, con phải nài kèo, dỗ dành không thôi người ta đuổi đi. Trước khi người ta chịu để cho con đánh đôi giầy cũ kỹ ấy, họ không quên cất lên: “Này nhóc, ngồi yên đó mà đánh nhé, không được chạy đâu đó, muốn lượm đôi giầy ông không dễ đâu nha!”. Người ta luôn coi tụi con là những tên trộm, họ cảnh giác, họ khinh rẻ! Thế mà chúng con vẫn lớn lên đấy thôi, để rồi một ngày xuân khi tết đến thấy người ra vui vầy bên nhau mà lòng tự ti, tủi hờn. Tuổi thơ của chúng con là những ngày ở đầu đường xó chợ, nhiều hôm nhìn con phố muôn người xuôi ngược, con đã từng tưởng tượng ra khuôn mặt của đấng sinh thành ra con và tự nhủ, biết đâu giữa hàng ngàn người đi trên phố, có bố mẹ cất bước đi qua. Bố mẹ có biết không, tuổi thơ con buồn nhất là những ngày người ta gọi là quốc tế thiếu nhi đó. Ngày đó tụi con thu mình và để cho đêm khép lại, ngủ một giấc rồi tiễn ngày đi qua. May mắn lắm chúng con được những tổ chức bảo trợ trẻ em phát cho những món quà, mừng ơi là mừng! Bố mẹ biết đấy, con đã lớn lên với những tháng ngày như thế.  Một bức thư với ngôn ngữ hết sức giản đơn nhưng đọc nó thì lại vô cùng cảm động, đứa trẻ viết bức thư này chưa được tiếp cận đầy đủ cơ hội để phát triển, đặc biệt là luôn thiếu thốn về mặt tình cảm gia đình. Ngoài ra khi đề cập đến các nguồn lực phát triển của gia đình thì ta cũng có thể đề cập tới yếu tố con người (nguồn nhân lực), đất đai, kinh nghiệm cha ông để lại, vui chơi – giải trí,. … * Thách thức đối với gia đình hiện nay : Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình Việt Nam cũng diễn ra sự biến đổi một cách toàn diện. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình. Bên cạnh những tác động tích cực, những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức mới. Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; ngoại tình; sống chung không kết hôn; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; tình trạng trẻ em nghiện hút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia đình; buôn bán phụ nữ; bất bình đẳng giới; mua bán hôn nhân có yếu tố nước ngoài; xu hướng tôn sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người với người; tình trạng buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức diễn ra phổ biến trong xã hội… đang tác động đến từng cộng đồng, tập thể, cá nhân, từng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi phương diện. Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, gia đình không còn là một tổ chức bền vững mang tính khép kín. Để có được các nguồn thu nhập mới nuôi sống gia đình, nhiều cha, mẹ phải rời xa tổ ấm tìm việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp, họ không những không có điều kiện gần gũi chăm sóc, giáo dục con nhỏ mà bản thân cũng gặp rất nhiều nguy cơ và rủi ro khi sống xa gia đình. Trong điều kiện đó, trong khi, cùng với sự phai nhạt tình cảm gia đình, sự cố kết giữa các 14
  15. thành viên gia đình trở nên thất thường, lỏng lẻo thì các thiết chế xã hội từng bước thay thế vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là sự chuyển đổi vai trò vô cùng nguy hiểm trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em giai đoạn chuyển đổi hiện nay. 15
nguon tai.lieu . vn