Xem mẫu

VỀ MỘT SỐ CẶP ÂM TIẾNG ANH GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI VIỆT - GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ThS. HÀ THỊ THANH Liên Bộ môn Cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở II Tóm tắt: Bài báo đưa ra một số âm có cách phát âm khá giống nhau, khiến cho người Việt gặp nhiều khó khăn khi nói những từ chứa các âm này. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp giúp người học khắc phục những khó khăn này để nâng cao kỹ năng nghe nói của mình. Summary: The article highlights some similar phonetic pairs of sounds that usually cause troubles for Vietnamese learners. Also, some suggestions are put forward to help Vietnamese learners overcome these difficulties so as to improve their listening and speaking skills. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi sinh viên học nghe nói trong phòng máy tại trường Đại học GTVT - Cơ sở 2, họ được CNTT- hướng dẫn sử dụng từ điển cài đặt trong máy để tự đọc, tự phát âm các từ, thì một vấn đề nảy CB sinh là rất nhiều sinh viên gặp rắc rối trong việc phát âm một số ký hiệu ngữ âm tiếng Anh có cách phát âm khá giống nhau. Ví dụ như họ luôn nhấn máy gọi nhờ giáo viên phân biệt cách đọc của âm /j/, /dʒ/ và /ʒ/. Chính vấn đề này là động cơ khiến tác giả muốn được cùng chia sẻ với các đồng nghiệp sự hiểu biết của mình về một số cặp âm tương phản trong tiếng Anh. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp qua bài viết này, nhằm giúp sinh viên cải thiện khả năng phát âm và sau đó, nâng cao kỹ năng nghe nói của mình trong giao tiếp hàng ngày. II. CÁC ÂM ĐƯỢC PHÁT ÂM TƯƠNG ĐỐI GIỐNG NHAU TRONG TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ THỦ THUẬT TRỢ GIÚP. 1. Âm /z/ và /s/ Cả hai âm này đều là âm xát, có cấu tạo phát âm tương đối giống nhau, lại đều là những âm mà chữ viết của nó thường là kí tự . Để phân biệt hai âm này, người dạy có thể chỉ ra rằng âm /z/ được phát âm với tiếng cọ xát yếu hơn âm /s/ và là một âm hữu thanh (âm mà dây thanh bị rung lên khi phát âm. Người học có thể cảm nhận được sự rung của dây thanh này bằng cách ấn nhẹ tay vào cổ, ngay dưới cằm). Trong khi đó, âm /s/ vô thanh, dây thanh không bị rung lên khi phát âm và tiếng ồn rít mạnh hơn. Dưới đây là một số ví dụ để người học có thể luyện tập: âm /z/: hữu thanh zoo, buzz (các kí tự , ) cause (kí tự đi sau nguyên âm) music (kí tự ở giữa các nguyên âm) needs (kí tự s, se sau phụ âm hữu thanh) examples, baptism, possess, czar (một số ký tự khác: , , , ) âm /s/: vô thanh see (ký tự ở đầu từ) cross, fussy (ký tự , trừ một số từ được phát âm là /z/ ở cột âm /z/) centre, science, cycle (ký tự trước i, e, y) house, cease (ký tự sau nguyên âm) six, taxi, expect, exercise (ký tự ) pizza, waltz (ký tự khác: , ) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng ký tự có thể được phát âm thành /s/ hoặc /z/ tùy từng từ mà không có quy tắc phân biệt rõ ràng nào, nhưng người dạy có thể nói thêm rằng ký tự này được phát âm thành /z/ là phổ biến hơn kiểu phát âm thành /s/. Giáo viên khi dạy nên chú ý lấy thêm các ví dụ về các từ khác để sinh viên được luyện tập nhiều hơn. 2. Âm /s/ và /∫/ Hai âm này thường là hai âm dễ nhầm lẫn cho những người nào không phân biệt được âm /s/ và âm /x/ trong tiếng Việt, nên khi viết chính tả họ hay hỏi “ sẻ (ở từ chim sẻ ) hay xe (ở từ xe đạp). Âm /s/ phát âm giống như âm /x/ của người Việt, còn âm /∫/ thì lại phát âm tương tự như âm /s/ của người Việt. Hai âm này đều là âm vô thanh tức dây thanh không bị rung lên khi phát âm. Bảng ví dụ sau sẽ đưa ra một số ví dụ về âm /∫/ với các ký tự xếp từ phổ biến đến ít phổ biến hơn: Các ký tự thường gặp , , + nguyên âm (trong các cụm âm cuối không có trọng âm) (từ có gốc Pháp) (hiếm gặp hơn) (không có dấu nhấn) (trong các nhóm , ) (không có trọng âm) , 3. Âm /t∫/ và /∫/ CNTT-CB Ví dụ she, should, fashion, brush, wish station, condition, partial, initial, ambition, cautious musician, suspicious, delicious, sufficient, special permission, discussion, Russia Chicago, machine, brochure, champagne, mustache sugar, sure, assure, ensure, insurance pressure, tissue, issue dimension, expansion, propulsion ocean, curvaceous sexual, luxury, anxious, obnoxious Hai âm này tương đối khác nhau và rất dễ nhận thấy cho người Việt, bởi âm /t∫/ đọc giống âm /ch/ và âm /∫/ đọc giống âm /s/ trong tiếng Việt, nhưng có những ký tự trong cùng một từ chấp nhận cả hai cách phát âm này. Ví dụ trong từ question, suggestion, cụm có thể phát âm thành /t∫/ hoặc /∫/. Nhưng nếu để phát âm theo đúng quy tắc thì cụm trong các từ này nên được phát âm là /t∫/, khi nó đi sau ký tự . 4. Âm /j/, /dʒ/ và /ʒ/ Đây là ba âm dễ bị nhầm lẫn nhất khi người Việt phát âm chúng, vì chúng được tạo ra tương đối giống nhau, đều là những âm hữu thanh, chỉ còn khác biệt ở độ tròn môi và sự phát âm lùi vào phía sau trong miệng hay đẩy lên phía trước. Âm /dʒ/ được tạo ra giống như âm /t∫/ cộng thêm tính hữu thanh, môi hơi tròn lại, các nguyên âm trước nó được kéo dài. Nó được phát âm lùi về sau trong miệng hơn so với âm /z/ nhưng lại tiến lên phía trước so với âm /j/. Âm /j/ là âm /i/ được phát âm nhanh, cũng là âm hữu thanh. Âm /ʒ/ được tạo giống âm /∫/ nhưng nó là âm hữu thanh, có sự cọ xát nhẹ, liên tục với độ giọng thấp, không ngừng hơi như âm /dʒ/. Môi tròn chút ít và không ép lưỡi nhiều như âm /z/. hãy phát nó giống như âm /∫/ và sự rung dây thanh là được. Dưới đây là bảng tóm tắt về ba âm này, với một số đặc tính, một số ký tự phổ biến và một số ví dụ về chúng. /dʒ/ hữu thanh phát âm giống /t∫/ môi hơi tròn /j/ hữu thanh phát âm giống /i/ môi ở vị trí trung hòa /ʒ/ hữu thanh phát âm giống /∫/ tròn môi chút ít lùi về sau trong miệng lùi về sau trong miệng hơn so lùi về sau trong miệng hơn so hơn so với âm /z/ CNTT- , , , , CB ,, , với âm /dʒ/ , , , , , với âm /j/ , ,, , judge, manager, edge, you, year, onion, usually, beige, garage, vision, Asia, educate, soldier argue, queue, few, feud measure, azure, casual Như vậy có thể tóm tắt các cặp âm /s/ và /z/, /t∫/ và /dʒ/, /∫/ và /ʒ/ như bảng sau để tiện lợi cho người học so sánh chúng khi phát âm: /s/ và /z/ /s/ vô thanh – /z/ hữu thanh cấu tạo phát âm giống nhau, âm /z/ cọ xát yếu hơn, đẩy lên trước trong miệng hơn so với 2 cặp âm sau 5. Âm /δ/, /d/ và /θ/ /t∫/ và /dʒ/ /t∫/ vô thanh –/dʒ/ hữu thanh cấu tạo phát âm giống nhau, môi hơi tròn, lùi sau trong miệng hơn so với cặp âm đầu /∫/ và /ʒ/ /∫/ vô thanh – /ʒ/ hữu thanh cấu tạo phát âm giống nhau, tròn môi chút ít, lùi sau trong miệng hơn so với 2 cặp âm đầu Trong ba âm trên âm /δ/ và /d/ là hai âm hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh. Âm /δ/ được tạo giống như âm /θ/ nhưng nó là âm hữu thanh. Nhiều người Việt phát âm âm này ở vị trí đầu từ giống như âm /d/. Mặc dù điều này hầu như không dẫn đến một sự nghe nhầm hay hiểu nhầm nào cả nhưng rõ ràng đó là một cách phát âm không chuẩn. Người học tiếng Anh chuẩn nên phát âm âm này cho chính xác. Nó là âm mềm mại hơn, yếu hơn và không phải là âm tắc như âm /d/. /δ/ thường xuất hiện ở những âm tiết không trọng âm và khi nó bị phát âm yếu đi sẽ làm cho những âm tiết không mang trọng âm này ngắn lại và rút gọn lại. Ví dụ từ them thường được phát âm là [đəm] hoặc [əm]. Khi âm này bị theo sau bởi /z/, nó sẽ được phát âm rất yếu. Trong ngôn ngữ đàm thoại hàng ngày, âm này sẽ bị mất đi trong từ clothes, do vậy từ này nghe giống như động từ close vậy. Bởi thế, nếu khi phát âm âm này trong các từ như breathes, soothes, loathes hoặc sunbathes mà cảm thấy hơi khó, ta có thể không cần phát âm nó. Âm thứ ba, âm /θ/ là âm không có trong bảng âm của người Việt. Nó được tạo ra bằng cách đặt đầu lưỡi nhẹ vào gờ cắt của răng cửa trên và thổi hơi ra. Lưỡi không thè ra khỏi miệng, mà chỉ có một ít lưỡi được nhìn thấy giữa hai hàm răng. Sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng phải đủ lỏng để cho luồng hơi thoát ra. Nó không giống âm /s/ vì âm /s/ lưỡi ở vị trí duỗi và hơi thoát ra nhiều hơn. Âm này thường bị người Việt đọc nhầm thành âm /f/. Người dạy phải chỉ rõ cho học viên thấy rằng với âm /θ/ thì lưỡi sẽ đụng vào hàm răng trên, trong khi với âm /f/ thì là hàm răng trên sẽ đặt lên môi dưới. Dưới đây là bảng tóm tắt về ba âm này cùng với ký tự phổ biến của chúng kèm một số ví dụ minh họa: /δ/ phát âm giống /θ/, hữu thanh hay bị đọc nhầm thành âm /d/ , this, they, their, thus /d/ âm tắc, mạnh hơn /đ/ hữu thanh day, do, ladder /θ/ phát âm giống /đ/, vô thanh hay bị đọc nhầm thành âm /f/ think, thirsty, three, mouth III. KẾT LUẬN Ngữ âm là một môn học tương đối phức tạp nhưng lại khá quan trọng, thế nhưng nó vẫn chưa được chú trọng nhiều trong các giáo trình tiếng Anh ở các cấp độ và chưa được cả người CNTT-CB học lẫn người dạy quan tâm thích đáng. Để học tốt kĩ năng nghe – nói, còn rất nhiều các yếu tố khác cần phải được quan tâm và nhiều vấn đề cần bàn bạc về phát âm, một yếu tố đóng vai trò quyết định trong kĩ năng nói của người học tiếng Anh. Nhưng do phạm vi hạn hẹp của một bài báo, những điều này sẽ được bàn bạc kĩ hơn trong một công trình nghiên cứu khoa học khác. Qua bài viết này, người viết muốn chia sẻ với những ai đang học tiếng Anh rằng muốn học tốt kĩ năng nghe – nói, người học cần có một kiến thức cơ bản về cách phát âm các âm trong tiếng Anh, nắm được các nguyên tắc ngữ âm cơ bản, cũng như phải chú ý đến từng cặp âm tương phản cụ thể mà hay gây rắc rối cho mình trong quá trình học. Những lỗi phát âm nhỏ tưởng như không quan trọng, nhưng nếu ngay từ lúc mới học, nếu người học không chú ý, chúng sẽ trở thành thói quen phát âm rất khó sửa sau này. Nên chăng giáo trình học trên phòng máy cũng cần có những bài tập luyện ngữ âm để sinh viên có một kiến thức cơ bản về ngữ âm, tạo một nền tảng vững chắc cho việc luyện kĩ năng nghe – nói của mình. Tài liệu tham khảo [1]. Connor J. D, Fletcher, C, ( 1985). Sound English, The University Press: Cambridge [2]. Mortimer C, (1985). Elements of pronunciation. The University Press: Cambridge [3]. Dauer R. M, Accurate English ( 2002), Lê Huy Lâm & Trương Hoàng Duy dịch, Nhà Xuất bản TP HCM. [4]. Brazil D, Pronunciation for advanced learners of Englis (2001), Nguyễn Thành Yến dịch và chú giải, Nhà Xuất bản TP HCM♦ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn