Xem mẫu

  1. VẦU ĐẮNG Indosasa angustata McClure, 1942 Tên khác: Vầu lá nhỏ H ọ: Hoà thảo – Poaceae Phân họ: Tre – Bambusoideae Hình thái Tre mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính 1-3cm. Thân khí sinh cao 17-20m, đường kính 10-12cm; cây to nhất có thể đến 20cm; thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30-50cm, dài nhất 80cm, tủy thân xèp, giống bọt biển và có dạng màng ngăn; vòng thân hơi nổi lên, nhất là những lóng từ giữa thân trở lên; vòng mo không lông. Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt phình to, gờ nổi cao. Cành thường 3, đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng, hình thang dài và hẹp, lúc non màu lục hồng, sau khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều sọc dọc, giữa các sọc có lông cứng màu nâu, mép có lông mi rõ; tai mo không phát triển, thay vào đó là 4-6 lông mi Vàu đắng - Indosasa angustata McClure dài 7- 15mm, đứng thẳng; lưỡi mo rõ, cao 2-5mm, đầu có lông mảnh; phiến mo hình 1. Búp cắt dọc; 2. Mo thân; 3. Cành mang lá lưỡi mác. màu đỏ tím nhạt, ở giữa màu lục, dài 7-15cm, lật ra ngoài, đáy phiến mo hẹp so với đỉnh bẹ mo. Lá 3-6 trên cành nhỏ; hình mác dạng dải, dài 11-28cm, rộng 1,5-5cm, gân cấp hai 3-7 đôi; bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh, tai lá thường không phát triển. Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt mang 1 hoặc nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8-12 hoa. Hoa có 3 mày cực nhỏ trong suốt, 6 nhị, đầu nhụy xẻ 3 hình lông chim. Các thông tin khác về thực vật Chi vầu đắng (Indosasa McClure) do nhà thực vật McClure công bố năm 1940. Đây là một chi không lớn, mới phát hiện 10 loài, nhưng là những loài giầu cá thể và phân bố nhiều ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, ngoài loài vầu đắng, mới tìm thấy 1 loài khác thuộc chi này là: Indosasa crassiflora (vầu ngọt). Chắc chắn còn có thể phát hiện thêm nhiều loài tre mọc tản thuộc chi này tại các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trong một số tài liệu trước đây, vầu đắng được định tên khoa học là Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao, nhưng tai mo của vầu đắng không nổi rõ và chỉ là một chùm lông, nên không thể mang tên khoa học này.
  2. Phân bố Việt Nam: Cây mọc tự nhiên, tập trung nhất ở các tỉnh ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái nguyên. Các tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa cũng gặp vầu đắng mọc rải rác. Thế giới: Ở các tỉnh Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây cũng gặp vầu đắng. Đặc điểm sinh học Cây ưa khí hậu mát, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình 21-220, lượng mưa hàng năm trên 2.000mm, cá biệt như vùng Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, nơi rất nhiều vầu đắng, lượng mưa trên 4.000mm/năm, độ ẩm không khí 85- 95%. Thường gặp vầu đắng ở các vùng đồi núi bị chia cắt mạnh và hình thành nhiều thung lũng ở độ cao 400-1200m. trên mặt biển. Ở độ dốc trên 300 vẫn có vầu mọc. Phân bố của vàu đắng ở Việt Nam Vầu đắng ưa đất hình thành từ các loại đá phiến, phong hóa tương đối kém; thành phần cơ giới là các loại đất thịt có đá lẫn; tầng đất thường sâu 50-80cm, có màu vàng, pH (LCl) = 3,2-4,6; C/N = 8,3-9,9; mùn tổng số(%) = 0,7-4,4; đạm tổng số (%) = 0,08-0,32. Một số hóa tính của đất dưới rừng vầu đắng đã được Trần Xuân Thiệp (1994) nghiên cứu và cho kết quả như sau: Độ sâu Mùn (%) C/N pH (KCL) Đạm tổng Hàm lượng Ca2+, Trạng thái rừng + số (%) Mg2 (mgđl/100g đất) (cm) Rừng vầu tự 1-6 4,4 0,32 8,6 4,6 4,4 nhiên ổn định 10-20 2,6 0,18 8,3 4,5 4,5 40-50 0,7 0,10 9,9 4,2 4,2 Rừng vầu 1-6 3,9 0,23 9,8 4,0 4,0 phục hồi sau 10- 20 2,3 0,15 8,8 4,2 3,7 khai thác 40-50 1,32 0,08 9,5 3,2 3,7 Nguồn: Trích dẫn qua Ngô Quang Đê, 2003. Rừng vầu đắng thuộc loại thứ sinh, hình thành sau nương rãy hoặc sau khi rừng cây gỗ nguyên sinh bị phá hoại. Tùy mức độ bị tác động của rừng cũ trước đây, rừng vầu đắng là rừng hỗn giao hoặc thuần loại. Mật độ của vầu đắng biến động từ 1.300 đến 6.000 cây/ha tùy loại rừng. Tỷ lệ cây già trong rừng đã ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục hồi; nhưng tỷ lệ cây non trong rừng già chỉ bằng 1/4 so với rừng phục hồi. Vầu đắng là loại cây trung tính hoặc chịu bóng và ưa ẩm. Cây sinh trưởng tốt ở rừng ven suối, chân đồi, trong khe núi hoặc các sườn âm có cây gỗ mọc ở tầng trên. Khi mọc ở rừng thưa, nhiều ánh sáng, vầu đắng sinh trưởng kém hơn. Những loài cây gỗ lớn mọc hỗn giao với vầu đắng thường thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae), Thàu dầu (Euphorbiaceae). Dưới tán rừng vầu đắng đã ổn
  3. định thường gặp các loài cây thảo ưa bóng và ẩm như: thiên niên kiện (Homalomena occulta), sa nhân (Amomum villosum), đặc biệt là loài lá dong (Phrynium placentarium) rất phát triển dưới tán rừng vầu đắng và có thể coi nó như là loài cây chỉ thị của loại rừng vầu đắng ổn định. Các loài song mây cũng phát triển tốt trong rừng vầu đắng. Đã gặp vầu đắng khuy trên diện rộng vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở các tỉnh Hà giang và Tuyên Quang. Sau khi khuy cây ra hạt và chết. Mỗi cây vầu khuy cho rất nhiều hạt; hạt tái sinh nhanh và mạnh. Chu kỳ khuy của vầu theo nhân dân là trên 50 năm. Cũng gặp vầu đắng ra hoa lẻ tẻ trong rừng, nhưng không lan rộng. Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm nằm dưới mặt đất 20-30cm. Đôi khi gặp thân ngầm trồi lên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 đến tháng 5, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau; nhú khỏi mặt đất từ tháng 2 đến tháng 5 (đầu mùa mưa). Thường chỉ 50% sống và phát triển thành cây trưởng thành. Số còn lại bị chết khi còn ở độ cao dưới 1m. Vì vậy có thể khai thác 50%. Số măng nhú khỏi mặt đất số măng trong rừng vầu đắng mà không ảnh hưởng tới rừng. Cây 1-2 tuổi là cây non; cây 3-4 tuổi là trung bình; từ 5 tuổi trở lên là cây già. Tuổi thọ của mỗi cây không quá 10 năm. Tuổi khai thác tốt trên 3 năm. Nếu bị tác động mạnh, rừng vầu đắng có khả năng phục hồi nhanh về số lương cây/ha, nhưng đường kính của cây phục hồi rất chậm. Mùa măng từ tháng 2 đến tháng 5. Công dụng Từ lâu thân vầu đắng đã được sử dụng làm nguyên liệu giấy. Trong thân vầu đắng chứa cellulose (43%), lignin (25%), pentosan (16%). Sợi thường có chiều dài 2,726mm, chiều rộng 22,7µm, vách tế bào 10,34µm. So với một số loài tre khác, vầu đắng có hàm lượng cellulose hơi thấp, ngược lại tỷ lệ lignin và Pentosan lại cao. Từ năm 1969, nhà máy giấy Hoàng văn Thụ (Thái Nguyên) và sau này nhà máy giấy Bãi Bằng (thập kỷ 80 của thế kỷ trước) đã dùng vầu đắng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vầu đắng còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa, tăm xuất khẩu. Nhưng công dụng chủ yếu của loài tre này là vật liệu xây dựng. Măng vầu đắng được sử dụng làm thực phẩm. Thu hoạch khi mới nhú khỏi mặt đất,măng có vị ngọt, nếu để măng mọc dài, đặc biệt sau khi có tiếng sấm (kinh nghiệm nhân dân), măng sẽ có vị đắng, nhưng ăn vẫn ngon. Măng đầu mùa ngon hơn măng cuối vụ. Thường dùng ăn tươi (luộc hay nướng), nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô. Măng vầu đắng khá to, nặng 1,2- 1,5kg/1 măng; sau khi bóc hết bẹ, phần ăn được nặng 0,5-1kg/ 1 măng. Theo Nguyễn Danh Minh (2005), thành phần của măng vầu đắng như sau: hàm lượng nước: 91,10%, protein 2,23%, đường tổng 0,83%, cellulose 1,0% và lipid 0,11%. Măng vầu đắng tuy có vị đắng nhưng lại hợp khẩu vị nhiều người. Măng nướng chấm muối ớt hoặc luộc chấm muối vừng là món ăn đặc sản, rất được ưa chuộng. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Hiện nay vầu đắng mới được gây trồng ở qui mô nhỏ, trong các vườn nhà hay vườn rừng của dân địa phương, thường trên diện tích không quá 1ha. Theo tập quán, nhân dân vẫn trồng
  4. vầu đắng bằng một đoạn thân tre bánh tẻ (1-1,5 tuổi) có mang cành lá và một đoạn thân ngầm dài khoảng 0,5-1m (đoàn điều tra 5 của Viện Điều tra Qui hoạch rừng). Trồng vào đầu mùa xuân. Tỷ lệ sống rất cao, khoảng 80-90% số giống; cây trồng phát triển mạnh. Để trồng trên qui mô lớn cần tham khảo kỹ thuật trồng vầu đắng được Triệu văn Hùng (2002) giới thiệu dưới đây: Điều kiện gây trồng: + Địa hình: Vùng đồi núi dốc dưới 20-250; độ cao từ 100-200m đến 400-600m so với mực nước biển + Khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 20-230C; lượng mưa: 1.500-2.500mm/năm + Đất: Tầng dày 0,5-1,0m, ẩm, thoát nước tốt; độ phì khá, nhiều mùn (3- 4%), pH: 3,5- 4,5; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ + Thực bì: Rừng thứ sinh nghèo kiệt và rừng mới phục hồi sau nương rãy; trảng cây bụi và trảng cỏ có cỏ cây gỗ rải rác Nguồn giống: Chủ yếu trồng bằng hom thân ngầm hoặc hom gốc thân khí sinh. Hiện vẫn chưa nhân được giống bằng hom thân, cành chét hoặc bằng nuôi cấy mô. + Hom thân ngầm dài 50-60cm, có ít nhất 2-3 đốt có chồi ngủ còn tươi, tuổi 1-2 năm. + Hom gốc thân khí sinh 1 tuổi cao khoảng 40-50cm có cành lá Trồng và chăm sóc: + Thời vụ: Trồng tốt nhất vào vụ xuân, trong những ngày có mưa nhỏ, đất ẩm. + Mật độ trồng: Đất bằng ít dốc, mật độ 400cây/ha; cự ly 5x5m. Đất dốc, mật độ 660 gốc/ha. Cự li 3x5m. + Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố trồng có đường kính rộng 1m. Theo đường đồng mức nơi đất dốc. + Làm đất: * Cục bộ theo hố. Hố đào kích thước 50x50x40cm. * Nơi dốc nhẹ có thể làm đất toàn diện và trồng xen các loại đậu đỗ trong một hai năm đầu * Bón lót 2-3kg phân chuồng hoai trộn với 3-7kg phân xanh và 100g phân NPK(2:3:1) cho mỗi hố. + Cách trồng: * Moi đất đặt hom giống nghiêng 40-500 so với mặt đất. * Lấp đất phủ kín phần gốc giống, dậm chặt * Phủ cỏ, rác lên mặt hố + Chăm sóc: Năm thứ 1-2 phát quang thực bì xâm lấn và vun xới đất quanh gốc theo đường kính rộng 80cm; 1-2 lần trong 1 năm
  5. Từ năm thứ 3 trở đi, cứ 2-3 năm một lần cuốc xới tơi đất tầng mặt rừng trồng một lần. Chú ý giữ lại các loài cây thảm tươi chịu bóng, cây gỗ tái sinh có giá trị dưới tán rừng Khai thác, chế biến và bảo quản Nếu để xây dựng cần cây trên 3 tuổi, dùng làm nguyên liệu giấy cần thân trên 2 tuổi. Theo thí nghiệm của Đoàn 5 Viện Điều tra Qui hoạch rừng, kỹ thuật khai thác tốt nhất là chặt 1/3 số cây hiện có; chu kỳ chặt 4 năm. Cũng có thể áp dụng công thức chặt 1/2 số cây trong rừng vầu cho lần chặt đầu tiên. Rừng vầu ổn định trong tự nhiên có mật độ 6.000 cây/ha và tỷ lệ cây già (trên 4 tuổi) là 60-70% tổng số cây của rừng. Theo Triệu văn Hùng (2002), thân khí sinh của vầu đắng 1-2 tuổi là thân non, 3- 4 tuổi là vừa và trên 5 tuổi là già; đến tuổi 9-10 là quá già, thường dễ bị mục và gãy. Người ta thường khai thác cây ở tuổi 4 đến tuổi 5,. Chu kỳ khai thác 2-4 năm. Khi khai thác, chặt cây tuổi 4 trở lên, giữ lại mật độ ổn định 6.000cây/ha, trong đó có 2/3 là cây tuổi 2 và 3, đang có khả năng sinh măng mạnh. Thời vụ khai thác: Vào đầu mùa khô. Sau khi khai thác xếp cây nơi khô ráo, có đòn kê cao, cách mặt đất ít nhất 20-30cm để phơi nắng cho chóng khô. Hiện nay rừng vầu chưa được quản lý tốt. Đầu mùa, dân vào rừng lấy quá nhiều măng, nên ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Kỹ thuật khai thác thân vầu cũng còn tùy tiện. Sau khai thác, rừng không được chăm sóc tu bổ đúng kỹ thuật nên hầu hết rừng bị thoái hóa. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Đây là loài tre mọc nhanh, thân to, phổ biến và có đặc tính mọc thành quần thể lớn trên diện rộng nên có vai trò quan trọng nguyên liệu cho các nhà máy giấy và kinh tế địa phương. Ước tính khoảng 2,6-2,8 tấn vầu được 1 tấn bột giấy, giá bán 400 USD/tấn bột giấy, nên một năm 1ha vầu tự nhiên ổn định có thể thu 200 tấn/ha, nếu đem chế biến bột giấy có thể thu khoảng 20.000 USD, tương đương với 300 triệu đồng Việt Nam (tính lý thuyết). Vì vậy cây vầu cần được qui hoạch thành vùng ổn định. Cũng cần quản lý rừng vầu bằng các biện pháp kỹ thuật tốt để duy trì ổn định và lâu dài. Hiện nay các nghiên cứu về vầu đắng còn quá ít. Cần một số đề tài nghiên cứu về đặc tính sinh thái, sinh học và kỹ thuật gieo trồng, chế biến để nâng cao hiệu suất sử dụng và giá trị kinh tế của loài tre rất độc đáo này. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Quang Đê (2003). Tre trúc (gây trồng và sử dụng). Tr. 90-96. Nxb Nghệ An; 2. Nguyễn Danh Minh (2005). Báo cáo chuyên đề: Mô tả một số loài tre thường được lấy măng. Phú Thọ (Tài liệu chưa xuất bản); 3. Triệu văn Hùng (chủ biên) (2002). Vầu đắng. Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng. Tr.28-33. Cục Phát triển Lâm Nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội. 4. Academia Sinica (1996).Poales Flora Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus (1). Science Press (Trung văn).
nguon tai.lieu . vn