Xem mẫu

  1. Vì sao trẻ rụt rè trước đám đông Trước khi bắt đầu buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống do Hội quán Các bà mẹ tổ chức mới đây, Thùy Linh (học sinh lớp 9 trường Võ Trường Toản, Q.1, TP.HCM) đã “nói nhỏ” với tôi: “Cô ơi, con muốn được nhận quà, tí nữa cô chỉ định con lên phát biểu nhé!”. Tôi động viên Linh: “Sao con không xung phong?”. “Không dám đâu cô, xung phong phát biểu là các bạn bảo chảnh, làm ra vẻ ta đây, con sợ lắm”. Áp lực từ các “nhà phê bình” Là người tham gia nhiều buổi nói chuyện chuyên đề cho học sinh, tôi nhận thấy, các em ngồi dưới thảo luận rất rôm rả, nhưng lại ngại ngần mỗi khi có câu hỏi đặt ra và không dám tự trả lời. Chỉ khi được chỉ định thì các em mới trình bày ý kiến, trong khi nhiều em có khả năng diễn đạt rất tốt. Phải chăng, thái độ của người nghe đang là một rào cản lớn để trẻ tự tin đứng trước đám đông và trình bày một vấn đề?
  2. Trong các buổi học ngoại khóa, dù có nhiều cơ hội để được nói lên cảm nghĩ của mình, nhưng trẻ không dám xung phong. Bởi khi một bạn đứng dậy, các bạn ngồi dưới ồ lên, giơ hai tay ôm đầu, bịt tai để tỏ ra không thể chịu nổi, thậm chí có bạn còn huýt sáo, đập bàn, hò hét đòi người phát biểu ngồi xuống. Nếu thấy bạn hơi mập thì các em nói: “Xuống ngay kẻo sập sân khấu”, nếu bạn hơi “mỏng manh” thì bảo: “Gió bay mất bây giờ”. Bạn thì bị chê mái tóc, bạn thì bị trêu mặt mụn… Vì thế, người đứng lên không đủ can đảm để trình bày ý kiến của mình, không đủ bình tĩnh để sắp xếp lại các ý khi cần nói. Những “khán giả” cùng trang lứa quên mất mình là vai trò người nghe. Họ trở thành những “nhà phê bình bất nhã”. Nhiều đứa trẻ mới đứng lên đã ngồi thụp xuống vì không chịu nổi những lời “chê tới bến” của bạn mình. Trẻ coi việc bạn xung phong trình bày chính kiến của mình là chơi trội, là kiêu ngạo và muốn thu hút chú ý của người khác.
  3. Ảnh: Internet Nói chuyện trước đám đông là một nghệ thuật và phải được rèn luyện thường xuyên. Một số người kiến thức không nhiều, nhưng họ biết cách thuyết phục người nghe về những điều họ cần nói. Ngược lại, có nhiều người học hành rất giỏi, thậm chí có thể viết những bài luận hay nhưng khi trình bày vấn đề của mình lại quên ngược quên xuôi. Để có thể bình tĩnh đứng trước đám đông, có thể trình bày một vấn đề gãy gọn, ngoài việc chuẩn bị nội dung trước, cần có sự ủng hộ của người nghe. Nếu người nghe quan tâm và tôn trọng, người nói sẽ bình tĩnh và diễn đạt trôi chảy những ý kiến của mình.
  4. Đọc, nói, viết là những kỹ năng rất quan trọng và cần được luyện tập thường xuyên. Vì vậy, cần tạo cho trẻ có cơ hội để vượt qua cảm giác ngại ngần. Cần cho trẻ có cảm giác được động viên khích lệ. Thái độ tôn trọng, sự ủng hộ của người nghe sẽ giúp trẻ vững tin hơn. Thái độ của người nghe Nói trước đám đông, đôi khi chỉ là chia sẻ ý kiến của mình, nội dung đúng hay sai chưa hẳn là điều quan trọng nhất. Quan trọng là cách diễn đạt một vấn đề cho người khác hiểu. Muốn vậy, phải biết dùng từ chính xác nhưng vẫn giàu hình ảnh, diễn đạt lưu loát, có một thái độ thân thiện, dễ gần. Nhưng để có thể bình tĩnh dồn tâm huyết vào bài nói của mình, cần có người muốn nghe mình thực sự. Có thể không đồng ý với quan điểm của người phát biểu, nhưng người nghe phải biết tôn trọng, không chê bai, khích bác; giúp cho người đứng lên không thấy mình bị cô lập và ngại ngùng. Để cảm thấy không bị áp lực cho bạn mình, trẻ phải biết “tách rời” nội dung với bản thân người nói. Trẻ cần hiểu nội dung chứ không nên xét
  5. nét, đánh giá con người đang đưa ra quan điểm của mình. Trẻ phải có những suy nghĩ tích cực khi lắng nghe người khác. Nếu không đồng ý, không công nhận nội dung vấn đề thì có thể phản đối hoặc đưa ra quan điểm của mình. Để có kỹ năng lắng nghe tốt, khó hơn việc diễn đạt giỏi. Khi lắng nghe, ta tạm thời quên mình, nén những suy nghĩ của mình để tập trung sự chú ý vào người đối thoại. Phải đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu câu chuyện. Để người nói bộc lộ hết với mình, người nghe phải có thái độ trung thực, tôn trọng, chấp nhận. Nghe phải bằng tai, bằng khối óc và trái tim. Ta phải im lặng thì người kia mới có thể nói, và im lặng để cảm nhận hết những cảm xúc rất thật của người nói. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng và là một nghệ thuật sống. Biết lắng nghe người khác sẽ giúp ta thành công trong các mối quan hệ, trong sinh hoạt và học tập. Vì sao nhiều trẻ không dám trực tiếp nói lên quan điểm của mình, càng không dám đứng lên bảo vệ ý kiến? Không phải vì vấn đề kiến thức, mà
  6. trẻ đang loay hoay với kỹ năng diễn đạt của mình. Trẻ sợ mình sai và sợ bạn bè cười. Nếu bị chê bai, bị dòm ngó, trẻ sẽ rụt rè khi đứng trước đám đông. Đặng Hà An
nguon tai.lieu . vn