Xem mẫu

  1. Victor Hugo (1802-1885) 3 Trở về nước Pháp Trong 19 năm, Victor Hugo đã báo trước sự sụp đổ của chế độ độc tài của Vua Napoléon III và cảnh cáo về những tai họa theo sau. Năm 1870, Vua Napoléon III đầu hàng tại Sédan vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ và từ nay tới lượt "Vua Napoléon Bé Nhỏ" bị đưa đi lưu vong. Victor Hugo trở về thành phố Paris trong tiếng chào mừng trên đường phố, trước khách sạn mọi người đều
  2. hô to câu "Victor Hugo muôn năm". Nhưng Văn Hào Hugo đã không an hưởng được hòa bình. Thành ph ố Paris còn bị quân đội Phổ vây hãm và Victor Hugo đã kêu gọi người Đức nên thiết lập lại hòa bình giữa hai nước Pháp và Đức bởi vì Đế Chế Thứ Hai đã sụp đổ. Ông viết: "Hãy xóa biên giới. Giòng sông Rhine nên được dùng cho mọi người. Chúng ta hãy ở trong một liên bang, Liên Bang của châu Âu . . . Hãy duy trì hòa bình quốc tế. Bây giờ hãy bắt tay với nhau và hãy giúp đỡ lẫn nhau…". Nhưng mặc dù các lời kêu gọi thống thiết của Văn Hào, vẫn còn các hận thù giữa người Pháp và người Đức, vẫn còn sự chia rẽ giữa phái tả và phái hữu tại nước Pháp, một chính quyền ổn định chỉ là một ảo tưởng. Văn Hào Victor Hugo được bầu làm đại biểu của Quốc Hội Pháp vào năm 1871 nhưng sau một tháng, ông đã từ chức. Victor Hugo đã tình nguyện rời khỏi nước Pháp một cách cay đắng và trở về đảo Guernsey vào năm 1872 và từ đây, ông đã trải qua nhiều năm hướng nhìn về Tổ Quốc. Năm 1873, Victor Hugo trở lại thành phố Paris và được bầu vào Thượng Viện (the Senate). Ông luôn luôn chống lại các hình thức độc tài mới, chẳng hạn như ngăn trở các tham vọng của Thống Chế Mac Mahon. Vào năm 1868, bà vợ Adèle của Văn Hào Hugo qua đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn, rồi sau đó là hai cái tang của hai người con trai, chết vào năm 1871 và 1873. Năm 1882 tới lượt cô Juliette Drouet qua đời, cô là thư ký và cũng là người tình, người bạn đồng hành trung thành của Văn Hào Hugo. Cùng vào năm 1882, lễ thượng thọ 80 của Văn Hào được nước Pháp tổ chức long trọng với Đại Lộ
  3. d'Eylau được đổi thành Đại Lộ Victor Hugo và Văn Hào được ca ngợi như một vị anh hùng quốc gia. Sức khỏe của Victor Hugo suy yếu dần. Vào mùa hè năm 1883, Văn Hào đã để lại những điều dặn dò, được coi như lời di chúc: - Tôi cho những kẻ nghèo 50,000 quan. - Tôi ước mong được mang tới nghĩa trang trong quan tài của người nghèo khó. - Tôi từ chối các lời cầu nguyện của tất cả nhà thờ. - Tôi tin tưởng nơi Thượng Đế. Victor Hugo từ trần vào ngày 22 tháng 5 năm 1885. Mặc dù ước vọng của ông là được chôn cất trong hoàn cảnh của kẻ nghèo, chiếc quan tài của ông được đặt tại Khải Hoàn Môn (Arc de Triomph) với 12 nhà thơ lớn đứng kế bên, có nhiều kỵ binh cầm đuốc xếp hàng chung quanh và tang lễ được cử hành long trọng như một quốc lễ để tôn kính nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp. Vào ngày tang lễ, dân chúng đứng xếp hàng dài từ Khải Hoàn Môn tới Công Trường Concorde. Văn Hào Victor Hugo được chôn trong Điện Panthéon, nơi an nghỉ của các vĩ nhân của nước Pháp.
  4. Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ vĩ đại nhất của nước Pháp. Sự rộng lượng trong các tư tưởng của ông, sự ân cần trong cách diễn tả đã làm rung động tâm hồn người đọc bởi vì ông là nhà thơ của người bình dân, đã viết ra văn, làm ra thơ với đặc tính giản dị nhưng bao hàm bên trong sức mạnh, đề cập cả về niềm vui lẫn nỗi buồn của nhiều người. Khi được hỏi ai là nhà thơ lớn nhất của nước Pháp, Văn Hào André Gide đã trả lời: "Vẫn là Victor Hugo". Victor Hugo có thể bị chỉ trích về sự nông cạn của tâm hồn tác giả và sự tầm thường của các nhân vật trong chuyện, nhưng tầm vóc tài năng của ông về văn chương, bao gồm cả kịch nghệ và thơ phú, thật là bao la, không có ai sánh kịp trong lịch sử văn học kể từ thời Shakespeare và Goethe. Mặc dù không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, Victor Hugo vẫn là nhà văn chân thành, hiến mình cho "Chân, Thiện, Mỹ" và ông là Văn Hào được dân chúng Pháp yêu chuộng nhất. Về Kịch Nghệ, Victor Hugo là người phát ngôn của trường phái Lãng Mạn, ông đã lên án sự cứng dắn về ngôn ngữ và hình thức của trường phái Cổ Điển, chỉ quen
  5. dùng đề tài là các vua chúa Hy Lạp hay các anh hùng La Mã. Victor Hugo đề nghị dùng lịch sử cận đại với nhân vật trong các vở kịch có thể là một người tư sản, một tên cướp… nhưng vẫn mang vẻ cao thượng trên kịch trường và như vậy đã chuyển hướng Kịch Nghệ về đường lối Hiện Thực. Về phương diện tiểu thuyết, Victor Hugo đã đề cập tới các vấn đề luân lý với các nhân vật trong truyện làm các hành động đơn giản nhưng không thể quên được. Cuốn truyện "Nhà Thờ Đức Bà" là một tiểu thuyết lịch sử, với thời điểm là các năm 1400 tại thành phố Paris. Cuốn tiểu thuyết "Chín Mươi Ba" nói về các biến cố của cuộc Cách Mạng Pháp, còn cuốn "Các Kẻ Khốn Cùng" được đặt vào trong khung cảnh của nước Pháp cùng thời đại với nhà văn, với nhân vật Jean Valjean phấn đấu để có thể thực hiện một đời sống hữu ích mặc dù các thành kiến của một xã hội tàn ác. Như vậy cuốn truyện đã phản ảnh niềm tin của tác giả vào khả năng tự quyết của cá nhân đối với các thói đời. Cuốn truyện đã mô tả bản chất của xã hội và bản chất của con người. Victor Hugo cho rằng các điều kiện x ã hội phải thay đổi để cho các trẻ em được nuôi dưỡng đầy đủ, đàn ông có công việc làm ăn, đàn bà được che chở, nền giáo dục nên dành cho mọi người, cơ hội phải công bằng và giữa con người với nhau phải có tình huynh đệ. Cuốn tiểu thuyết "Các Kẻ Khốn Cùng" đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới chính trị, xã hội, văn chương, lý tưởng nhân đạo và hướng thiện. Ngoài ra, nhiều tác phẩm của Victor Hu go còn được coi là xuất sắc vì cách canh tân về ngôn ngữ và hình thức văn chương, vì cách vận
  6. dụng chủ đề theo trừu tượng. Đại Văn Hào Victor Hugo xứng đáng được kể là nhà văn đại diện lớn nhất cho Tinh Thần của nước Pháp và châu Âu vào Thế Kỷ 19. Tác phẩm Kịch Cromwell (1827) Hernani (1830) Marion Delorme (1831) Le Roi s'amuse (1832) Lucrèce Borgia (1833) Marie Tudor (1833)
  7. Angelo, tyran de Padoue (1835) Ruy Blas (1838) Les Burgraves (1843) Torquemada (1882) Théâtre en liberté (1886) Tiểu thuyết Bug-Jargal (1820) Han d'Islande (1823) Le Dernier Jour d'un condamné (1829) Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) (1831) Claude Gueux (1834) Những người khốn khổ (Les Misérables) (1862) Les Travailleurs de la mer (1866) Người cười (L'Homme qui rit) (1869) Chín mươi ba (Quatre-vingt-treize) (1874) Thơ Odes et poésies diverses (1822) Nouvelles Odes (1824) Odes et Ballades (1826) Les Orientales (1829)
  8. Les Feuilles d’automne (1831) Les Chants du crépuscule (1835) Les Voix intérieures (1837) Les Rayons et les ombres (1840) Les Châtiments (1853) Les Contemplations (1856) Première série de la Légende des Siècles (1859) Les Chansons des rues et des bois (1865) L'Année terrible (1872) L'Art d'être grand-père (1877) Nouvelle série de la Légende des Siècles (1877) Religions et religion (1880) Les Quatre Vents de l'esprit (1881) Série complémentaire de la Légende des Siècles (1883) La Fin de Satan (1886) Toute la Lyre (1888) Dieu (1891) Toute la Lyre - nouvelle série (1893) Les Années funestes (1898) Dernière Gerbe (1902) Océan. Tas de pierres (1942)
  9. Tác phẩm khác Mặt Trời Lặn (1853–1855) Bạch tuộc và những cái xúc tu (1866) Étude sur Mirabeau (1834) Littérature et philosophie mêlées (1834) Le Rhin (1842) Napoléon le Petit (pamphlet, 1852) Lettres à Louis Bonaparte (1855) William Shakespeare (1864) Paris-Guide (1867) Mes Fils (1874) Actes et paroles - Avant l'exil (1875) Actes et paroles - Pendant l'exil (1875) Actes et paroles - Depuis l'exil (1876) Histoire d'un crime - 1re partie (1877) Histoire d'un crime - 2e partie (1878) Le Pape (1878) L'Âne (1880) L'Archipel de la Manche (1883) Œuvres posthumes Choses vues - 1re série (1887)
  10. Alpes et Pyrénées (1890) France et Belgique (1892) Correspondances - Tome I (1896) Correspondances - Tome II (1898) Choses vues - 2e série (1900) Post-scriptum de ma vie (1901) Mille Francs de récompense (1934) Pierres (1951) Mélancholia
nguon tai.lieu . vn