Xem mẫu

  1. Tiết 87, 88: Viết bài tập làm văn số 5 A. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: - Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: - Dùng từ đặt câu kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh, sử dụng phương thức ngôn ngữ phù hợp. 3/.Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu một đồ dùng, viết văn bản thuyết minh B. Phương pháp: C. Chuẩn bị: 1/ GV:Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm. 2/ HS: Ôn tập kĩ về văn thuyết minh. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: GV: Ghi đề lên bảng:
  2. Đề: “ Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. Yêu cầu: - Xác định đúng thể loại thuyết minh. - Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. - Ngôn ngữ chính xác và dễ hiểu. - Bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Dàn ý: I/. Mở bài. - Giới thiệu được một đồ dùng tuỳ chọn trong học tập hoặc trong cuộc sống. II/. Thân bài. - Giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, tính chất, cách dùng, công dụng, sự gắn bó và ý nghĩa của đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. III/. Kết bài. - Cảm nghĩ của em về đồ dùng đó. + Biểu điểm: + Điểm 9, 10: - Đầy đủ nội dung, lời văn trong sáng, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, hấp dẫn. + Điểm 7, 8: Nội dung cơ bản đầy đủ, lời văn khá trôi chảy, sử dụng khá phù hợp các phương pháp thuyết minh song còn sai một số lỗi về chính tả.
  3. + Điểm 5, 6: Đã nắm được phương pháp thuyết minh song diễn đạt còn lủng củng, còn sai chính tả. Điểm 3, 4: Nội dung thuyết minh còn sơ sài, diễn đạt chưa trôi chảy, sai nhiều lỗi chính tả, ý vụng. + Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. IV. Đánh giá kết quả : GV thu bài và nhận xét giờ làm bài. V. Hướng dẫn dặn dò: Bài Cũ: - Xem lại tất cả các bài học về văn thuyết minh - Xem lại những kiểu câu đã học. Bài mới: - Soạn bài: Chuẩn bị trước bài câu Trần thuật
nguon tai.lieu . vn