Xem mẫu

  1. Về tinh thần khởi nghiệp Mình cũng không thích chương trình "làm giầu không khó?", mặc dù thời gian đầu rất háo hức! Tuy nhiên, việc bạn kingeric dựa vào "tên" chương trình, lấy làm topic bình luận thì chưa hẳn đã chính xác! Trước hết, mời các bạn nhìn lại tên chương trình đó "Làm Giầu K hông Khó?" Xin nhấn mạnh rằng còn một dấu ? ở đằng sau! Khi có dấu hỏi này, ý nghĩa của nó, không còn như b ạn phân tích! Bạn Icedrakin nói đúng! Làm giầu khó - hay không là d o ý chí, và suy nghĩ của mỗi người! Mình cũng không quan tâm lắm đến việc người khác nghĩ nó khó hay dễ, quan trọng hơn, là ý nghĩa của nó với mỗi người! Nếu một câu nói, mang lại cho bạn sự tự tin, chấp nhận mạo hiểm, vượt qua những trở ngại, để thành công, hạnh phúc, sau đó là giầu có, thì tại sao mình lại không nói? Mình vẫn nói, ngay cả khi nó "Sai", bởi nó "có lợi" cho suy nghĩ của mình! Thay vì ngồi lo lắng vì những vấn dề có thẻ xảy ra, lo lắng cho những thất bại có thể gặp phải khi khởi nghiệp, mình "đã hơn", hơn rất nhiều những người đó ở chỗ dám làm, dám thất bại! Chẳng ai, có đủ lý do, và thẩm quyền, phán xét những thất bại của mình! Cũng giống
  2. như cô bé trong câu chuyện của bạn! Bạn chỉ nhìn thấy hiện tại, cô ấy "đang thất bại", nhưng những thứ bạn không nhìn thấy, đó là niềm đam mê, đó là ý chí không chịu khuất phục. Nó không chỉ đơn giản là "vì tiền" như bạn nghĩ! Đó là một cô gái đáng ngưỡng mộ về nhiều mặt, và ai có thể giám chắc rằng, trong tương lai không xa, cô ấy sẽ thành công, hay thất bại? Thất bại, với nhiều người, là sự chấm hết, và với nhiều doanh nhân cũng vậy, nhưng để là một doanh nhân thành công, thất bại "LÀ TÁT YẾU". Chưa hề có một doanh nhân nào thành công "ngay lập tức". Họ thất bại hàng chục, hàng trăm, thậm trí hàng nghìn lần trước khi thành công! Và ngay cả với những người thất bại, họ vẫn có thể tự hào vì mình đã dám làm, dám từ bỏ con đường "ổn định" để đối mặt với thách thức! Quay lại với "tinh thần khởi nghiệp " mà bạn đề cập. Đúng như bạn nói, có rất nhiều thanh niên, b ị sự hào nhoáng của một "doanh nhân thành công" hút hồn. Họ khởi nghiệp chỉ vì một mục đích "tiền bạc". Và rất nhiều những thanh niên, suy sụp khi thất bại, tiêu phí gia sản của cả gia đình, đôi lúc là gánh nặng cho người khác. TUY NHIÊN, liệu bạn có nghĩ rằng, đó là THIỂU SỐ? Thanh niên, là đối tượng sẵn sàng chấp nhận thách thức, chấp nhận mạo hiểm "có mục đích". Có thể, không phải ai trong số họ, cũng có "một mục đích cao cả" khi khởi nghiệp, nhưng tất cả họ, đều đáng được ngưỡng mộ, họ xứng đáng được sự
  3. đồng thuận và ủng hộ của xã hội, ít nhất là về mặt tinh thần. Vì không phải ai khác, chính họ, chính họ là tương lai của Việt Nam. Chính họ, sẽ tạo nên diện mạo của Việt Nam trong vài thập kỉ tới! Bạn biết đến nước Mỹ với những gì? Những tập đo àn hùng mạnh? Những thành phố khổng lồ? Những tỷ phú kếch xù??.. Rất nhiều người, coi đó là "đặc trưng" của nước Mỹ. Nhưng không! Thứ đáng quý nhất, cá tính tạo nên sự thành công của họ đó là "tinh thần doanh nhân". Thay vì coi trọng "d òng dõi" như người Anh, địa vị như người Nhật, truyền thống như người Trung Quốc, họ coi trọng những cá nhân "sẵn sàng khởi nghiệp" và "khởi nghiệp thành công"! Một xã hội coi trọng hành động, coi trọng kết quả hơn quá trình, b ất kể cá nhân đó ở địa vị nào trong xã hội, xuất thân từ một khu ổ chuột hay một gia đình thế lực! Đất nước nào, có những "giá trị" như người Mỹ? Tất nhiên, văn hóa của họ, có rất nhiều điểm tiêu cực, nhưng "hiệu quả kinh tế" của thứ văn hóa đó, thì đã được lịch sử chứng minh! Trên thế giới, quỹ "đầu tư m ạo hiểm" của đất nước nào lớn nhất? hoạt động hiệu quả nhất? Người Mỹ ưa mạo hiểm, thích phiêu lưu. Họ đầu tư, cho ngay cả những "kế hoạch điên rồ nhất". Nhưng chính vì sự năng động, về sức trẻ, "sức trẻ trong suy nghĩ" đó mà họ thành công, họ giầu có!
  4. Nhưng ngay cả khi đã giầu có, họ vẫn "phải" thừa nhận một điều, tương lai của nước Mỹ "vẫn" nằm trong tay các doanh nghiệp "vừa và nhỏ", các doanh nghiệp, có thể đang "Phôi thai" tại một căn phòng trọ tồi tàn, một kí túc nhỏ bé, hay trong một gara ô tô cũ kĩ... Bạn hãy nhìn các doanh nghiệp thế lực nhất của nước Mỹ hiện nay - đ a số, hình thành cách đây m ột vài thập kỉ! Chính những doanh nghiệp "cháu chắt" của nền công nghiệp sau chiến tranh đã tạo nên "sự trù phú" cho nước Mỹ hiện nay! Vượt qua những "đại gia công nghiệp" lâu đời, những doanh nghiệp tưởng chừng không bao giờ sụp đổ. Không, nó sẽ sụp đổ, và thay thế nó, là một doanh nghiệp của bạn của tôi, hay của bất kì một ai đó dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thách thức, và dám thành công! Đó chỉ là một trong những đặc chưng đã mang lại thành công cho người Mỹ mà mình muốn nhắc tới ở đây! Để so sánh với Việt Nam. Tinh thần khởi nghiệp, gần đây, đã tạo một dư luận đồng thuận rất mạnh của xã hội, và bước đầu, đã phần nào "kích thích" được thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc đổi mới! Nhưng điều đó là chưa đ ủ! để có thể phát triển, để có thể thành công, ta cần, cần có một sự đồng thuận "lớn hơn nữa" từ phía dư luận! Mà "Làm giầu không khó" dường như là một trong những chương trình mở đầu cho "trào lưu" đó! Có thể, chương trình còn nhiều thiếu xót, về nội dung, và hình thức, nhưng, những bài học, những ý định tốt đẹp, mà những người làm chương trình muốn gửi gắm tới thanh niên, xứng đáng được tôn trọng, được ngợi ca!
  5. Thất bại trong khởi nghiệp, có thể là đau đớn, nhưng còn "đau đớn" hơn nhiều, nếu ta thất bại "trước cả khi ta dám khởi nghiệp". Đó là sự thất bại tinh thần. Thất bại "đáng chê trách hơn cả"! www.saga.vn
nguon tai.lieu . vn