Xem mẫu

  1. BÀN CHÂN Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn Bàn chân (pedis) được giới hạn bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu các ngón chân, gồm có hai phần  mu chân và gan chân. 1. MU CHÂN  Mu chân (regio dorsalis pedis) là phần nằm phía trên các xương đất bàn ngón chân. 1.1. Lớp nông  Da mỏng, dễ di động. Tổ chức dưới da nhiều tĩnh mạch và thần kinh nông. + Tĩnh mạch nông: tạo thành một mạng lưới tĩnh mạch đổ vào cung tĩnh mạch mu chân, rồi nhận  cung tĩnh mạch gan chân và đổ vào các tĩnh mạch hiển lớn và bé. + Thần kinh nông: cảm giác da vùng mu chân là các nhánh ­ Thần kinh bì mu chân trong là nhánh trong của thần kinh mác nông. ­ Thần kinh bì mu chân giữa là nhánh ngoài của thần kinh mác nông. Thần kinh bì mu chân ngoài là nhánh tận của thần kinh bắp chân. ­ Mạc nông Ở trên liên tiếp với mạc nông của cẳng chân, hai bên dính vào cân gan chân, phía trước bám vào các  bờ xương đất bàn chân I và V. 1.2. Lớp sâu  Các gân và cơ ở mu chân có hai loại, một loại từ cẳng chân xuống và 1 loại là cơ nội tại ở mu chân. 1. Gân cơ duỗi dài các ngón chân 2. Gân cơ mác dài 3. Cơ duỗi ngắn các ngón chân 4. Gân cơ mác ngắn 5. Gân cơ mác ba 6. Gân cơ duỗi dài ngón cái 7. Gân cơ chày trước Hình 3.37. Cơ duỗi ngắn các ngón chân ­ Gân cơ chày trước: từ khu cẳng chân trước xuống bám vào xương chêm
  2. I và xương đốt bàn chân I. ­ Gân cơ duỗi dài ngón cái xuống bám vào nền đốt II ngón cái. ­ Gân cơ duỗi dài (duỗi chung) các ngón chân xuống bám vào nền các đốt giữa và đốt xa các ngón chân II, III, IV, V. ­ Gân cơ mác ba xuống bám vào nền xương đốt bàn V. ­ Cơ duỗi ngắn ngón chân là cơ nội tại của mu chân. Cơ bám từ mặt trên và ngoài xương gót, mạc giữ  gân duỗi, đi dưới gân duỗi dài các ngón chân, rồi chia thành 4 bó, bó trong đến ngón cái bám vào đất  gần ngón cái, ba bó còn lại đến bám vào gân duỗi các ngón II, III, IV. 1.3. Mạch, thần kinh  1.3.1. Động mạch mu chân (a. dorsalis pedis) * Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng: Động mạch chày trước sau khi chui qua mạc giữ gân duỗi thì đổi tên thành động mạch mu chân, chạy  xuống tới đầu sau khoang liên cốt bàn chân I thì chui xuống gan chân để nối với động mạch gan chân  ngoài. Đường định chiếu là đường xẻ từ giữa hai mắt cá đến khe giữa ngón chân I­II * Liên quan: Ở cổ chân, động mạch mu chân có gân cơ duỗi ngón cái bắt chéo động mạch từ ngoài vào trong.  Nên ở mu chân, động mạch chạy dọc theo bờ ngoài gân duỗi ngón cái và nằm giữa nó với gân cơ  duỗi chung ngón chân, có bó thứ nhất của cơ mu chân bắt chéo phía trên động mạch. * Phân nhánh, vòng nối, áp dụng: ­ Động mạch mu cổ chân ngoài (a. tarsalis laterales) nối với động mạch mắt cá trước ngoài, động  mạch cung, động mạch xiên tạo thành mạng mạch mắt cá ngoài. ­ Động mạch mu cổ chân trong (a. tarsalis mediales) nối với động mạch mắt cá trong tạo thành mạng  mạch mắt cá trong.
  3. 1. Thần kinh mác nông 2. Cơ mác ngắn 3,7. Cơ duỗi dài các ngón 4. Mạc hãm gân duỗi 5. Nhánh xuyên ĐM mác 6. Gân cơ mác ba 8. Gân cơ duỗi dài ngón cái 9. Gân cơ duỗi ngắn ngón cái 10. Động mạch cung 11. ĐM mắt cá trước trong 12,13. Động mạch chày trước Hình 3.38. Gân, cơ, mạch máu và thần kinh ­ Động mạch cung (a. arcuate) là nhánh bên lớn nhất.  Tách ngang mức nền xương đốt bàn chân I, rồi chạy cong ra ngoài, ngang qua đầu gần các xương  đốt bàn chân và tận hết ở mặt ngoài bàn chân để tiếp nối với các động mạch cổ chân ngoài và gan  chân ngoài. Động mạch cung tách ra các nhánh mu đốt bàn chân chạy trong các khoang gian cốt bàn chân II, III,  và IV, rồi tách hai nhánh xiên: + Nhánh xiên sau nối với cung mạch gan chân sâu. + Nhánh xiên trước nối với các động mạch gan ngón chân chung tương ứng sau đó tách đôi thành các  động mạch mu ngón chân đi vào hai mặt bên của ngón chân III, IV, mặt ngoài ngón II và mặt trong  ngón V. Động mạch gan chân sâu (a. plantaris profundus) là nhánh tận của động mạch mu chân, nối với động  mạch gan chân ngoài. ­ Động mạch mu bàn chân I đi vào mặt ngoài ngón I và mặt trong ngón II. 1.3.2. Tĩnh mạch mu chân (v. dorsalis pedis) Có 2 tĩnh mạch đi kèm theo động mạch. 1 3.3. Thần kinh mác sâu (n. fiburalis profundus) Chia ngành cùng ở mu chân theo động mạch mu chân và cảm giác cho một vùng rất nhỏ ở kẽ ngón chân I­II trong khoang gian cốt bàn chân I.
  4. 1. Động mạch mu chân 2. ĐM mu cổ chân trong 3. ĐM cung 4. Các ĐM mu ngón chân 5. Các nhánh xuyên trước từ ĐM gan đất bàn 6. Các nhánh xuyên sau từ ĐM gan đốt bàn 7. ĐM mu cổ chân ngoài 2. ỐNG GÓT 2.1. Vị trí  Hình 3.39. Sơ đồ động mạch mu chân Ống gót thuộc vùng cổ chân, ở sau dưới mắt cá trong, do mặt trong xương gót lõm thành một đường  rãnh, và có cơ dạng ngón chân cái bắt ngang như một nhịp cầu từ sau ra trước biến thành một đường  ống gọi là ống gót. Trong ống gót có bó mạch thần kinh chày sau, các gân cơ của lớp sâu khu cẳng chân sau đi xuống  gan chân. 2.2. Cấu tạo  Ống gót gồm có 2 thành ­ Thành ngoài là mặt trong xương gót. ­ Thành trong là cơ dạng ngón cái Ống gót lại được chia làm 2 tầng: tầng trên và tầng dưới ống gót được ngăn cách nhau bởi 1 chế cân  ngang (cân của cơ dạng ngón cái).
  5. 1. Gân gót 2. Thần kinh chày 3. Bao của gân cơ chày sau 4. Bao của gân cơ gấp chung ngón chân 5. Động mạch chày sau 6. Bao của cơ gấp riêng ngón cái 7. Bó mạch thần kinh gan chân trong Hình 3.40. Sơ đồ ống gót (mạch máu và thần kinh) ­ Tầng trên ống gót gồm có: gân cơ ở lớp sâu khu  cẳng chân sau xuống (gân cơ cẳng chân sau, gân cơ gấp chung, gân cơ gấp dài ngón cái), động tĩnh  mạch gan chân trong và thần kinh gan chân trong. 1. Gân cơ chày sau 2. Gân cơ gấp dài các ngón chân 3. Gân cơ gấp dài ngón I 4. Cơ dạng ngón cái 5. Cơ vuông gan chân 6. Bó mạch thần kinh gan chân ngoài 7. Bó mạch thần kinh gan chân trong Hình 3.41. Thiết đồ cắt đứng ngang qua ống gót ­ Tầng dưới ống gót gồm có: cơ vuông gan chân (cơ   Sylvius), động mạch gan chân ngoài và thần kinh gan chân ngoài. 3. GAN CHÂN Gan chân (regio plantaris pedis) bao gồm tất cả phần mềm nằm dưới xương và khớp của bàn chân.  Về cấu tạo gồm có: 3.1. Da, tổ chức tế bào dưới da  Da vùng này rất dày và chắc, dính liền với mô tế bào dưới da. Trong lớp này có các nhánh tĩnh mạch nông hợp thành một lưới tĩnh mạch ở gan chân và các nhánh  thần kinh nông của dây thần kinh gan chân trong thần kinh gan chân ngoài tách ra. 3.2. Cân gan chân và các ô gan chân  ­ Cân nông của gan chân che phủ cơ, mạch ở gan chân. Cân nông bám từ xương gót, chạy ra trước  tách ra 5 che cho 5 ngón chân, cân này dính chặt vào lớp tổ chức dưới da, dầy và chắc ở giữa, còn  tương đối mỏng ở hai bên. Vùng này còn có hai vách liên cơ tách ra từ cân nông của gan chân chia gan chân thành 3 ô: ngoài, 
  6. trong, giữa. Ngoài ra còn có một ô gan chân sâu (ô gian cốt) nằm dưới mạc sâu của gan chân chứa  các cơ giun và các mạch thần kinh sâu. 3.3. Các cơ  Xếp làm 4 lớp 3.3.1. Lớp nông  Có 3 cơ từ trong ra là: 1. Dây chằng đốt bàn ngang nông 2. Bó mạch thần kinh gan ngón chân I và II 3. Nhánh bì của ĐM, thần kinh gan chân trong 4. Nhánh gót của thần kinh chày và ĐM chày sau 5. Nhánh bì của bó mạch gan chân ngoài 6. Cân gan chân (dải dọc) 7. Cân gan chân (dải ngang) Hình 3.42. Gan chân (lớp nông) ­ Cơ dạng ngón cái (m. abductor hallucis): từ mỏm trong củ xương  gót tới bám vào đốt gần ngón cái cùng với gân cơ gấp ­ Cơ gấp ngắn các ngón chân (m. flexor digitorum brevis): từ lồi củ trong xương gót, rồi sau đó chia  thành 4 gân, mỗi gân lại tách ra 2 chế tới bám vào nền đốt giữa các ngón II, III, IV, V. ­ Cơ dạng ngón út (m. abductor digiti minimi): từ mặt dưới xương gót tới bám vào mặt ngoài đốt gần  ngón V. 3.3.2. Lớp giữa  ­ Có gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung ngón chân từ cẳng chân sau xuống. ­ Cơ vuông gan chân (m. quadratus plantae) hay cơ thịt vuông: từ mặt dưới xương gót tới bám vào gân  cơ gấp dài ngón chân. ­ Bốn cơ giun (m. lumbricales): trong đó 3 cơ giun ngoài bám vào hai mặt bên gân gấp cơ gấp dài  ngón chân, cơ giun trong bám vào mặt trong gân gấp ngón I. Các cơ này sẽ đến bám vào mặt trong  đốt gần ngón chân tương ứng và gân duỗi của 4 ngón chân ngoài. 3.3.3. Lớp sâu  Ở 1/3 sau có dây chằng khớp cổ bàn chân, gân cơ chày sau và gân cơ mác dài.
  7. Ở 1/3 phía trước có các cơ riêng của các ngón chân: 1. Các cơ giun 2. Gân cơ gấp dài ngón cái 3. Cơ gấp ngắn ngón cái 4. Gân cơ gấp dài các ngón chân 5. Cơ dạng dài ngón cái 6. Cơ dạng ngón út 7. Cơ vuông gan chân 8. Cơ gấp ngắn ngón út Hình 3.43. Các cơ gan chân ­ Cơ gấp ngắn ngón cái (m. flexsor hallu cis brevis): từ mặt dưới xương  chêm trong, rồi tách thành hai bó đi hai bên của gân cơ gấp dài ngón cái, bó trong sau đó bám vào  gân cơ dạng ngón cái, bó ngoài tới bám vào gân cơ khép ngón cái. ­ Cơ khép ngón cái (m. adductor hallucis): đầu chéo bám vào xương hộp, xương chêm ngoài và  xương đốt bàn chân I, II; đầu ngang bám vào khớp đốt bàn ngón chân III, IV, V. 2 đầu chụm lại bám  tận ở nền xương đốt gần ngón I. ­ Cơ đối chiếu ngón út (m. opponens digiti minimi): bám cùng với cơ gấp ngắn ngón út, sau đó bám  vào bờ ngoài xương đốt bàn V. ­ Cơ gấp ngắn ngón út (m. flexor digiti minimi brevis): bám từ củ xương hộp, nền xương đất bàn chân  V, rồi tới bám vào nền đốt gần ngón út. 3.3.4. Lớp sát xương  ­ Các cơ liên cốt mu chân (m. interossei dorsales): có 4 cơ, các cơ này đều bám từ hai mặt đối lập của  xương bàn chân ở các khoang liên cốt, sau đó cơ gian cốt mu chân I thì tới bám vào mặt trong nền  đốt gần ngón II, còn các cơ liên cốt khác thì bám vào mặt ngoài nền đốt gần các ngón II, III, IV, V. ­ Các cơ liên cốt gan chân (m. interossei plantares): có 3 cơ: bám từ mặt trong xương đốt bàn chân III,  IV, V tới bám vào mặt trong nền đốt gần ngón chân III, IV, V. * Tóm lại: ở gan chân, cơ dạng, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngắn ngón chân, cơ giun I là do thần  kinh gan chân trong chi phối, các cơ còn lại do thần kinh gan chân ngoài chi phối. 3.4. Mạch thần kinh  Ở gan chân có 2 bó mạch thần kinh đều là các ngành cùng của động mạch chày sau và thần kinh  chày tạo nên. ­ Ở tầng trên ống gót: bó mạch thần kinh gan chân trong.
  8. ­ Ở tầng dưới ống gót: bó mạch thần kinh gan chân ngoài. 3.4.1. Động mạch gan chân trong (a. plantaris medialis) Là một ngành cùng của động mạch chày sau, từ tầng trên ống gót, động mạch gan chân trong đi ra  phía trước dọc theo bờ trong gân cơ gấp dài ngón cái rồi trở thành nhánh bên trong của gan chân. Động mạch gan chân trong tách ra 2 ngành: ­ Ngành sâu cấp máu cho các cơ của mô cái. ­ Ngành nông đi tới đốt bàn chân I thì tách ra hai nhánh tận, nhánh trong cấp máu cho mặt trong  ngón cái, nhánh ngoài nối với các nhánh động mạch gan đốt bàn I, II, III của động mạch gan chân  ngoài. 3.4.2. Động mạch gan chân ngoài (a. plantaris medialis) ­ Nguyên uỷ, đường đi, liên quan: là một ngành cùng của động mạch chày sau, từ tầng dưới ống gót  đi chếch ra ngoài tới đầu sau xương đất bàn chân I rồi nối tiếp với động mạch mu chân. Như vậy động  mạch gan chân ngoài có 2 đoạn liên quan: + Đoạn chếch nằm giữa cơ vuông gan chân và cơ gấp ngắn gan chân + Đoạn ngang chui vào sâu, nằm ngay dưới các xương đất bàn chân và các cơ liên cốt bàn chân. Nhánh bên: ­ Các nhánh xiên nối với các động mạch mu đốt bàn chân II, III và IV (của cung động mạch mu   chân). Các nhánh gan đốt bàn chân đi dọc theo các khoang liên cốt I, II, III, IV nhận các nhánh xiên để sau  đó tách ra hai nhánh tận đi vào hai mặt bên của các ngón II, III, IV, và mặt trong ngón V, mặt ngoài  ngón I. 6. Cơ dạng ngón I 5. Cơ gấp ngắn ngón I 3. Cơ đối chiếu ngón V 2. Cơ khép ngón cái 1. Cơ mu chân 4. Cơ dạng ngón V 8. Gân cơ duỗi chung 9. Mạc bàn chân 10. Cân sâu 11. Cơ gấp ngắn ngón V 12. Mạch TK gan chân ngoài 13. Gân cơ gấp dài ngón chân 14. Cơ gấp ngắn gan chân 15. Mạch thần kinh gan chân trong 16. Gân cơ mác dài 17. Gân cơ gấp dài ngón I 18. Gân cơ chày sau 19. Gân cơ chày trước Hình 3.44. Thiết đồ cắt ngang qua bàn chân 3.4.3. Thần kinh gan chân trong (n. plantaris medialis) Là một ngành cùng của dây thần kinh chày sau, từ tầng trên ống gót chạy ra phía trước đi dọc theo  bờ trong gân cơ gấp dài ngón cái rồi trở thành nhánh bên trong của gan chân. Dây thần kinh gan  chân trong tách ra các nhánh sâu vận động cho các cơ: cơ gấp ngắn gan chân, cơ dạng ngón chân 
  9. cái; cơ gấp ngắn ngón cái và cơ giun 1. Tách nhánh nông chi phối cảm giác cho da 3,5 ngón kể từ  ngón cái đến nửa ngón 4. 3.4.4. Thần kinh gan chân ngoài (n. plantaris 1ateralis) Là một ngành cùng của dây thần kinh chày sau, đi ở tầng dưới ống gót chạy trong động mạch gan  chân ngoài. Dây thần kinh gan chân ngoài tách ra các ngành chi phối vận động cho các cơ mô út, cơ  giun II, III, IV, cơ gian cốt, cơ khép ngón cái và bó trong cơ ngắn gấp ngón cái. Chi phối cảm giác cho  da ngón V, da mặt ngoài ngón IV. Tóm lại: nhìn chung ở gan chân khi đứng phía trong và phần giữa không tiếp xúc với đất mà vồng lên  thành một hình vòng cung gọi là vòm gan chân. Vòm này có tác dụng chịu đựng sức nặng của thân người và che chở cho các bó mạch thần kinh của  gan chân không bị đè xuống đất. Do chức năng trên, cấu tạo gan chân khác với cấu tạo sắp xếp của  gan tay, các cơ của gan chân không nổi rõ như các cơ ở gan tay mà xếp thành lớp. Giữa các cơ có  các bó mạch thần kinh gan chân đi qua. 1, 15. Động mạch gan ngón chân riêng 2. Động mạch bê trong ngón cái 3. Cung ĐM gan chân sâu 4. Nhánh nối với ĐM gan đốt bàn chân I, II, III. 5. Cơ khép ngón cái bó chếch 6. Nhánh bì ĐM gan chân trong 7. Động mạch gan chân trong 8. Cơ vuông gan chân 9. Động mạch gót trong 10. Cơ gấp ngắn các ngón chân 11. Động mạch gan chân ngoài 12. Đoạn ngang ĐM gan chân ngoài 13. ĐM bên ngoài ngón út 14. ĐM gan đất bàn chân chung Hình 3.45. Các động mạch ở gan chân
nguon tai.lieu . vn