Xem mẫu

  1. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 5) 7/ Hình ảnh X quang điển hình. Chẩn đoán xác định khi có từ 4 tiêu chuẩn trở lên (4/7). Từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 4 thời gian tối thiểu phải kéo dài trên 6 tuần. Riêng ở nước ta, qua nghiên cứu ở Bệnh viện Bạch Mai, Quân y viện 108 và một tỉnh phía Bắc, các tác giả rút ra đặc điểm của bệnh viêm khớp dạng thấp ở nước ta như sau: - Bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm 20% các bệnh khớp và 5% các bệnh nội khoa nói chung trong môi trường bệnh viện. Bệnh gặp ở nữ với tỷ lệ 80 - 87%. Lứa tuổi thường gặp là 30 - 60. - Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng gặp ở 80 - 82% bệnh nhân. Tính chất đối xứng rất thường gặp 90 - 100%.
  2. - Các khớp bị ảnh hưởng là: khớp cổ tay 80%, khớp bàn ngón tay 76%, khớp cổ chân 63%, các khớp vai và háng thường ít gặp hoặc nếu có chỉ ở giai đoạn sau. - Thay đổi dịch khớp cũng giống như tài liệu nước ngoài. - Nốt thấp chỉ gặp trên vài bệnh nhân, tỷ lệ 4 - 6% trong khi thế giới tỷ lệ này là 20 - 25%. Nên về chẩn đoán, có tiêu chuẩn Việt Nam 1984 được phổ biến và sử dụng ở các bệnh viện phía Bắc trên 10 năm nay, gồm 6 tiêu chuẩn: 1/ Sưng đau kéo dài trên 2 tháng từ 1 khớp trở lên cho các vị trí sau: cổ tay, bàn ngón tay, khớp liên đốt gần (2 điểm). 2/ Sưng đau kéo dài trên 2 tháng từ 1 khớp trở lên cho các vị trí sau: gối, cổ chân, khuỷu tay (1 điểm). 3/ Sưng đau có tính chất đối xứng (1 điểm). 4/ Cứng khớp buổi sáng (1 điểm). 5/ Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính (1 điểm). 6/ Hình ảnh X quang thấy điển hình tổn thương ở bàn tay (bào mòn, hốc, hẹp khe khớp (1 điểm).
  3. Tổng cộng 7 điểm. Chẩn đoán xác định khi có ³ 4 điểm. Đến năm 1995, dựa trên thực tế ở Việt Nam có thể sử dụng ở những nơi không có các điều kiện làm xét nghiệm hoặc chụp X quang. Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm 1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ: - Tiêu chuẩn chính (bắt buộc, không thể thiếu): Sưng đau kéo dài trên 6 tuần từ 4 khớp trở lên, trong đó bắt buộc có 1 trong 3 khớp ở bàn tay, có tính chất đối xứng (khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần bàn tay hai bên). - Tiêu chuẩn phụ (có thể thiếu hoặc thay thế cho nhau): * Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. * Phản ứng Waaler-Rose hay Latex dương tính. * Dấu hiệu X quang các khớp ở bàn tay có tổn thương từ giai đoạn III trở lên. Chẩn đoán xác định khi có 1 tiêu chuẩn chính và 1 trong 3 tiêu chuẩn phụ. Tuy nhiên tiêu chuẩn này cần sự kiểm định của thực tế.
  4. H- Chẩn đoán phân biệt: 1- Hội chứng Reiter: Thường gặp ở nam. Bệnh nhân có viêm kết mạc, viêm đa khớp kinh niên (khớp háng, khớp gối, khớp bàn đốt, liên đốt gần …), tiểu ra mủ, tổn thương da niêm. 2- Viêm đa khớp trong bệnh Lupus: - Ban đỏ cánh bướm, ban dạng đĩa. - Tìm thấy tế bào LE. - Kháng thể kháng nhân dương tính với hiệu giá cao. - Theo dõi lâu ngày thấy có biến chứng nhiều nội tạng. 3- Thoái hóa khớp: Giai đoạn không ổn định, có sưng, đau. - Gặp ở người lớn tuổi. Người lao động nặng tay chân lâu ngày. - Thường xảy ra ở khớp chịu lực nhiều. Không tiến triển, không cứng khớp buổi sáng (nếu có chỉ xảy ra vài phút). - X quang: có hiện tượng đậm đặc xương và mòn xương. - Dịch khớp: ít tế bào, độ nhớt tăng.
nguon tai.lieu . vn